Bước tới nội dung

Y Bham Enuol

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:08, ngày 21 tháng 10 năm 2013 (→‎Tham khảo: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tập tin:Y Bham Ênuôl .gif
Đây là một tên người Ê Đê; họ tên được viết theo thứ tự tên trước, họ sau: họ là Ênuôl.

Y Bham Enuol (1923-1975), cũng được viết là Y Bhăm Êñuôl, người Ê Đê là người sáng lập và lãnh đạo tổ chức FULRO.

Thân thế

Y Bham Enuol sinh năm 1923, dân tộc Ê-đê, sinh trưởng tại Buôn Kram Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.Nay là Buôn Kram xã Êa Tiêu Huyện Cư-Kuin tỉnh DakLak. Y-Bhăm lớn lên trong một đại gia đình nghèo, trong thời gian người Pháp cai trị Daklak.

Phong trào đấu tranh của người Thượng

Năm 1958, Y Bham Enuol cùng một số trí thức người Thượng, thành lập tổ chức BAJARAKA.[1] Tháng 5 năm 1958, Y Bham Ênuôl cùng 16 đại diện sắc tộc khác ký vào 2 kháng thư gởi đến tòa Đại sứ Pháp, tòa Đại sứ Hoa Kỳ, các tòa đại sứ khác tại Sài GònLiên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt đối xử của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với các sắc tộc thiểu số; văn thư đó cũng kể lại những đóng góp của các dân tộc miền núi trong việc chống lại quân phiệt Nhật, Việt MinhViệt Cộng. BAJARAKA yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng có một "lãnh thổ biệt lập" ("un territoire à part", nguyên văn).[2] Sau đó Y Bham Ênuôl thành lập Ủy Ban Tự Trị Trung Ương, trụ sở đặt tại Pleiku để chỉ huy phong trào BAJARAKA.

Tháng 9 năm 1958, sau khi BAJARAKA tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Y Bham Enuol bị bắt cùng với những lãnh tụ của phong trào BAJARAKA. Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, Y Bham Enuol được thả[3] và được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc. Tháng 3 năm 1964, Y Bham Enuol tham gia sáng lập và trở thành chủ tịch Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên.[4]

FULRO ra đời

Lá cờ FULRO.

Năm 1964, Y Bham Enuol tham gia sáng lập và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Trung ương tổ chức FULRO.[5]

Do chủ trương ôn hòa, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn Kinh-Thượng theo phương thức hòa bình, ngày 30 tháng 12 năm 1968, Les Kosem bắt Y Bham Enuol đưa về Phnom Penh giam lỏng. Năm 1975, khi Khmer Đỏ tiến chiếm Phnom Penh, Y Bham Ênuôl cùng gia đình chạy vào tòa đại sứ Pháp tỵ nạn. Bất chấp quy chế ngoại giao, quân Khmer Đỏ tràn vào tòa đại sứ bắt tất cả những ai không phải là người Pháp, toàn thể gia đình ông Y Bham Enuol bị Khmer Đỏ hành quyết trong sân tòa đại sứ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ BAJARAKA là tiền thân của FULRO, thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1958. BAJARAKA chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar (người Ba Na), Djarai (người Gia Rai), Rhadé (người Ê Đê) và Kaho (người Cờ Ho)
  2. ^ Nhìn lại phong trào BAJARAKA
  3. ^ Theo bài viết Cựu Ðại tướng Nguyễn Khánh và vấn đề Champa thì Y Bham Enuol được thả để đổi lấy việc trở về Việt Nam của đại tá Nguyễn Chánh Thi, đang lánh nạn tại Campuchia.
  4. ^ Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên, tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, viết tắt là FLHP, bao gồm BAJARAKA, sắc tộc Chăm và các sắc tộc Thượng khác. Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên được thành lập dưới sự ủng hộ của người Mỹ, Mặt trận chia làm hai phe: Phe chủ trương ôn hòa, do Y Bham Ênuôl đại diện và Phe chủ trương bạo động, do Y Dhơn Adrong cầm đầu.
  5. ^ FULRO là viết tắt của Front Uni de Lutte des Races Opprimées nghĩa là Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức được thành lập dưới sự bảo trợ của quốc vương Sihanouk. Mặt trận gồm: Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng, do Y Bham Ênuôl lãnh đạo; Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm; Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer.