Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa quốc xã”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Synthebot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Dời th:นาซี
Dòng 51: Dòng 51:
[[Thể loại:Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc]]
[[Thể loại:Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc]]
[[Thể loại:Lịch sử người Đức gốc Do thái]]
[[Thể loại:Lịch sử người Đức gốc Do thái]]



[[als:Nationalsozialismus]]
[[als:Nationalsozialismus]]
Dòng 123: Dòng 122:
[[ta:நாசிசம்]]
[[ta:நாசிசம்]]
[[te:నాజీయిజం]]
[[te:నాజీయిజం]]
[[th:นาซี]]
[[tg:Нозисм]]
[[tg:Нозисм]]
[[tr:Nasyonal sosyalizm]]
[[tr:Nasyonal sosyalizm]]

Phiên bản lúc 23:56, ngày 31 tháng 1 năm 2013

Chủ nghĩa quốc xã, chính thức là Chủ nghĩa quốc gia xã hội[1][2][3][4] (tiếng Đức: Nationalsozialismus, viết tắt là Naziism), chỉ hệ tư tưởng và những hành động của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa dưới quyền Adolf Hitler, và những chính sách được chọn bởi Đức Quốc xã từ năm 1933 đến năm 1945.[5][6][7][8]

Lịch sử

Nhiều học giả cho rằng Chủ nghĩa Quốc xã là một dạng của Chủ nghĩa Phát xít. Dù nó bao gồm các nhân tố của cả phe HữuTả, những người Quốc xã chủ yếu liên minh với bên Hữu.[9] Trong lịch sử, những người Quốc xã là một trong những nhóm đã từng dùng thuật ngữ Quốc gia Xã hội để mô tả mình, và trong thập niên 20 của thế kỷ 20, họ đã trở thành nhóm lớn nhất trong số đó. Đảng Quốc xã đã trình bày chương trình của mình trong Chương trình Quốc gia Xã hội 25 điều vào năm 1920. Những nhân tố chủ yếu của chủ nghĩa Quốc xã gồm Chủ nghĩa bài Quốc hội, Chủ nghĩa toàn Đức, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Chủ nghĩa tập thể,[10][11] Chủ nghĩa Ưu sinh, Chủ nghĩa bài Do thái, Chủ nghĩa chống Cộng, Chủ nghĩa tập quyền và chống tự do kinh tếtự do chính trị.[11][12][13]

Khác với chủ nghĩa phát xít ở Ý, Hitler luôn bày tỏ quan tâm đến nông dân, và đất đai, với những chiêu thức dân túy, nhưng không ủng hộ cho chủ nghĩa quân bình, mà có hướng phân phối theo tài năng và đóng góp. Do đó mặc dù có ảnh hưởng trong tầng lớp dưới, nhưng hấp dẫn hơn với tầng lớp trung lưu, và dù danh chủ nghĩa xã hội nhưng học thuyết này được xem thuộc cánh hữu, nhất là nó pha chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, Chủ nghĩa Quốc xã không chỉ đứng riêng mình nó, mà là một tổ hợp của nhiều hệ tư tưởng là triết lý có liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa vị truyền thống, và sự quan trọng của một quốc gia thống nhất về huyết thống. Những nhóm như Chủ nghĩa StrasserMặt trận Đen từng là một phần của phong trào Quốc xã nguyên khởi. Động lực của họ được kích thích bởi sự bất mãn về Hiệp ước Versailles và những gì từng được coi là âm mưu của cộng sản Do thái muốn làm nhục nước Đức sau Đệ nhất Thế chiến. Những khó khăn sau chiến tranh của Đức đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành của chủ nghĩa Quốc xã và những bất mãn của nó đối với Cộng hòa Weimar thời hậu chiến. Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức vào năm 1933.

Để đối đầu với tình trạnh bất ổn định gây ra bởi Đại Khủng hoảng, những người Quốc xã đã chọn xây dựng một nền kinh tế Thứ ba không phải tư bản cũng không phải cộng sản.[14][15] Sự thống trị của chủ nghĩa Quốc xã kết thúc vào ngày bảy tháng năm, năm 1945, sau khi nước Đức đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện, và bị đặt dưới quyền kiểm soát của họ cho đến khi nó có thể thành lập chính phủ dân chủ cho chính mình.

Di sản

Ngày nay vẫn có một số tổ chức quốc xã mới ở một số nước châu Âu, nhưng không giống quốc xã trước đây.

Chú thích

  1. ^ National Socialism Encyclopædia Britannica.
  2. ^ National Socialism Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2007
  3. ^ Walter John Raymond. Dictionary of Politics. (1992). ISBN 1-55618-008-X p.327
  4. ^ National Socialism The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. 2001-07.
  5. ^ Fritzsche, Peter. 1998. Germans into Nazis. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.
  6. ^ Kele, Max H. (1972). Nazis and Workers: National Socialist Appeals to German Labor, 1919–1933. Chapel Hill: The University of North Carolina Press.
  7. ^ Payne, Stanley G. 1995. A History of Fascism, 1914–45. Madison, WI: University of Wisconsin Press.
  8. ^ Eatwell, Roger. 1996. “On Defining the ‘Fascist Minimum,’ the Centrality of Ideology”, Journal of Political Ideologies 1(3):303–19; and Eatwell, Roger. 1997. Fascism: A History. New York: Allen Lane.
  9. ^ Fritzsche, Peter. 1998. Germans into Nazis. Cambridge, Mass.: Harvard University Press; Eatwell, Roger, Fascism, A History, Viking/Penguin, 1996, pp.xvii-xxiv, 21, 26–31, 114–140, 352. Griffin, Roger. 2000. "Revolution from the Right: Fascism," chapter in David Parker (ed.) Revolutions and the Revolutionary Tradition in the West 1560-1991, Routledge, London.
  10. ^ Davies, Peter; Dereck Lynch (2003). Routledge Companion to Fascism and the Far Right. Routledge, p.103. ISBN 0-415-21495-5.
  11. ^ a b Hayek, Friedrich (1944). The Road to Serfdom. Routledge. ISBN 0-415-25389-6.
  12. ^ Hoover, Calvin B. (tháng 3 năm 1935). “The Paths of Economic Change: Contrasting Tendencies in the Modern World”, The American Economic Review, Vol. 25, No. 1, Supplement, Papers and Proceedings of the Forty-seventh Annual Meeting of the American Economic Association, pp.13–20.
  13. ^ Morgan, Philip (2003). Fascism in Europe, 1919–1945. Routledge, p.168. ISBN 0-415-16942-9.
  14. ^ The Nazi Economic Recovery, 1932-1938 R. J. Overy, Economic History Society
  15. ^ Francis R. Nicosia. Business and Industry in Nazi Germany, Berghan Books, p. 43

Tài liệu tham khảo

  • W.S. Allen (1965). The Nazi Seizure of Power: The Experience of a Single German Town 1922–1945. Penguin. ISBN 0-14-023968-5.
  • Peter Fritzsche (1990). Rehearsals for Fascism: Populism and Political Mobilization in Weimar Germany. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-505780-5.
  • Nicholas Goodrick-Clarke (1985). The Occult Roots of Nazism: Secret Aryan Cults and Their Influence on Nazi Ideology: The Ariosophists of Austria and Germany, 1890–1935. Wellingborough, England: The Aquarian Press. ISBN 0-85030-402-4. (Several reprints. Expanded with a new Preface, 2004, I.B. Tauris & Co. ISBN 1-86064-973-4.)
  • ——— (2002). Black Sun: Aryan Cults, Esoteric Nazism and the Politics of Identity. New York University Press. ISBN 0-8147-3124-4. (Paperback, 2003. ISBN 0-8147-3155-4.)
  • Victor Klemperer (1947). LTI - Lingua Tertii Imperii.
  • Ludwig von Mises (1985 [1944]). Omnipotent Government: The Rise of the Total State and Total War. Libertarian Press. ISBN 0-91-088415-3. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Robert O. Paxton (2005). The Anatomy of Fascism. London: Penguin Books Ltd. ISBN 0-14-101432-6.
  • David Redles (2005). Hitler’s Millennial Reich: Apocalyptic Belief and the Search for Salvation. New York: University Press. ISBN 0-8147-7524-1.
  • Wolfgang Sauer “National Socialism: Totalitarianism or Fascism?” pages 404–424 from The American Historical Review, Volume 73, Issue #2, December 1967
  • Alfred Sohn-Rethel (1978). Economy and Class Structure of German Fascism. London: CSE Bks. ISBN 0-906336-00-7.
  • Richard Steigmann-Gall (2003). The Holy Reich: Nazi Conceptions of Christianity, 1919–1945. Cambridge: Cambridge University Press.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt