Trung niên
Trung niên (tiếng Anh: middle age), đôi khi còn gọi là trung tuổi hay đứng tuổi, là độ tuổi nằm trên thanh niên nhưng nằm dưới giai đoạn quá độ sang tuổi già.[1] Mặc dù giới hạn độ tuổi chính xác vẫn còn đang tranh cãi, nhưng hầu hết các nguồn thông tin đều đặt giai đoạn trung gian của thời kỳ trưởng thành là nằm trong độ tuổi từ 45-65.[2] Giai đoạn này trong cuộc đời được đánh dấu bởi sự thay đổi dần dần từng chút một về thể lý, nhận thức và xã hội đối với mỗi cá nhân khi con người ta dần lão hóa.
Tuổi trung niên
[sửa | sửa mã nguồn]Tuổi trung niên
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn thứ 7 Quãng thời gian này con người ta được gọi là 'trung niên' hay 'trung tuổi' và được định nghĩa là nằm trong độ tuổi từ 45 đến 65.[1][3][4][5][6][2][7][8] Nhiều thay đổi có thể diễn ra trong thời kỳ chuyển từ thanh niên sang giai đoạn này.[9][10] Cơ thể chậm chạp dần và độ tuổi trung niên có thể nhạy cảm với chế độ ăn uống, lạm dụng vật chất, tiền bạc của cải, căng thẳng mệt mỏi và cần nghỉ ngơi dưỡng sức. Các vấn đề sức khỏe kinh niên có thể trở thành gánh nặng cùng với sự ốm yếu, bệnh tật. Khoảng chừng 1cm chiều cao sẽ bị mất đi sau mỗi thập kỷ.[9] Những phản ứng về cảm xúc và sự hồi tưởng về quá khứ là khác nhau tùy theo mỗi người, ví dụ như: trải qua cảm giác ra đi, buồn chán hoặc nỗi mất mát thì khá là phổ biến trong độ tuổi này.[11]
Những người trong độ tuổi trung niên họ vẫn tiếp tục phát triển các mối quan hệ và thích nghi được với những chuyển biến trong các mối quan hệ. Những thay đổi này là vô cùng rõ ràng trong sự già hóa các mối quan hệ giữa những đứa trẻ đang lớn/đã lớn và các bậc phụ huynh đang dần có tuổi. Sự gắn bó với cộng đồng khá là điển hình ở trong độ tuổi này,[11] cũng như việc tiếp tục phát triển sự nghiệp.
Đặc điểm thể lý
[sửa | sửa mã nguồn]Người trung tuổi có thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt của việc lão hóa.[9] Quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn ở những người phụ nữ bị bệnh loãng xương.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “PsycNET - Option to Buy”.
- ^ a b “Dementia prevention, intervention, and care: 2020 report of the Lancet Commission”. The Lancet. ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Middle Age: definition of middle age in Oxford dictionary (tiếng Anh-Mỹ) (Hoa Kỳ)”. Oxforddictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Middle Age: definition of middle age in Oxford English Dictionary (subscription needed)”. oed.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. “About Age and Sex” [Về độ tuổi và giới tính]. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Definition of MIDDLE AGE” [Định nghĩa tuổi TRUNG NIÊN].
- ^ Middle age. CollinsDictionary.com. Collins English Dictionary – Complete & Unabridged Ấn bản thứ 11. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012.
- ^ Erik H. Erikson, Joan M. Erikson, The Life Cycle Completed: Extended Version (W. W. Norton, năm 1998),
- ^ a b c “Osteoporosis Tests and Diagnosis”.
- ^ Sandra Gordon-Salant; Robert D. Frisina; Richard R. Fay; Arthur Popper (ngày 3 tháng 5 năm 2010). The Aging Auditory System. Springer Science & Business Media. ISBN 9781441909947 – qua Google Sách.
- ^ a b Theodore Stern (2016). Massachusetts General Hospital comprehensive clinical psychiatry. Luân Đôn: Elsevier. ISBN 978-0-323-29507-9. Access provided by the University of Pittsburgh.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Barbara Bradley Haggerty (2016). Life Reimagined: The Science, Art, and Opportunity of Midlife. Riverhead Books. ISBN 978-1594631702.