Bước tới nội dung

Văn học Ba Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Văn học Ba Lan
Trang nhan đề của ấn bản cuốn Ngài Tadeusz năm 1834 của Adam Mickiewicz, nhà thơ nổi tiếng trong bộ ba nhà thơ lãng mạn của Ba Lan

Văn học Ba Lan là truyền thống văn học của đất nước Ba Lan. Hầu hết nền văn học Ba Lan được viết bằng tiếng Ba Lan, dù các ngôn ngữ khác sử dụng ở Ba Lan trong nhiều thế kỉ cũng góp phần vào truyền thống văn học Ba Lan, chẳng hạn như Latin, Yiddish, tiếng Litva, tiếng Ukraina, tiếng Belarus, tiếng ĐứcEsperanto. Theo Czesław Miłosz, trong nhiều thế kỉ nền văn học Ba Lan chú trọng nhiều hơn vào kịch và thơ tự sự hơn là tiểu thuyết (loại hình chiếm đa số ở các nước nói tiếng Anh). Nguyên do rất đa dạng nhưng chủ yếu nằm ở hoàn cảnh lịch sử dân tộc của đất nước. Các nhà văn Ba Lan thường có nhiều lựa chọn uyên thâm hơn để làm động cơ chắp bút, trong đó có những trận "đại hồng thủy" bạo lực đặc biệt đã quét qua Ba Lan (giống như giao lộ của châu Âu), đồng thời, những điều phi lý trong tập thể người dân Ba Lan đòi hỏi một phản ứng tương xứng đến từ cộng đồng viết lách ở bất kì hoàn cảnh nào.[1][2]

Thời kỳ khai sáng ở Ba Lan bắt đầu ở giai đoạn thập niên 1730–40 và đạt đỉnh vào nửa sau của thế kỉ 18. Một trong số các học giả hàng đầu của thời kỳ khai sáng Ba Lan là Ignacy Krasicki (1735–1801) và Jan Potocki (1761–1815). Chủ nghĩa lãng mạn ở Ba Lan không giống như chủ nghĩa lãng mạn ở những nơi khác tại châu Âu, chủ yếu là phong trào giành độc lập đối đầu với sự xâm lăng của ngoại bang. Những nhà văn lãng mạn thế hệ đầu của Ba Lan chịu ảnh hưởng nặng từ chủ nghĩa lãng mạng của châu Âu. Các cây viết đáng chú ý gồm có Adam Mickiewicz, Seweryn Goszczyński, Tomasz ZanMaurycy Mochnacki. Ở giai đoạn thứ hai, nhiều nhà văn lãng mạn của Ba Lan đã ra nước ngoài công tác. Những nhà thơ giàu ảnh hưởng gồm có Adam Mickiewicz, Juliusz SłowackiZygmunt Krasiński.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Tháng Giêng thất bại, thời kỳ mới của chủ nghĩa thực chứng Ba Lan bắt đầu ủng hộ chủ nghĩa hoài nghi và ứng dụng lý trí. Thời kỳ chủ nghĩa hiện đại, được biết tới là phong trào của người Ba Lan trẻ trong nghệ thuật thị giác, văn học và âm nhạc, đã ra đời vào khoảng năm 1890, và khép lại cùng sự kiện Ba Lan giành được quyền độc lập (1918). Các học giả nổi bật gồm Kazimierz Przerwa-Tetmajer, Stanisław PrzybyszewskiJan Kasprowicz. Kỷ nguyên tân lãng mạn được đánh dấu bởi các tác phẩm của Stefan Żeromski, Władysław Reymont, Gabriela ZapolskaStanisław Wyspiański. Năm 1905, Henryk Sienkiewicz nhận Giải Nobel Văn học cho tác phẩm Quo Vadis truyền cảm hứng cho một niềm hy vọng mới. Nền văn học của Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan (1918–1939) diễn ra một giai đoạn ngắn, mặc dù đây là thời điểm đặc biệt sôi nổi trong ý thực hệ văn học Ba Lan. Thực tế chính trị-xã hội đã thay đổi hoàn toàn sau khi Ba Lan giành lại độc lập. Các nhà văn avant-garde mới gồm có Julian Tuwim, Stanisław Ignacy Witkiewicz, Witold Gombrowicz, Czesław Miłosz, Maria DąbrowskaZofia Nałkowska.

1956–nay

[sửa | sửa mã nguồn]
 

Những nhân vật đoạt giải Nobel

[sửa | sửa mã nguồn]
Henryk Sienkiewicz
(1846–1916)
Władysław Reymont
(1865–1925)
Isaac Bashevis Singer
(1902–91)
Czesław Miłosz
(1911–2004)
Wisława Szymborska
(1923–2012)
Olga Tokarczuk
(sinh 1962)
Tập tin:Czesław Miłosz 2011(Lt, detail).jpg

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Czesław Miłosz, The History of Polish Literature. Google Books preview. Đại học báo chí California, Berkeley, 1983. ISBN 0-520-04477-0. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ "Experience Poland: Polish culture" Lưu trữ 2014-05-23 tại Wayback Machine, "Polska" official promotional website of the Republic of Poland. Ministry of Foreign Affairs, 2008–2011.

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Czesław Miłosz, The History of Polish Literature, 2nd edition, Berkeley, University of California Press, 1983, ISBN 0-520-04477-0.
  • Being Poland. A New History of Polish Literature and Culture Since 1918, ed. by Tamara Trojanowska, Joanna Niżyńska, and Przemysław Czapliński, Toronto: University of Toronto Press, 2018, ISBN 9781442650183.
  • Dariusz Skórczewski, Polish Literature and National Identity: A Postcolonial Perspective, translated by Agnieszka Polakowska, University of Rochester Press – Boydell & Brewer, 2020, ISBN 9781580469784 (Rochester Studies in East and Central Europe).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]