Who Wants to Be a Millionaire? (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)
Who Wants to Be a Millionaire? | |
---|---|
Thể loại | Trò chơi truyền hình |
Sáng lập |
|
Dẫn chương trình | |
Nhạc phim |
|
Quốc gia | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Ngôn ngữ | tiếng Anh |
Số phần | 35 |
Số tập | 630 (7 tháng 9 năm 2020) |
Sản xuất | |
Nhà sản xuất | David Briggs |
Địa điểm |
|
Thời lượng | 30–75 phút |
Đơn vị sản xuất |
|
Nhà phân phối | Sony Pictures Television |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | ITV |
Định dạng hình ảnh | 4:3 (1998–99) 16:9 (1999–) |
Phát sóng | 4 tháng 9 năm 1998 | – hiện tại
Liên kết ngoài | |
Trang mạng chính thức |
Who Wants to Be a Millionaire? là một game show của Anh và là format gốc của tất cả các phiên bản của chúng, bao gồm Millionaire Hot Seat của Úc. Chương trình được sáng lập bởi David Briggs, Mike Whitehill và Steven Knight. Bản quyền của chương trình hiện nay được cấp phép và sở hữu bởi Sony Pictures Television. Về cơ bản, đây là một chương trình trò chơi giải đố có thưởng trên truyền hình. Giải thưởng cao nhất là một tờ séc có trị giá 1.000.000 bảng Anh.
Chương trình được phát sóng trên mạng truyền hình ITV với Chris Tarrant là dẫn chương trình đầu tiên từ tháng 11/1998 đến ngày 11/02/2014, và Jeremy Clarkson từ 6/5/2018 đến nay.
Chương trình truyền hình này trở thành một trong những chương trình quan trọng nhất trong văn hóa đại chúng Anh, đứng thứ 23 trong danh sách "BFI TV 100". Phiên bản Phát sóng Chính thức tại đây còn được vinh danh tại Lễ trao giải Truyền hình Anh Quốc năm 1999 bằng giải thưởng dành cho chương trình truyền hình xuất sắc nhất, và bốn giải tại Giải thưởng Truyền hình Quốc gia cho chương trình giải đố trên truyền hình ăn khách nhất lần lượt được trao từ năm 2002 đến năm 2005. Thành công của chương trình đã dẫn đến việc nhiều quốc gia khác mua bản quyền, tất cả đều theo cùng một format chung. Ngoài ra, đã có một số phiên bản có sự khác biệt độc đáo về lối chơi, như Wer wird Millionär? của Đức.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sáng lập chương trình
[sửa | sửa mã nguồn]"Who Wants to Be a Millionaire?" được sáng lập bởi bộ ba David Briggs, Mike Whitehill và Steven Knight. Ba người này vốn nổi tiếng khi lên ý tưởng cho một trò chơi trong khuôn khổ chương trình Morning Show của Chris Tarrant trên sóng phát thanh của Đài Capital FM là bong game. Bộ ba ban đầu đặt tên cho chương trình này là Cash Mountain (Núi tiền)[1] trước khi lấy tên gọi như bây giờ. Tên của chương trình được lấy cảm hứng từ ca khúc cùng tên được viết bởi Cole Porter trong một bộ phim điện ảnh được công chiếu vào năm 1956 là High Society (Tầng lớp thượng lưu). Ca khúc được thu âm bởi Frank Sinatra và Celeste Holm.
Phiên bản đầu tiên của chương trình trên thế giới, dẫn chương trình bởi Chris Tarrant, phát sóng lần đầu trên kênh truyền hình ITV vào ngày 04/09/1998. Vào thời điểm có nhiều người xem nhất, một chương trình phát sóng thu hút 19 triệu người xem.[2] Ban đầu, các thí sinh tham gia chương trình đều thuộc đủ tất cả các tầng lớp, nghề nghiệp trong xã hội. Sau này, từ năm 2011, Ban Tổ chức chỉ sản xuất và phát sóng chương trình vào những dịp đặc biệt. Trong những chương trình phát sóng này chỉ có sự tham gia của những người nổi tiếng (ngoại trừ một số tập dành cho đối tượng người chơi không phải người nổi tiếng với tên gọi The People Play trong các năm 2012-2013).
Ý kiến trái chiều ban đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Kể từ khi phiên bản đầu tiên của chương trình được lên sóng, một số cá nhân đã lên tiếng rằng Celador – đơn vị đầu tiên giữ bản quyền của chương trình, đã sao chép bất hợp pháp, vi phạm bản quyền của họ đối với chương trình này. Theo nhật báo Daily Mail của Anh, Mike Bull, một nhà báo nghiệp dư đến từ vùng Southampton, đã kiện Celador lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh và Bắc Ireland vào tháng 03/2002. Celador bị kiện do bị nghi vi phạm bản quyền các quyền trợ giúp tiêu chuẩn trong luật chơi của chương trình, nhưng Celador đã giải quyết ổn thỏa vụ việc này bằng một thỏa thuận bí mật với Mike sau đó. Vào năm 2003, một cư dân sống tại Sydney tên John J. Leonard lên tiếng rằng người này đang sở hữu bản thảo của một chương trình trò chơi truyền hình có thể thức chơi giống hệt như chương trình của Celador, chỉ khác là không có đề cập đến các quyền trợ giúp tiêu chuẩn trong luật chơi.[3][4] Năm 2004, một người tên Alan Melville kiện đài ITV do nghi ngờ câu mở đầu "Who wants to be a millionaire?" ăn cắp từ 1 bản thảo về 1 chương trình của người này mang tên Millionaires' Row. Người này đã đem những tài liệu liên quan như bằng chứng đến đài Granada Television, một đài liên kết với ITV và tồn tại đến năm 2014. ITV phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, và sau đó các bên đã tự giải quyết vụ việc bằng những thỏa thuận liên quan.
Đáng chú ý nhất, vào năm 2002, một người tên John Bachini đã lên tiếng cáo buộc và đòi bồi thường thiệt hại đối với Celador, ITV, và 5 người được xác nhận là liên quan đến ý tưởng sáng lập và sở hữu bản quyền của chương trình. Bachini tuyên bố rằng họ đã đạo ý tưởng trong bản thảo của một chương trình trò chơi truyền hình mang tên Millionaire ("Triệu phú"), và của một chương trình trò chơi truyền hình nữa mang tên là BT Lottery, tất cả đều do Bachini chấp bút sáng tác. Bachini đã cung cấp các tài liệu liên quan như bằng chứng đến Paul Smith, làm việc trong một công ty chị em với Celador, vào tháng 3/1995 và một lần nữa vào tháng 1/1996. Cũng trong tháng 1/1996, các tài liệu như vậy được gửi đến cho Claudia Rosencrantz, làm việc cho Đài ITV. Bachini cáo buộc rằng 90% chi tiết trong bản thảo trò "Triệu phú" của người này đã bị đạo nhái ý tưởng. Trong bản thảo này có nhiều chi tiết khá giống với bản quyền của Celador như:
- Người chơi được cấp 3 quyền trợ giúp (trong phiên bản đầu tiên, NCC trong "Who Wants to Be a Millionaire?" cũng được cấp ba quyền trợ giúp tiêu chuẩn)
- Người chơi được yêu cầu trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm (luật chơi của "Who Wants to Be a Millionaire?" yêu cầu NCC giải quyết 15 câu hỏi)
- Thang tiền thưởng bao gồm 2 "mốc Thiên Đàng" có giá trị tiền thưởng lần lượt là £1.000 và £32.000 (trong phiên bản Anh và Bắc Ireland, cũng là phiên bản bị cáo buộc, thang tiền thưởng bao gồm 2 "mốc quan trọng" và 1 "mốc TRIỆU PHÚ" có giá trị tiền thưởng lần lượt là £1.000; £32.000 và £1.000.000)
- Câu hỏi dầu tiên có giá trị tiền thưởng sau khi trả lời đúng là £100 (trong phiên bản Anh và Bắc Ireland, câu hỏi đầu tiên cũng có mệnh giá £100)
Tuy vậy, 3 quyền trợ giúp trong bản thảo của Bachini mang ba cái tên hoàn toàn khác nhau, và người này thừa nhận không sáng chế ra quyền "Gọi điện thoại cho người thân". Celador phủ nhận mọi cáo buộc. Công ty này tuyên bố đang giữ bản thảo dài 5 trang của chương trình này với tên bìa là "Cash Mountain", cũng chính là cái tên ban đầu mà bộ ba David – Mike – Steven dự định đặt cho chương trình. Chữ viết trong bản thảo là của một người trong bộ ba là David hoặc vợ của David là Jo Sandilands và được viết vào tháng 10/1995. Mặc dù vậy, Bachini vẫn khăng khăng giữ nguyên định kiến, khiến cả hai bên phải đem sự việc này lên Tòa án. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của Bachini khiến người này không có khả năng tham dự các phiên điều trần trước tòa. Vì vậy, Celador đã thuyết phục thành công Bachini giải quyết ổn thỏa việc này bằng những thỏa thuận riêng tư.[5]
Chuyển nhượng bản quyền
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tháng 03/2006, nhà sản xuất (NSX) đầu tiên của chương trình là Celador tuyên bố rằng họ đang rao bán bản quyền quốc tế của chương trình này, cùng với bản quyền phiên bản phát sóng chính thức của chương trình này tại Anh. Đây là bước đầu trong việc bán tháo tất cả các bản quyền chương trình truyền hình của NSX này. Vào ngày 01/12/2006, bản quyền quốc tế của "Who Wants to Be a Millionaire?" cùng với tất cả bản quyền chương trình truyền hình khác của Celador được bán lại cho công ty chuyên sản xuất các chương trình truyền hình 2waytraffic của Hà Lan.[6][7] Hai năm sau, Sony Pictures Entertainment của Mỹ mua lại 2waytraffic với giá 137,5 triệu bảng Anh.[8] Bản quyền của chương trình hiện tại đang được sở hữu và cấp phép bởi Sony Pictures Television.
Kết thúc và sự tái sinh
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 22/10/2013, Chris Tarrant tuyên bố rời khỏi vị trí người dẫn chương trình sau 15 năm gắn bó. Đài ITV sau đó tuyên bố cũng sẽ hủy sản xuất chương trình sau khi Chris kết thúc hợp đồng với Đài và sẽ không có một số đặc biệt khác được quay ngoài số phát sóng đã quay từ trước. Tập phát sóng cuối cùng của chương trình mà Chris làm dẫn chương trình là 1 chương trình phát sóng đặc biệt, phát sóng vào ngày 4/2/2014. Và tập phát sóng cuối cùng của toàn bộ chương trình, một tập phát sóng tổng hợp những khoảnh khắc được xem là dấu ấn của chương trình suốt 15 năm mang tên "Chris' Final Answer" (Câu Trả Lời Cuối Cùng của Chris), đã phát sóng vào ngày 11/02/2014.[9] Trong năm 2018, chương trình đã trở lại với forrmat mới và người dẫn chương trình mới là Jeremy Clarkson thay thế Chris Tarrant. Tập đầu tiên được phát sóng ngày 6 tháng 5 năm 2018 và kết thúc vào ngày 12 tháng 5 năm 2018. Do sự trở lại của chương trình thành công và nhiều phản hồi tích cực người xem dẫn đến việc ITV và bên ghi hình tiếp tục sản xuất các mùa mới của chương trình với sự trở lại của người dẫn chương trình mới Jeremy Clarkson từ 1/1/2019 đến nay.
Luật chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Trong mỗi lượt chơi, 10 ứng viên (1998 - 2010) và 6 ứng viên (2018 - nay) sẽ tham gia trả lời nhanh cho một câu hỏi để chọn người vào chơi (Từ 2019 có cả dành cho người khiến thị nên các ứng viên bị mù sẽ được thay bằng nút có chữ nổi). Các ứng viên có một hệ thống vi tính, ở đó có hiển thị câu hỏi và các phím bấm A, B, C, D, sau khi nghe xong câu hỏi và đáp án, các ứng viên sẽ bấm đáp án theo thứ tự trong thời gian nhanh nhất, sau khi hết thời gian, máy tính và người dẫn chương trình sẽ kiểm trả kết quả đúng và sau đó sẽ xác định ai là đưa ra câu trả lời đúng và nhanh nhất thì người đó có quyền ngồi trên "ghế nóng" đối diện ghế ngồi của dẫn chương trình. Riêng 1998 thì các ứng viên sẽ trả lời câu hỏi trắc nghiệm, sau khi hết thời gian chương trình sẽ đưa ra đáp án đúng. Trong trường hợp không có ai trả lời đúng hoặc các ứng viên cùng thời gian trả lời thì một câu hỏi phụ khác sẽ được đưa ra.
Từ 2010-2014, chương trình đã bỏ phần chơi này, thay vào đó là chuyển sang luật "Xếp hàng", tức những người chơi sẽ lần lượt được gọi vào trường quay theo mỗi lượt chơi.
Người chơi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi từ dễ đến khó do chương trình đưa ra. Người chơi không bị giới hạn thời gian suy nghĩ trả lời. Mỗi câu hỏi đều được gắn với một mức tiền thưởng quy định. Người chơi cần phải chọn ra mốc quan trọng thứ 2 để nhận được tiền thưởng tương ứng, Đây là phiên bản Risk format. Ngoài ra người chơi còn có 2 mốc quan trọng là câu số 5 (mốc quan trọng thứ nhất), và câu số 15 (mốc "TRIỆU PHÚ") mà khi vượt qua các mốc này, họ chắc chắn có được số tiền thưởng tương ứng của các câu hỏi đó.
Người chơi có quyền dừng cuộc chơi hoặc chơi tiếp. Nếu dừng cuộc chơi, người chơi sẽ ra về với số tiền tương ứng với câu hỏi đã trả lời đúng gần nhất. Nếu chơi tiếp mà trả lời sai, cuộc chơi kết thúc và số tiền thưởng nhận được tương ứng với mốc quan trọng gần nhất. Nếu trả lời sai khi chưa qua câu số 5, người chơi sẽ không nhận được tiền thưởng. Nếu trả lời đúng tất cả 15 câu hỏi, người chơi sẽ trở thành "triệu phú".
Sau khi người chơi ngồi ghế nóng kết thúc lượt chơi của mình, nếu thời gian vẫn còn, những người còn lại sẽ tiếp tục trả lời một câu hỏi nhanh khác cho đến khi hết thời lượng chương trình (trừ phiên bản 2010-2014). Nếu người chơi chính chưa hoàn thành xong mà thời lượng đã hết, người chơi chính sẽ tiếp tục cuộc chơi của mình trong chương trình tiếp theo.
Các quyền trợ giúp
[sửa | sửa mã nguồn]Người chơi có 4 quyền trợ giúp:
- 50:50: Máy tính sẽ loại bỏ 2 phương án sai.
- Gọi điện thoại cho người thân: Người chơi liên lạc tới một trong số các số điện thoại đã đăng kí với chương trình từ trước lúc bắt đầu, và hỏi ý kiến của người ở đầu dây bên kia trong khoảng thời gian quy định là 30 giây. Từ ngày 7/9/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Anh nên các tập của chương trình sẽ được ghi hình trong trường quay không có khán giả, điều đó đồng nghĩa với việc người chơi sẽ được sử dụng quyền trợ giúp này hai lần[10].
- Hỏi người dẫn chương trình: Dẫn chương trình sẽ đưa ra ý kiến riêng của mình về câu hỏi và (có thể) tư vấn cho người chơi đáp án mà người đó chọn.[11]
Các quyền trợ giúp trước đây
[sửa | sửa mã nguồn]- Đổi câu hỏi (2002-2003, trong một số tập đặc biệt; 2010-2014): Máy tính sẽ công bố đáp án câu hỏi hiện tại và thay thế bằng một câu hỏi mới. Trong các tập đặc biệt từ 2002-2003, người chơi phải đổi một quyền trợ giúp chưa sử dụng để dùng trợ giúp này.
- Hỏi ý kiến khán giả trong trường quay (tạm thời, 7/9/2020-): Mỗi khán giả trong trường quay đều được gắn máy khảo sát để đưa ra phương án mình chọn. Khi chọn quyền trợ giúp này, người chơi sẽ nhận được kết quả trợ giúp dưới dạng biểu đồ phần trăm số khán giả lựa chọn từng phương án. Từ ngày 7/9/2020 sự trợ giúp tạm thời loại bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Anh và được thay thế bởi sự trợ giúp Gọi điện thoại cho người thân (lần 2).
Thang tiền thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Cấu trúc tiền thưởng | |||
---|---|---|---|
Số thứ tự của câu hỏi | Giá trị tiền thưởng | ||
1998–2007 | 2007–2014 | 2018–hiện tại | |
15 (12) | £1,000,000 | ||
14 (11) | £500,000 | £500,000 | |
13 (10) | £250,000 | £250,000 | |
12 (9) | £125,000 | £150,000 | £125,000 |
11 (8) | £64,000 | £75,000 | £64,000 |
10 (7) | £32,000 | £50,000 | £32,000 |
9 (6) | £16,000 | £20,000 | £16,000 |
8 (5) | £8,000 | £10,000 | £8,000 |
7 (4) | £4,000 | £5,000 | £4,000 |
6 (3) | £2,000 | £2,000 | |
5 (2) | £1,000 | ||
4 (1) | £500 | ||
3 | £300 | — | £300 |
2 | £200 | £200 | |
1 | £100 | £100 | |
|
Những người chơi đạt mức thưởng cao nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy Who Wants to Be a Millionaire? có luật chơi đơn giản nhưng cho đến nay, đã có sáu người ngồi ghế nóng trở thành "Triệu phú", giành được tấm séc với trị giá giải thưởng đặc biệt ở câu hỏi số 15 của chương trình, đó là:
- Judith Keppel - 20 tháng 11 năm 2000
- David Edwards - 21 tháng 4 năm 2001
- Robert Brydges - 29 tháng 9 năm 2001
- Pat Gibson - 24 tháng 4 năm 2004
- Ingram Wilcox - 23 tháng 9 năm 2006
- Donald Fear - 11 tháng 9 năm 2020[12]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênGameshow Hall of Fame
- ^ “Millionaire: A TV phenomenon”. BBC News. 3 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2014.
- ^ Leonard, John J. (2005). “Millionaire 2nd Edition.qxd” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
- ^ Daniel Dasey (30 tháng 3 năm 2003). “The show that should have made me a million”. The Sydney Sun-Herald.
- ^ Birmingham Sunday Mercury, 28 August 2005
- ^ 2waytraffic wants to be 'Millionaire', backstage.com, Truy cập 25/5/2012
- ^ "Toy News" New owners take on Celador International and Millionaire brand Lưu trữ 2012-09-14 tại Wayback Machine, toynews-online.biz, Truy cập 7/7/2012
- ^ Tryhorn, Chris (13 tháng 3 năm 2008). “Sony to buy Millionaire firm for £137.5m”. The Guardian. London.
- ^ “'I've loved every minute': An emotional Chris Tarrant bids farewell as Who Wants To Be A Millionaire bows out after 16-years”. Daily Mail. 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
- ^ Tuy nhiên, người chơi không thể dùng trợ giúp này 2 lần để gọi cho cùng một người, nghĩa là họ phải gọi cho một người khác khi dùng quyền trợ giúp này lần thứ hai.
- ^ Khi trợ giúp này được sử dụng, máy tính sẽ đưa ra đáp án thay vì thông báo từ dẫn chương trình.
- ^ “Who Wants To Be a Millionaire? crowns first winner in 14 years”. The Guardian. 11 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.