Zdenko Hans Skraup

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zdenko Hans Skraup
Zdenko Hans Skraup
Sinh(1850-03-03)3 tháng 3, 1850
Praha, Đế quốc Áo-Hung nay là Cộng hòa Séc
Mất10 tháng 9, 1910(1910-09-10) (60 tuổi)
Viên Đế quốc Áo-Hung
Quốc tịchÁo-Hung
Trường lớpĐại học Gießen
Nổi tiếng vìphản ứng Skraup
Giải thưởngGiải Lieben 1886
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácĐại học Graz,
Đại học Wien

Zdenko Hans Skraup (3 tháng 3 năm 1850 – 10 tháng 9 năm 1910) là nhà hóa học người Tiệp Khắc/Áo, đã phát hiện ra phản ứng Skraup[1], việc tổng hợp lần đầu quinoline[2].

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Skraup sinh tại Praha, học tại trường Oberrealschule từ năm 1860 tới năm 1866 rồi theo học Đại học Kỹ thuật Praha từ năm 1866 tới 1871.

Sau khi làm phụ tá cho Heinrich Ludwig Buff gần một năm, ông chuyển sang làm việc ở một nhà máy làm đồ gốm sứ, rồi đổi sang làm ở xưởng đúc tiền ở Viên năm 1873.

Năm 1873, ông trở thành phụ tá của Rochleder, mặc dù được thăng chức trong việc làm cũ. Rochleder từ trần năm sau (1874) và Skraup vẫn tiếp tục làm việc với các người kế vị của Rochleder là Franz Schneider và Adolf Lieben.

Ông đậu bằng tiến sĩĐại học Gießen ngày 17.3.1875, và hoàn tất habilitation[3]Đại học Wien năm 1879. Nhưng bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học Đức cấp, nên ông phải chờ tới năm 1881 mới được bổ nhiệm làm giáo sư ở Học viện Thương mại Wien.

Năm 1886 ông đổi sang Đại học Graz, rồi sang Đại học Wien năm 1906.

Ông từ trần ngày 10.9.1910 tại Wien.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bản mẫu:Ger “Zdenko Hans Skraup”. TU Graz. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  • Bản mẫu:Ger “Zdenko Hans Skraup”. Uni Graz. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  • Bản mẫu:Ger “Zdenko Hans Skraup”. Uni Graz.[liên kết hỏng]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ phản ứng hóa học để tổng hợp quinoline, đặt theo tên ông
  2. ^ một hợp chất khác vòng có mùi thơm, công thức C9H7N
  3. ^ tạm dịch = năng quyền giảng dạy cấp đại học. Ở một số nước châu Âu muốn dạy ở cấp đại học, phải làm một luận án về một đề tài riêng nào đó, sau khi đã đậu bằng tiến sĩ