Sò mồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vasticardium flavum)

Sò mồng
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Phân lớp: Heterodonta
Bộ: Cardiida
Họ: Cardiidae
Chi: Vasticardium
Loài:
V. flavum
Danh pháp hai phần
Vasticardium flavum
Linnaeus, 1758
Các đồng nghĩa
  • Laevicardium flavum (Linnaeus, 1758)
  • Cardium flavum Linnaeus, 1758
  • Trachycardium flavum (Linnaeus, 1758)
  • Vasticardium flavum flavum (Linnaeus, 1758)
  • Cardium fucatum Spengler, 1799
  • Cardium gratiosum Deshayes, 1855
  • Cardium tumidum Deshayes, 1855
  • Acrosterigma flavum (Linnaeus, 1758)
  • Acrosterigma flavum flavum (Linnaeus, 1758)
Sò dương

Sò mồng hay sò dương (Danh pháp khoa học: Vasticardium flavum)[1] là một động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong họ Cardiidae, chúng là một loại sò mang tên ngộ nghĩnh, hài hước nhưng ăn ngon.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sò mồng có dạng như sò huyết, chỉ khác vỏ nhẵn, mỏng có màu nâu hồng, trung bình mỗi con to bằng khu chén. Đặc điểm của con sò mồng là thịt nhiều, có màu trắng hồng, dai chắc, vị thơm ngon ngọt. Hình dạng phần thịt sò vo tròn, không có chứa chất bẩn như các loại ốc, vẹm, điệp mà chỉ có thịt.

Khai thác[sửa | sửa mã nguồn]

Sò mồng được ngư dân khai thác bằng cách lặn bắt dưới mặt đầm. Sau khi bắt được, con sò được ngâm trong nước mặn vài giờ để cho các chất nhầy, rong bùn nhả ra hết rồi có thể chế biến thành món. Với món nướng, gắp từng con sò bỏ lên lò than, bắt lửa, con sò co lại rồi tự động há nắp để lộ phần thịt. Nếu ăn sò phi hành, cũng làm đủ công đoạn như sò nướng nhưng đến lúc con sò vừa há nắp thì dùng dầu với hành đã phi sẵn với ít đậu phộng rang giã nhỏ chế lên trên phần thịt của con sò, món sò hấp sả là gọn và nhanh.

Chế biến[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là loại sò có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp trên các vùng biển Việt Nam. Sò dương có hình dáng lớn, con trưởng thành có thể bằng nắm tay người lớn. Thịt sò dai giòn, đậm, có vị ngọt nên được nhiều người ưa thích. Sò dương/Sò mồng hay sò dương thường được chế biến bằng nhiều cách như nướng, hấp, nấu cháo. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là sò dương nướng mỡ hành[2][cần dẫn nguồn][3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kỹ thuật nuôi sò dương (sò mòng) thương phẩm”. Cổng thông tin điện tử thành phố Cam Ranh. Truy cập 30 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “năm món sò ngon khó cưỡng - VnExpress Du lịch”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 21 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ 24h.com.vn (21 tháng 5 năm 2012). “Sò dương nướng mỡ hành thơm nức mũi”. 24h.com.vn. Truy cập 21 tháng 8 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]