Vụ sát hại Harambe

Vụ sát hại Harambe
Bảng tưởng niệm Harambe tại vườn thú Cincinnati
Thời điểm28 tháng 5 năm 2016; 7 năm trước (2016-05-28)
Giờ4:00 giờ chiều theo giờ miền Đông
Địa điểmVườn thú và bách thảo Cincinnati, Hoa Kỳ
Tọa độ39°08′41″B 84°30′36″T / 39,144684°B 84,510079°T / 39.144684; -84.510079
Nguyên nhânsát hại bằng súng

Harambe là một con khỉ độtVườn thú và bách thảo Cincinnati. Vào ngày 28 tháng 5 năm 2016, một cậu bé khoảng 3 tuổi tên Isaiah[1] trèo vào chuồng khỉ đột ở sở thú và bị Harambe 17 năm tuổi tóm và kéo đi. Lo sợ cho tính mạng của cậu bé, một nhân viên sở thú đã bắn chết Harambe. Sự việc này đã được ghi lại trên video và được lan truyền lên các dịch vụ tin tức trên khắp thế giới. Đã có rất nhiều tranh cãi về quyết định sát hại Harambe.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Những hình ảnh của sự việc này được ghi lại bằng điện thoại của một khách tham quan vườn thú. Trong đoạn video, Harambe dường như như đã tìm cách giúp đỡ Isaiah. Cá thể này nâng cậu bé dậy và kéo quần lên cho cậu. Tuy nhiên, khi đám đông la hét ngày càng to, Harambe đã quăng cậu bé vào góc hào nước trước khi đứng chắn trước mặt cậu.[2] Những nhân chứng cho biết con khỉ không tỏ ra hung dữ đối với cậu bé.[1] Tiếng kêu của đám đông được cho là nguyên nhân khiến Harambe bị kích động và nắm lấy chân, lôi Isaiah qua vùng nước và ra khỏi hào về chỗ ở của mình. Chỉ vài giây sau, Harambe bị bắn chết.[2]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhà linh trưởng họcnhà bảo tồn nói rằng vườn thú không có lựa chọn nào khác trong hoàn cảnh này và "họ đã làm điều đúng đắn". Harambe bị sát hại chỉ ngay 1 ngày sau sinh nhật lần thứ 17 của mình. Cậu bé trong sự việc được chẩn đoán chấn thương và được đưa đến bệnh viện nhi, sau đó được kết luận rằng vết thương của cậu không nguy hiểm đến tính mạng.[3]

Mẹ của cậu bé cũng trở thành nạn nhân của những vụ quấy rối trên mạng và phương tiện truyền thông.[4] Vào ngày 6 tháng 6 năm 2016, công tố viên bang Ohio cho biết người mẹ sẽ không phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc nào về hành vi sai trái.[5] Vườn thú từng được điều tra bởi USDAHiệp hội Vườn thú và Thủy cung (AZA), nơi đặt ra các tiêu chuẩn cho vườn thú.[6]

Các chuyên gia về động vật linh trưởng như Jack Hanna[7]Jane Goodall đã lên tiếng bảo vệ hành động sát hại Harambe của sở thú.[8] Tiến sĩ Emily Bethell, chuyên gia về khỉ kiêm giảng viên môn Hành vi của loài linh trưởng ở Đại học Liverpool John Moores đưa ra kết luận rằng ngôn ngữ cơ thể của con khỉ đột chỉ ra cá thể này không có ý định gây nguy hiểm cho Isaiah.[1] Tác giả Amy Joyce – biên tập viên mục “Làm cha mẹ” của tờ Washington Post đã đưa ra một quan điểm khác về sự việc và có hàm ý cho rằng người mẹ cũng là nạn nhân trong sự việc.[9]

Harambe[sửa | sửa mã nguồn]

Harambe, một loài khỉ đột vùng đất thấp phía Tây được sinh ra tại Vườn thú Gladys PorterBrownsville, Texas, vào ngày 27 tháng 5 năm 1999. Cá thể này được đặt tên bởi Dan Van Coppenolle, một tham vấn viên địa phương. Ông được đặt tên Harambe vì đã giành chiến thắng trong cuộc thi đặt tên do sở thú tài trợ.[10] Ông nghĩ ra cái tên này sau khi nghe bài hát "Harambe (Cùng nhau làm việc vì Tự do)" năm 1988 của Rita Marley, góa phụ của ca sĩ Bob Marley. Năm 2002, mẹ của Harambe là khỉ đột Kayla chết do ngạt khí cùng với cá thể con một tuổi Makoko tại vườn thú Gladys Porter ở Brownsville, Texas.[1]

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số meme trên internet đã được tạo ra và có sự khuyến khích mọi người dừng lại.[11]Úc, công chúng nói đã đùa giỡn về việc ủng hộ thi thể của Harambe vào trong cuộc bầu cử liên bang với tư cách là ứng cử viên không có tên trong danh sách bầu cử.[12] Công ty Public Policy Polling đã đưa Harambe vào cuộc bỏ phiếu của họ cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Kết quả, Harambe nhận được 5% ủng hộ vào cuối tháng 7 năm 2016 (vượt qua ứng cử viên Đảng Xanh Hoa Kỳ Jill Stein) và đạt 2% vào tháng 8 năm 2016 (đồng hạng với Stein).[13][14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Phương Hoa (2 tháng 6 năm 2016). “Quá khứ đau buồn của chú khỉ đột bị vườn thú Mỹ bắn chết”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b My Nguyễn (1 tháng 6 năm 2016). “[Video] Hình ảnh con khỉ đột trước khi bị bắn chết ở vườn thú”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “3-Year-Old Who Fell Into Cincinnati Zoo's Gorilla Enclosure Expected to Recover”. ABC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ Chai, Carmen. “Harambe's death: Is the parent-shaming over gorilla's death going overboard?”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ CNN, Madison Park and Holly Yan. “Gorilla killing: 3-year-old boy's mother won't be charged”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Jane Goodall (19 tháng 6 năm 2016). “Jane Goodall, Azzedine Downes together offer thoughts on tragic Harambe killing”. International Fund for Animal Welfare. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  7. ^ “Jack Hanna defends Cincinnati Zoo's decision to kill gorilla”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ Melissa Chan (20 tháng 6 năm 2016). “Jane Goodall Says Zoo Was Right to Kill Harambe the Gorilla”. Time. Yahoo! News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  9. ^ Joyce, Amy (24 tháng 10 năm 2021). “Remember that time you were a perfect parent every minute?”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Bigfoot Journeys (27 tháng 1 năm 2014). “Announcing the name of a baby lowland gorilla, "Harambe". Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024 – qua YouTube.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ “Stop talking about Harambe, our dead gorilla, zoo pleads”. The Independent (bằng tiếng Anh). 23 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ Hunt, Elle (2 tháng 7 năm 2016). “Vote for Harambe: Australian election gives second life to Cincinnati zoo gorilla”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ Firozi, Paulina (17 tháng 8 năm 2016). “Poll: Jill Stein tied with Harambe, trailing Deez Nutz in Texas”. The Hill. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ Silverstein, Jason (31 tháng 7 năm 2016). “Harambe the dead gorilla would fare well as independent presidential candidate, poll says”. Daily News. New York. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024.