Trại Đức Lập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trại Đức Lập
Doanh trại Đức Lập, ngày 24 tháng 4 năm 1967
Tọa độ12°25′41″B 107°40′30″Đ / 12,428°B 107,675°Đ / 12.428; 107.675 (Duc Lap Camp)
LoạiCăn cứ quân sự
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1966
Sử dụng1966–72
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Trận Đức Lập
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuBiệt đội 5 Lực lượng Đặc biệt
Phi trường Đức Lập
Mã IATA
-
Mã ICAO
-
Thông tin chung
Vị trí{{{location}}}
Độ cao2.264 ft / 690 m
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
ft
3300 Đá sỏi

Trại Đức Lập (còn gọi là Doanh trại Lực lượng Đặc biệt Đức Lập hay Đồi 722) là một căn cứ quân sự cũ của Quân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội Hoa Kỳ nằm ở phía tây nam Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên. Đồi 722 ở độ cao 722m so với mặt biển, có diện tích khoảng 1 km², trên địa bàn thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc công kích của quân cộng sản vào trại Đức Lập, 24-25 tháng 8 năm 1968

Biệt đội 5 Lực lượng Đặc biệt A-239 (Thuộc Liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ)[2] lần đầu tiên thành lập căn cứ tại đây vào tháng 10 năm 1966. Căn cứ nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 67 km về phía Tây Nam và cách biên giới Campuchia 14 km.[3]

Vào tháng 8 năm 1968, căn cứ này được Lực lượng Đặc biệt, 3 thành viên của Biệt đoàn Đặc công Nghiên cứu Thông tin Vô tuyến 403, 11 thành viên của lực lượng đặc biệt Quân lực Việt Nam cộng hòa cùng hơn 600 lính Lực lượng Dân sự chiến đấu trú đóng (Lực lượng bán quân sự).[4]

Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 1968, Trung đoàn 95C Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào căn cứ này[5][6] nhưng đã bị đẩy lùi. Có 6 quân nhân Hoa Kỳ, 1 binh sĩ QLVNCH, 37 lính dân sự, 20 thường dân và hơn 303 quân Bắc Việt thiệt mạng trong vụ tấn công này.

Phi đoàn 20 Đặc công Hoa Kỳ từng dùng Đức Lập làm căn cứ tiền phương cho các cuộc hành quân vào Campuchia.[6]:506

Vào tháng 10 năm 1969, Bắc Việt mở cuộc tấn công lần thứ hai bao vây căn cứ Đức Lập và Trại Bu Prang. Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã phá vỡ thế bao vây này vào tháng 12 cùng năm.[5]:315–6

Tháng 12 năm 1970, căn cứ này do Tiểu đoàn 96 Biệt động quân Biên phòng (đơn vị cải tuyển) đồn trú. Năm 1973 Tiểu đoàn này cùng với Tiểu đoàn 72 Bđq Biên phòng, Đồn trú ở Tiền đồn Trang Phúc, Bandon Darlac và Tiểu đoàn 89 đồn trú ở Tiền đồn Buprang, Quảng Đức được cơ cấu trở thành Liên đoàn 21 Biệt động quân Biên phòng, có nhiệm vụ tiếp ứng và phản ứng nhanh dưới sự điều động của Bộ chỉ huy Bđq Quân khu 2 và Tư lệnh Quân đoàn II.

Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, căn cứ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành rừng.

Ngày 24/10/2012, căn cứ được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, theo Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Khắc Cường (22 tháng 8 năm 2013). “Đồi 722 - Đắk Sắk”. SGGP. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Stanton, Shelby (2003). Vietnam Order of Battle. Stackpole Books. tr. 246. ISBN 9780811700719.
  3. ^ Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 5–162. ISBN 978-1555716257.
  4. ^ Long, Lonnie (2013). Unlikely Warriors: The Army Security Agency's Secret War in Vietnam 1961–1973. iUniverse. tr. 235–6. ISBN 9781475990591.
  5. ^ a b Stanton, Shelby (2008). Special Forces at War: An Illustrated History, Southeast Asia 1957–1975. Zenith Press. tr. 244–7. ISBN 9780760334492.
  6. ^ a b Lindsey, Fred (2012). Secret Green Beret Commandos in Cambodia: A Memorial History of MACV-SOG's Command and Control Detachment South (CCS), and Its Air Partners, Republic of Vietnam, 1967–1972. Author House. tr. 189–90. ISBN 9781477273081.
  7. ^ daknonggeopark (19 tháng 12 năm 2019). “Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk”. daknonggeopark. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2020.