Bước tới nội dung

Vải Trung Quốc 3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vải Trung Quốc 3
ChiLitchi
LoàiLitchi chinensis
Giống cây trồngTrung Quốc-3 (China-3)
Nguồn gốc xuất xứTrung Quốc[1]

Vải Trung Quốc 3 (tiếng Anh: China 3; tiếng Bengali: চায়না ৩ লিচু) là một giống của vải, thuộc chi Nepheleae của họ Sapindaceae. Giống này là một trong những giống cây được trồng tươi tốt nhất ở vùng Bengal phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ.[2][3] Cây có chiều cao khoảng từ 5 đến 6 m, lá tương đối nhỏ hơn. Việc ra quả là thường xuyên nếu được quản lý và chăm sóc thích hợp, nếu không chúng có thói quen ra quả không thường xuyên. Trung Quốc 3 cũng được phát hiện là sinh trưởng một cách tươi tốt ở nhiều khu vực khác, ngoại trừ những nơi bắt đầu có mưa sớm.

Đây là một giống quả muộn và quả chín vào tuần cuối cùng của Tháng Sáu. Năng suất trung bình là 124 kg một cây. Quả tròn, quả to có màu da đỏ cam hấp dẫn. Cùi quả có màu trắng kem, mềm và ngon ngọt.[1]

Trung Quốc 3[4][5] là một giống vải thiều. Đây là giống quả chín muộn và thời gian quả chín vào tuần cuối Tháng 6. Năng suất trung bình mỗi cây là 124 kg. Tuy nhiên, chúng vẫn thường hay không ra quả. Kích thước quả của Trung Quốc-3 lớn hơn giống vải khác với màu vỏ trông hấp dẫn. Quả có dạng hình cầu, có thành phần màu sắc gồm màu đỏ, cam và xanh lục. Khối lượng trung bình của mỗi quả là 25 gram. Cùi quả có màu trắng kem, mềm và mọng nước. TSS 18%, hạt nhỏ, tỷ lệ cùi-hạt 15:1.[6]

Việc trồng cây có thể được thực hiện sau mùa mưa, tức là từ tháng 8 đến tháng 9, nhưng cần phải tưới nước thường xuyên sẽ tốt hơn cho vườn cây ăn trái. Ở những vườn vải trồng lâu năm, cây được trồng cách nhau 10–12 m theo cả hai cách, tức là khoảng cách theo hàng và giữa các cây trong cùng một hàng.[7] Khoảng cách trồng 10 m là thích hợp ở những nơi đất có nhiều mùn, màu mỡ và cần thiết khi cây cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu chúng được trồng. Ở các khu vực khác, khoảng cách 7–8 m được xem là vừa đủ. Hiện nay việc trồng vườn cây với mật độ cao cũng đã bắt đầu. Trong trường hợp trồng mật độ cao, khoảng cách trồng là 4 m x 4 m.[6]

Thu hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Chất lượng quả của Trung Quốc-3 là tốt nhất trong số các giống vải hiện có trên lục địa, với phần lớn có vị chát và tỷ lệ cùi quả thấp. Giống vải BARI Lichu-3 được trồng gần đây giống với China-3 về kích thước, hình dạng, chất lượng và hương vị, nhưng vẫn chưa được phân phối cho nông dân. Sản lượng vải thiều Trung Quốc-3 ở Bangladesh, Đông Ấn Độ và Đông Bắc Ấn Độ đang tăng lên, tất nhiên, năng suất vải thiều trung bình vẫn còn thấp và nó có thể được tăng lên đáng kể.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b চায়না-৩ লিচুর বৈশিষ্ট্য [Đặc điểm của China-3]. dinajpur.gov.bd (bằng tiếng Bengal). Dinajpur District, Bangladesh. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ Kumar, Manoj; Kumar, Vivek; Prasad, Ram; KumarVarma, Ajit (27 tháng 3 năm 2017). The Lychee Biotechnology. India: Springer. tr. 143. ISBN 9789811036446. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ Kumar, Manoj; Kumar, Vivek; Bhalla-Sarin, Neera; KumarVarma, Ajit (29 tháng 5 năm 2017). Lychee Disease Management. India: Springer. tr. 205. ISBN 9789811042478. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ Hossain, Tanvir (15 tháng 6 năm 2015). China 3 lychee (MP4). Bogra District, Bangladesh: YouTube. 3.32 phút. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ চায়না ৩ [China 3]. Jeeon (bằng tiếng Bengal). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ a b c Siddiqui, S. B. M. Abu Baker (29 tháng 8 năm 2002). “Lychee Production in Bangladesh”. National Project Director, Integrated Horticulture and Nutrition Development Project (BGD/97/041). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc. Dhaka, Bangladesh: Regional office for Asia and the pacific, Bangkok, Thailand. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ উন্নত জাতের লিচু চাষ [Các giống cải tiến của vải trồng]. National Infokosh (bằng tiếng Bengal). 17 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]