Wakizashi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một Daito (trên) và wakizashi (dưới) ở dạng các cặp daishō, thể hiện sự khác nhau về kích cỡ.

Wakizashi (Kanji: 脇差 (hiếp sai)/ Hiragana: わきざし?), nghĩa là "[gươm] đeo vào hông",[1] là loại guơm truyền thống của Nhật Bản (nihontō, 日本刀, にほんとう)[2][3] được dùng bởi tầng lớp samurai thời kì phong kiến.

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Wakizashi có lưỡi dài khoảng 30 đến 60 cm[4], những thanh wakizashi có độ dài gần bằng katana được gọi là o-wakizashi và thanh có độ dài gần với "tantō" được gọi là ko-wakizashi. Wakizashi được đeo cùng với katana là một dấu hiệu chính thức cho thấy người đeo nó là một samurai hoặc một kiếm sĩ thời kì phong kiến Nhật Bản. Khi được đeo cùng nhau chúng được gọi là daishō, nghĩa là cặp to-lớn (đại-tiểu).[5] Katana là thanh lớn, dài và Wakizashi là thanh đi kèm của nó.[6][7] Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho katana nhưng không phải chỉ là một phiên bản nhỏ của katana, chúng có thể được rèn đúc khác nhau và có mục đích, cách phối hợp khác nhau.[8]

Lịch sử và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Wakizashi được dùng vào khoảng thế kỉ 15[9] hoặc 16[10]. Wakizashi được dùng như một thanh kiếm để đỡ hoặc hỗ trợ;[1] nó cũng được sử dụng trong cận chiến, để chặt đầu địch thủ bại trận[11] và đôi khi để thực hiện seppuku.[12] Wakizashi là một trong số nhiều loại kiếm ngắn được samurai sử dụng, bao gồm yoroi tōshi, chisa-katanatantō. Ban đầu, khái niệm wakizashi không được sử dụng để xác định loại kiếm có một chiều dài phần lưỡi cụ thể nào cả[13] và chỉ là một từ rút gọn của "wakizashi no katana" (kiếm đeo bên hông); khái niệm này được sử dụng cho kiếm với mọi kích cỡ.[14] Mãi cho đến năm 1638 trong thời Edo, khi những người cai trị Nhật Bản cố gắng chỉnh đốn lại các loại kiếm và những nhóm xã hội nào được phép mang chúng, thì độ dài của katana và wakizashi mới được chính thức xác lập.[15]

Trong quyển "Kiếm Nhật", Kanzan Satō viết rằng có vẻ như không có yêu cầu đặc biệt nào cho wakizashi và cho rằng wakizashi có thể đã phổ biến hơn tantō vì chúng thích hợp để chiến đấu trong nhà hơn. Ông cũng đề cập đến phong tục để katana lại ở ngoài cửa khi đi vào lâu đài hoặc cung điện trong khi vẫn được mang wakizashi vào trong.[16] Trong khi chỉ có tầng lớp samurai mới được phép mang katana, wakizashi với chiều dài hợp pháp (ko-wakizashi) có thể được mang bởi tầng lớp chonin bao gồm cả các thương nhân. Đây là một điều khá phổ biến khi đi lại để phòng trộm cướp. Wakizashi thường được đeo bên hông trái. được giữ bởi khăn buộc hông (uwa-obi hay himo).[17]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ogyû Sorai's Discourse on government (Seidan): an annotated translation, Sorai Ogyū, Otto Harrassowitz Verlag, 1999 P.105
  2. ^ The Development of Controversies: From the Early Modern Period to Online Discussion Forums, Volume 91 of Linguistic Insights. Studies in Language and Communication, Author Manouchehr Moshtagh Khorasani, Publisher Peter Lang, 2008, ISBN 3-03911-711-4, ISBN 978-3-03911-711-6 P.150
  3. ^ The Complete Idiot's Guide to World Mythology, Complete Idiot's Guides, Authors Evans Lansing Smith, Nathan Robert Brown, Publisher Penguin, 2008, ISBN 1-59257-764-4, ISBN 978-1-59257-764-4 P.144
  4. ^ The connoisseur's book of Japanese swords, Kōkan Nagayama, Kodansha International, 1998 P.48
  5. ^ The Japanese sword, Kanzan Satō, Kodansha International, 1983 p.68
  6. ^ Mol, Serge (2003). Classical weaponry of Japan: special weapons and tactics of the martial arts. Kodansha International. tr. 18–24. ISBN 4-7700-2941-1.
  7. ^ Ratti, Oscar; Westbrook, Adele (1973). Secrets of the samurai: a survey of the martial arts of feudal Japan. Tuttle Publishing. tr. 258. ISBN 0-8048-1684-0.
  8. ^ Samurai: The Code of the Warrior, Thomas Louis, Tommy Ito, Sterling Publishing Company, Inc., 2008 P.138
  9. ^ Samurai: The Weapons and Spirit of the Japanese Warrior, Clive Sinclaire, Globe Pequot, 2004 P.87[liên kết hỏng]
  10. ^ Samurai: The Code of the Warrior, Thomas Louis, Tommy Ito, Sterling Publishing Company, Inc., 2008 P138
  11. ^ The encyclopedia of nineteenth-century land warfare: an illustrated world view, Byron Farwell, W. W. Norton & Company, 2001 P.240
  12. ^ A glossary of the construction, decoration and use of arms and armor in all countries and in all times, together with some closely related subjects, George Cameron Stone, Jack Brussel Pub., 1961 P.201
  13. ^ Handbook to life in medieval and early modern Japan, William E. Deal, Oxford University Press US, 2007 P.158
  14. ^ Samurai, warfare and the state in early medieval Japan (Google eBook), Karl F. Friday, Psychology Press, 2004 P.78
  15. ^ The connoisseur's book of Japanese swords, Kōkan Nagayama, Kodansha International, 1998 P.35
  16. ^ The Japanese sword, Kanzan Satō, Kodansha International, 1983 P.68
  17. ^ Secrets of the samurai: a survey of the martial arts of feudal Japan, Oscar Ratti, Adele Westbrook, Tuttle Publishing, 1991 P.260