Wikipedia:Bàn tham khảo/Mật mã

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Tôi đang cần gấp những thông tin toàn diện về "mật mã cổ điển"-lịch sử,định nghĩa,cơ sở,các phương pháp cơ bản mã hoá,ứng dụng và tình hình ở trên thế giới và Việt Nam hiện nay!

Nếu tôi có, tôi cũng không thể cung cấp cho bạn được, vì trong chừng mực nào đó nó thuộc "bí mật quốc gia", bởi ngay từ mật mã cũng đã nói lên điều đó.

Vấn đề "ứng dụng và tình hình ở trên thế giới và Việt Nam hiện nay" tôi nghĩ nó được dụng hầu như mọi nơi, mọi chỗ, bạn có thể xem mục từ mã vạch, Mã sản phẩm chung đó là 2 thí dụ.

Nhưng nếu chỉ là thông tin cơ bản thôi, đây là một địa chỉ cho bạn nhé: Đại Học (Học Viện) Kỹ thuật Mật mã: xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội hoặc Km 9 - đường Hà Nội đi Hà Đông. Trường này tuyển sinh trong cả nước, không phải sơ tuyển. Năm 2005, trong 150 chỉ tiêu, dành 50 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Nếu bạn thi tuyển vào thì trong quá trình dạy, người ta sẽ cung cấp đủ thông tin cho bạn, còn nếu bạn chỉ muốn thông tin (tôi e hơi khó) có thể liên hệ thử xem sao

Trần Đình Hiệp 03:19, 4 tháng 9 2005 (UTC)

Ý người muốn hỏi là về vấn đề classical cryptography tức những vấn đề liên quan đến mật mã hóa cổ điển (ví dụ: phương thức mã hóa Caesar, trong đó đơn giản chỉ là dịch chuyển các ký tự trong bảng chữ cái đi sau một số khoảng nhất định, chẳng hạn câu I am Tran Dinh Hiep trong tiếng Anh được chuyển dịch sau 2 chữ cái là K co Vtcp Fkpj Jkgr). Đây là một trong những phương pháp mật mã hóa cổ điển nhất mà tôi biết. Hiện tại, tôi đang dịch các bài CryptographyHistory of cryptography từ tiếng Anh sang tiếng Việt thành các bài Mật mã hóaLịch sử mật mã hóa, có thể chúng chưa được đầy đủ như bạn mong muốn, nhưng về cơ bản là chúng thể hiện được những gì cơ bản nhất mà bạn mong muốn. Vì vậy mong bạn chờ thêm một thời gian nữa (do tôi rất bận với công việc chính của mình, nếu bạn giỏi tiếng Anh, có thể đọc trực tiếp từ Mật mã hóa hoặc Lịch sử mật mã hóa. Các vấn đề liên quan đến mã vạch hay UPC không có gì liên quan trực tiếp đến mật mã/giải mã (encryption/decryption) cả, do chúng không có gì là bí mật mà chúng chỉ là cách thức mã hóa các số thành các vạch mà bất kỳ máy đọc mã vạch hiện đại nào cũng đọc được. Thậm chí Code 3 of 9 hay Code 128 (loại A, B, C hay hỗn tạp) còn mã hóa tốt hơn.

Vương Ngân Hà 14:38, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Hồi bé, tôi khá về mooc-xo và Xe-ma-pho, cũng như việc giải mã trong các "trò chơi lón", nhưng khi lớn mới thấy đó chỉ là mã thôi, chưa phải là "mật"
Bởi mật mã là gì? Mật mã là một ngành khoa học trong truyền tin, nhờ nó mà bạn có thể đọc được những thông tin (dưới dạng có thể hiểu được của một văn bản được mã hoá ) trong khi đó không có một ai có thể hiểu được. Có được như vậy là thông tin được mã hoá với mục đích tránh khỏi bị lộ hoặc bị thay đổi bởi người nào đó hoặc do chính người nhận. Để giải mã được thì cũng không phải là đơn giản, và nhất là đối với những người không được trao “chìa khoá” để mở.
Mã hoá và giải mã đòi hỏi có một công thức toán học hoặc một thuật toán để chuyển đổi dữ liệu từ dạng có thể hiểu được sang dạng đã được mã hoá và đi kèm với nó là một “chìa khoá”. “Chìa khoá” đó là một con số duy nhất được kết hợp với dạng dữ liệu đã được mã hoá, dẫn nguồn: https://vasc-ca.vasc.com.vn/help/knowledge.htm

Chính vì thế, khi gặp câu hỏi: "Tôi đang cần gấp những thông tin toàn diện về mật mã ..." "cổ điển... và.. hiện nay.." tôi (và hầu như) mọi người đều không thể trả lời bởi lý do: nếu đã nói ra thì không còn là mật nữa!

Tuy nhiên, cũng như mọi từ khác, đều phải có câu trả lời (cho dù khiếm khuyết), trong khi chờ đợi User:Vương Ngân Hà dịch, tôi có thể cung cấp thông tin :

1. Thầy giáo Phạm Huy Điển, Khoa Toán - Tin học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, là người có nhiều tài liệu về "Lịch sử mật mã"

2. Dịch giả Phạm Văn Thiều, hiện là cán bộ Viện Vật lý - Điện tử, Chánh văn phòng Hội vật lý Việt Nam, Trưởng ban biên tập báo Vật lý và Tuổi Trẻ của Hội vật lý VN là người đang dịch cuốn "Lịch sử mật mã".

Còn ý User:Vương Ngân Hà cho rằng "Các vấn đề liên quan đến mã vạch hay UPC không có gì liên quan trực tiếp đến mật mã/giải mã" tôi nhờ các thành viên khác thảo luận thêm. Còn theo tôi, đó là mã, mã hoá, và một số trong đó là "mật mã"

Trần Đình Hiệp 06:14, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Các loại mã vạch đều chỉ là các cách thức mã hóa số (và/hoặc chữ cái, các ký tự điều khiển trên bàn phím máy tính tùy theo loại mã vạch). Các quy tắc mã hóa của từng loại mã vạch cụ thể, nếu ai quan tâm thì đều biết rằng chúng không có gì là bí mật cả mà rất đơn giản. Việc đọc mã vạch bằng thiết bị chỉ đơn giản là thu nhận tín hiệu trở về biến chúng thành các bit 0 hay 1 và tổ hợp chúng lại thành các chuỗi số/chữ ban đầu theo các quy tắc biết trước. Chúng chỉ có thể gọi là mã hóa/giải mã hóa (encode/decode). Ngay như các lập trình viên nghiệp dư cũng nắm được gần như toàn bộ cách thức mã hóa/giải mã hóa của chúng, cho nên chúng không thể gọi là mật mã được. Còn để giải mã của các dữ liệu đã mật mã hóa theo những cách thức mật mã hóa hiện đại lại là chuyện không đơn giản (thậm chí ngay cả khi có sự hỗ trợ của một hệ thống máy tính lớn) nếu như bạn không có khóa hoặc không rõ thuật toán đã sử dụng để mật mã hóa. Việc sử dụng mã vạch nhằm mục đích tạo thuận lợi nhất cho quản lý và mua bán hàng hóa, vật phẩm còn mật mã hóa lại nhằm mục đích khác như giữ bí mật và an toàn cho thông tin, chứng thực chữ ký điện tử v.vVương Ngân Hà 06:47, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Nếu là qúa trình mật mã/giải mật thì đó là . Trong bài cũng có link đến các thông tin cần thiết. Cũng có thể tìm thêm đầy đủ thông tin bằng cách dùng google nên nhớ một chữ khác tương đương đó là chữ encryption và decryption. (dùng cụm history encryption decryption chẳng hạn) Làng Đậu 14:04, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Thông tin tham khảo:

Kỹ thuật mật mã Vấn đề và giải pháp kĩ thuật cơ bản của mật mã Truyền thông Trần Đình Hiệp 09:02, ngày 09 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Xem bài dịch mới nhất Mật mã hóa Trần Đình Hiệp