Tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.[1][2][3][4]
Yếu tố cấu thành
[sửa | sửa mã nguồn]Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản: phương thức sản xuất vật chất, môi trường tự nhiên (hoàn cảnh địa lý), dân số và mật độ dân số. Trong các yếu tố cơ bản trên, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố giữ vai trò quyết định, bởi vì, đây là yếu tố tạo ra mọi của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại, phát triển của xã hội này.
Vai trò
[sửa | sửa mã nguồn]Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: tồn tại xã hội quyết định nội dung, bản chất, xu hướng vận động, phát triển của ý thức xã hội. Tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn gì ý thức xã hội cũng thay đổi theo với những mức độ và nhịp điệu khác nhau. Tồn tại xã hội còn phân chia giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.
Bài liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Từ điển Tiếng Việt. “tồn tại xã hội”. https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-t%E1%BB%93n%20t%E1%BA%A1i%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ “Giáo trình triết học. Nhà xuất bản Lý luận chính trị 2009” (PDF).
- ^ Nguyễn Ngọc Long- Nguyễn Hữu Vui. “Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin. Bộ Giáo dục và Đào tạo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ PGS. TS Đoàn Quang Thọ. “Giáo trình Triết học. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Hà Nội năm 2007” (PDF). Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.