Wikipedia:Bàn tham khảo/Kinh tế kế hoạch hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Kế hoạch hóa là gì? Nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản có sử dụng kế hoạch hóa không. Nếu có, những điểm gì khác cơ bản với kế hoạch hóa ở Việt Nam. Stalin có nói về kế hoạch hóa như sau: "Các kế hoạch của chúng ta không phải là kế hoạch dự kiến, kế hoạch dự đoán công việc mà là kế hoạch chỉ thị". "Kế hoạch chỉ thị" còn được áp dụng ở Việt Nam và Trung Quốc hay không? linhbach 02:19, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Kế hoạch hoá (động từ): Tổ chức và lãnh đạo công việc theo một kế hoạch.

Đối với lĩnh vực kinh tế, dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng ba mô hình kinh tế chủ yếu, đó là mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) và mô hình kinh tế hỗn hợp.

  • Kinh tế thị trường (market economy) là nền kinh tế mà trong đó các quyết định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của giá cả thị trường. Thị trường mà nhà nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do hoàn toàn.
  • Kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
  • Kinh tế hỗn hợp (mixed economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có thể hạn chế được những khiếm khuyết cũng như phát huy những ưu điểm của nền kinh tế kế họach hóa tập trung và nền kinh tế thị trường. Do những tính ưu việt đó mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Tùy theo mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế mà một nền kinh tế có thể lệch về hướng thị trường hay kế hoạch tập trung.

Thuật ngữ "Kế hoạch chỉ thị" của Linhbach và theo cách giải thích của bạn, và theo suy đoán của tôi, có thể nó thuộc Kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned economy). Và theo những phân tích về Kinh tế hỗn hợp (mixed economy) thì KTKHHTT nó vẫn còn tồn tại và đang được áp dụng tại hầu hết các nước (kể cả VN và TQ) tuy nhiên nó khác nhau ở mức độ nào đó mà thôi.

Để minh họa mức độ tự do hóa của nền kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới, nguồn Begg (1994) đã đưa ra dãy minh hoạ sau, theo đó Cuba, Trung Quốc và Hungary dẫn đầu về nền KTKHHTT; đứng giữa là Thuỵ Điển; Anh, Mỹ và Hồng Kông là các nước dẫn đầu về nền KTTT hoàn toàn tự do. Nguồn Các mô hình kinh tế Trần Đình Hiệp 07:11, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]