Bước tới nội dung

Trận Puthukkudiyirippu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Puthukkudiyirippu
Một phần của Chiến dịch miền Bắc của Lục quân Sri Lanka 2008-2009 thuộc Nội chiến Sri Lanka
Thời gian2 - 5 tháng 4 năm 2009[1]
Địa điểm
Kết quả Quân Sri Lanka chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Chính phủ Sri Lanka tái chiếm cứ điểm Puthukkudiyirippu
Tham chiến
Quân đội Sri Lanka Những con Hổ giải phóng Tamil
Chỉ huy và lãnh đạo
Trung tướng Sarath Fonseka:
Lữ đoàn trưởng Shavendra Silva[2]
Thiếu tướng Kamal Gunaratne[3]
Đại tá G.V. Ravipriya[4]
Velupillai Prabhakaran:
Pottu Amman
Colonel Theepan
Colonel Bhanu[2]
Lực lượng
Lục quân Sri Lanka:
Sư đoàn 58
Sư đoàn 53
Đơn vị Tác chiến Đặc biệt 8[2]
?
Thương vong và tổn thất
420[1]

Trận Puthukkudiyirippu là một trận đánh trên bộ giữa Quân đội Sri Lanka, Sư đoàn 58, Sư đoàn 53Đơn vị Tác chiến Đặc biệt 8Những con Hổ giải phóng Tamil (Hổ Tamil) để giành quyền kiểm soát cứ điểm cuối cùng còn nằm dưới sự cai quản của Hổ Tamil. Trận đánh này là một phần của Mặt trận miền Bắc của Chiến tranh Eelam IV thuộc Nội chiến Sri Lanka.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù rằng đã có các trận đánh lớn trong cùng khu vực này từ mấy tuần trước đó, chính phủ loan tin họ sắp tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Hổ Tamil để chấm dứt cuộc nội chiến từ 25 năm đã khiến cho khoảng 70.000 người chết.

Bao vây phiến quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc tổng tấn công, các binh sĩ Sri Lanka bao vây một nhóm phiến quân Hổ Tamil trong một trận đánh dữ dội ở khu vực phía Bắc. Phiến quân Hồ Tamil, trước đây từng kiểm soát một khu vực rộng lớn ở phía Bắc và Đông đảo quốc này, đến tháng 3 năm 2009 thì bị đẩy vào một khu vực dọc theo bờ biển phía Đông Bắc rộng khoảng 21 cây số vuông.[5] Trong cuộc giao tranh, quân chính phủ bao vây một lực lượng phiến quân trong khu vực rộng chừng 1 cây số vuông. Một bản tin loan tải trên trang web của Bộ Quốc phòng cũng nói rằng họ cắt đứt đường tiếp tế cho phiến quân trong vùng Puthkkudiyirippu. Đến ngày 2 tháng 4, xác 13 phiến quân được tìm thấy ở vùng giao tranh. Các tin tức chiến trường không thể kiểm chứng vì các nhà báo độc lập không được vào vùng giao tranh.[6]

Vấn đề dân thường

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối tháng 3 năm 2009, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa nói rằng quân đội đang rất cẩn thận để không gây thiệt hại cho dân chúng còn đang bị kẹt trong khu vực giao tranh. Cho đến đầu tháng 4 năm 2009, có hàng chục ngàn người dân đang ở giữa hai lằn đạn. Phía quân đội chính phủ nói rằng Hổ Tamil bắt giữ họ để làm khiên đỡ đạn và Liên Hợp Quốc đã từng lên án việc Hổ Tamil bắn vào người dân bỏ chạy khỏi vùng họ kiểm soát. Có hơn 23.000 người thoát khỏi vùng giao tranh tháng 3 năm 2009 và phía chính phủ ước lượng rằng đến tháng 4 còn khoảng từ 30.000 đến 40.000 người còn kẹt lại.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ “Sri Lanka Security News”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ “Daily News - government owned newspaper”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
  5. ^ http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=newsarchive&sid=a1DPDdNhydls&refer=home
  6. ^ “Troops unshackle LTTE grip on Puthukkudiyirippu: Over 250 terrorists killed « Sinhale Hot News”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2009. Truy cập 20 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “Rantburg”. Truy cập 20 tháng 10 năm 2015.