Vô môn quan
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Vô môn quan (zh. wúmén-goān/ wu-men-kuan 無門關, ja. mumonkan), nghĩa là "ải không cửa vào", là tên của một tập công án do Thiền sư Vô Môn Huệ Khai biên soạn. Cùng với Bích nham lục, đây là hai tập công án lừng danh nhất của Thiền tông. Vô môn quan ghi lại 48 công án, mỗi công án được bổ sung thêm một lời bình và một bài kệ. Những bài kệ tụng trong đây là những kiệt tác của văn chương Phật giáo tại Trung Quốc.
Vô môn quan ra đời khoảng một thế kỉ sau Bích nham lục. Cấu trúc của tập này đơn giản hơn nhiều so với Bích nham lục, và sự việc này chứng tỏ là sư Huệ Khai chú trọng đến việc sử dụng những tắc công án trong đây làm phương tiện thực hành, tu tập. Sư xem nó là những "viên gạch gõ cửa tâm" của các thiền sinh và viết như sau trong lời tựa:
- "Phật dạy tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa pháp. Đã không cửa, thì sao qua? Há chẳng nghe 'từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà, nhờ duyên mà thành đạt tất phải có thành hoại.' Nói như vậy thật chẳng khác chi khi không dậy sóng, thịt da đang lành đem ra mổ mụt. Huống chi chấp vào văn tự để tìm mong lý giải, vác gậy quơ trăng, gãi ngứa ngoài giày, có dính líu gì đến sự thật đâu!...
Trong bài kệ đầu, lời tựa của tác phẩm, Huệ Khai viết như sau (Trần Tuấn Mẫn dịch):
|
|
|
Mỗi công án bao gồm ba phần:
- Công án, nói về một sự kiện, lời nói, dạy của các vị Tổ;
- Lời bình của sư Huệ Khai
- Kệ tụng.
Tắc công án thứ 12 sau đây sẽ nêu rõ cấu trúc này (Chân Nguyên dịch Hán-Việt).
Thuỵ Nham Sư Ngạn gọi ông chủ
[sửa | sửa mã nguồn]Tắc công án
[sửa | sửa mã nguồn]Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn (zh. 瑞巖師彥, ja. zuigan shigen) mỗi ngày tự gọi:
- "Ông chủ!"
Rồi tự trả lời:
- "Dạ."
Lại nói:
- "Tỉnh táo nhé!"
- "Dạ!"
- "Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!"
- "Dạ, dạ!"
Lời bình của Huệ Khai
[sửa | sửa mã nguồn]Ông già Thuỵ Nham tự biên tự diễn, bày vẻ ra nhiều đầu thần mặt quỷ. Vì sao lại một ông gọi, một ông đáp, một ông tỉnh, một ông không bị người gạt? Biết ra rồi thì thật là chẳng phải. Nếu bắt chước ông ta thì đó cũng là kiến giải của loài chồn hoang.
Kệ tụng
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|
Mặc dù nguồn tài liệu của những tập công án danh tiếng đều như nhau nhưng trong tập Vô môn quan, người ta có thể thấy một dấu ấn đặc biệt của sư Vô Môn Huệ Khai, những nét đặc sắc, thật dụng chỉ có ở riêng đây và có lẽ vì thế Vô môn quan được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi đến ngày nay.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Vô Môn Quan 無門關, Taishō Tripitaka Vol. 48, No. 2005 (294b18-294b27)
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
- Trần Tuấn Mẫn (dịch & chú): Vô Môn Quan. NHX Thành phố Hồ Chí Minh 1995.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |