Giao tranh tại Longeau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trận Longeau)
Giao chiến tại Longeau
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ
Thời gian16 tháng 12 năm 1870 [1][2]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng, quân đội Pháp bị buộc phải triệt thoái về Langres với thiệt hại rất nặng nề.[4][5]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Pháp Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Karl August von Werder[6]
Vương quốc Phổ Tướng Von der Goltz[7]
Pháp Tướng Arbellot [8]
Pháp Thiếu tá Kock[5][9]  
Lực lượng
Vương quốc Phổ 1 lữ đoàn bộ binh,[10] (6.500 quân và 15 hỏa pháo) [5] 2.000 – 6.000 quân, 4 hỏa pháo [5][10]
Thương vong và tổn thất
20 quân thương vong (4 quân tử trận và 15 quân bị thương, 1 sĩ quan) 200 quân bị thương, 50 quân bị bắt, 2 hỏa pháo và 2 xe goòng chở đạn bị thu giữ [11][12]

Giao tranh tại Longeau[13] là một hoạt động quân sự trong chiến dịch nước Pháp của quân đội PhổĐức trong các năm 18701871,[10] đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1870,[4] tại Longeau, gần thành phố Dijon, nước Pháp[3]. Cuộc giao chiến đã kéo dài trong vòng ba tiếng đồng hồ,[14] và kết thúc với chiến thắng của Lữ đoàn Bộ binh Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Von der Goltz thuộc Quân đoàn XIV của Đức dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh August von Werder,[10] trước một lực lượng của quân đội Pháp đã được viên tướng Pháp là Arbellot phái từ pháo đài Langres đến Longeau.[4][15] Thất bại này đã mang lại cho người Pháp những thiệt hại đáng kể về nhân lực và khí giới.[14] Đây cũng là một trong những dịp duy nhất trong cuộc chiến tranhngười Đức tiếp cận đến tầm của các khẩu pháo ở thành trì hoặc các pháo đài bao quanh Langres.[5]

Sau khi hội quân với một quân đoàn của Đức do tướng Keller chỉ huy tại Dijon, tướng Karl August von Werder đã xuống lệnh cho tướng von der Goltz kéo một đạo quân nhỏ đến pháo đài Langres[7] về hướng bắc, để quan sát Langres.[4] Đạo quân của Von der Goltz gồm có hai trung đoàn kỵ binh và ba khẩu đội pháo[12]. Trong khi đó, vào buổi sáng ngày 16 tháng 12 năm 1870, 2.000 lính Pháp, với các lực lượng thuộc Tiểu đoàn Chiến tuyến số 50 do viên sĩ quan Kock chỉ huy và một số đại đội thuộc Tiểu đoàn Lâm thời số 56 do viên sĩ quan Regel chỉ huy, đã rời khỏi Langres đến Longeau. Họ được lệnh phải tiến chiếm Longeau để thám sát binh lực của đối phương. Nếu như quân đội Đức giành ưu thế, đội quân này của Pháp sẽ phải rút lui về Langres.[8] Và, khi đang tiến quân qua Thil-Châtel với hai đội hình hàng dọc, Lữ đoàn Phổ đã đụng độ với đối phương[16], vốn được bố phòng vững chắc ở gần Longeau – khu vực tọa lạc tại giao điểm của các con đường Gray và Dion.[4][14] Bị tập kích, quân đội Pháp đã chiến đấu dũng cảm,[5] tuy nhiên trong một cuộc giao tranh quyết liệt,[7] quân đội Phổ đã nhanh chóng đánh cho đối phương thảm bại.[5] Quân Pháp bị buộc phải rút chạy về pháo đài Langres,[14] với nhiều người bị bắt làm tù binh.[4] Các sĩ quan hàng đầu của đội quân Pháp trong trận Longeau đều bị giết ngay từ đầu trận giao chiến, trong đó có Thiếu tá Kock.[8] Regel cũng tử trận.[8]

Trận thua tại Longeau cũng chính là lần duy nhất mà quân đội Pháp với các lực lượng đáng kể từ ba binh chủng đánh thọc ra từ Langres.[2] Trong vòng mấy ngày sau chiến thắng này, Tướng Von der Goltz đã đánh đuổi các lực lượng Gardes-Mobiles đóng quân ở bên ngoài vào pháo đài, và chiếm giữ một vị trí đối diện với mạn bắc của pháo đài để phòng ngự đường sắt.[12] Trên thực tế, Langres chưa bao giờ thực sự rơi vào sự đe dọa của quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The American Annual Cyclopaedia and Register of Important Events of the Year..., Tập 10, trang 367
  2. ^ a b Colmar Goltz (Freiherr von der), The nation in arms , trang 343
  3. ^ a b Georges-Ernest-Jean-Marie Boulanger, L'invasion allemande, Tập 3, trang 2234
  4. ^ a b c d e f Wilhelm Rüstow, The war for the Rhine frontier, 1870: Its political and military history, Tập 1, trang 188
  5. ^ a b c d e f g h Joseph Mills Hanson, The Marne: historic and picturesque, trang 41
  6. ^ Johannes Baumgarten, Handbuch der französischen Sprache und Litteratur für Polytechniker: eine Sammlung gediegener und interessanter Abhandlungen und aufsätze aus der neuesten polytechnischen Litteratur Frankreichs nebst militärischen studien und Schilderungen von französischen darstellern des letzten Krieges. Mit Anmerkungen und Sacherklärungen..., trang 382
  7. ^ a b c "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  8. ^ a b c d Eugène Désiré Édouard Sergent, L'armée de l'Est: relation anecdotique de la campagne de 1870-71, d'après de nombreux témoignages oculailes et de nouveaux documents, Tập 2, trang 137
  9. ^ Thiếu tá Kock tử trận không phải do trúng đạn của quân Phổ, mà là của quân Pháp.
  10. ^ a b c d August Niemann, The French campaign, 1870-1871: Military description, trang 377
  11. ^ Các tài liệu ghi nhận khác nhau về thiệt hại của quân Phổ và quân Pháp
  12. ^ a b c "The Franco-German War of 1870—71" (viết bởi Thống chế Helmuth Von Moltke Lớn)
  13. ^ Dominique Auzias, Pascaline Ferlin, Jean-Paul Labourdette, Guide des lieux de mémoire: champs de bataille, cimetières militaires, musées, mémoriaux, trang 102
  14. ^ a b c d Edmund Ollier, Cassell's history of the war between France and Germany, 1870-1871, trang 69
  15. ^ Eugène Désiré Édouard Sergent, L'armée de l'Est: relation anecdotique de la campagne de 1870-71, d'après de nombreux témoignages oculaires et de nouveaux documents, Tập 2, trang 137
  16. ^ Julius von Pflugk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, trang 495

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Histoire de Langres, Dominique Guéniot-Imprimeur, Langres, 1988.
  • Commandant Rousset, Histoire générale de la guerre franco-allemande (1870-1871) Librairie Illustrée Paris
  • Abbé Dimey curé-doyen de Longeau, Journal
  • Longeau et Percey-le-Pautel au XIXe siècle, de Jacques François chez Dominique Guéniot-Imprimeur, Langres, 2006.