Bước tới nội dung

Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế công cụ Tikhomirov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế công cụ Tikhomirov
Tên bản ngữ
Научно-исследовательский институт приборостроения имени В. В. Тихомирова
Loại hình
Công ty cổ phần
Ngành nghềVô tuyến điện tử
Thành lập1955; 69 năm trước (1955)
Trụ sở chínhZhukovsky, Nga
Khu vực hoạt độngChâu Âu và Châu Á
Sản phẩmRadar, đầu dò Radar, Hệ thống kiểm soát vũ khí máy bay và ăng ten mảng pha, Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, Hệ thống điều khiển radar, Tên lửa
Chủ sở hữuLiên Bang Nga
Công ty mẹAlmaz-Antey
Websitewww.niip.ru (tiếng Nga)
NIIP headquarters facade

Công ty cổ phần nghiên cứu và thiết kế radar mang tên V.V. Tikhomirov (tiếng Nga: ОАО «Научно-исследовательский институт приборостроения имени В.В.Тихомирова», tiếng Nga: НИИП, NIIP) là một trong những nhà phát triển và sản xuất radar, hệ thống điều khiển vũ khí cho máy bay chiến đấu, và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung của Nga.

Lịch sử ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Viện thiết kế được thành lập vào ngày 1/3/1955 với tư cách là một phân hiệu của Viện NII-17 Moskva, theo quyết định của Bộ Hàng không, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (Resolution No. 2436-1005, 18 tháng 9 năm 1954). Tháng 2 năm 1956, phân hiệu NII-17 được tổ chức lại trở thành một cơ quan nghiên cứu độc lập có tên gọi Scientific Research Institute for Instrumentation-Viện nghiên cứu và thiết kế công cụ, hay là NIIP. Năm 1994 viện nghiên cứu được đặt theo tên của giám đốc đầu tiên của Viện là Viktor Tikhomirov.[1]

Các sản phẩm do Viện nghiên cứu phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống radar điều khiển[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống tên lửa phòng không 2P25 Kub
  • 2K12 Kub với tên lửa phòng không 3M9, 1958-1967 (phiên bản xuất khẩu Kvadrat) - tên gọi của NATO là SA-6 "Gainful"
  • Các phiên bản tên lửa phòng không Kub-M1 đến Kub-M4.
  • Hệ thống tên lửa phòng không Buk 9К37 cùng tên lửa phòng không 9M38 missile - tên gọi của NATO: SA-11 "Gadfly"
  • Hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp 9К37М1 Buk-M1 với tên lửa nâng cấp 9M38M1
  • Hệ thống tên lửa phòng không Ural (dự án không được hoàn thiện, mới chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo) - tên gọi của NATO: SA-17 "Grizzly"
  • 9К317 Buk-M2 với tên lửa 9M317.
  • 9К37M1-2 Buk-M1-2 (Phiên bản cải tiến của Buk-M1 để sử dụng tên lửa của hệ thống Buk-M2)
  • 9К317E Buk-M2E, phiên bản xuất khẩu của Buk-M2
  • 9К317M Buk-M3
  • ABM-1 Galosh

Hệ thống radar điều khiển vũ khí trên máy bay chiến đấu[sửa | sửa mã nguồn]

MiG-31 'Foxhound' với radar Zaslon
  • MiG-31 lần đầu tiên giới thiệu radar mảng pha quét điện tử năm 1981.
  • SUV-27 (tiếng Nga: СУВ-27) AWCS trang bị trên Su-27MiG-29, Su-30, Su-33, Su-35 cùng các biến thể của chúng (việc phát triển được bắt đầu từ năm 1978)
  • RLSU-27 (tiếng Nga: РЛСУ-27) AWCS sử dụng trên Su-27M là loại radar xử lý tín hiệu kỹ thuật số xác định vị trí dựa trên ăng ten khe (phát triển vào năm 1982)
  • Radar xác định vị trí mục tiêu Osa - tiếng Nga: РЛПК «Оса») - AWCS trang bị trên các máy bay phản lực hạng nhẹ như MiG-21, MiG-29, MiG-AT

Ăng ten mảng pha[sửa | sửa mã nguồn]

  • Radar mảng pha thụ động với quét sóng điện tử Pero
  • Radar mảng pha quét điện tử thụ động thế hệ mới Bars, Irbis, Byelka.
  • Ăng ten mảng pha chủ động băng tần X Epolet-A, đang thử nghiệm

Đầu dò radar[sửa | sửa mã nguồn]

Các mặt hàng dân sự[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ thống kiểm soát tự động, hệ thống an toàn giao thông, hệ thống điều khiển cho tàu điện ngầm và xe
  • Delta-Geon
  • Các thiết bị định vị
  • Thiết bị phát hiện các thành phần chất nổ trong va li (RDX, HMX).
  • Sonar quét hai bên HYDRA

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách viện trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà nghiên cứu chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “История АО "НИИП имени В.В. Тихомирова" [History of the JSC "NIIP named after V. V. Tikhomirov"]. NIIP (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.

Link ngoài[sửa | sửa mã nguồn]