Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Little Boy”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
Sardur (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: fr label withdrawn
Dòng 68: Dòng 68:
[[Thể loại:Dự án Manhattan]]
[[Thể loại:Dự án Manhattan]]
[[Thể loại:Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki]]
[[Thể loại:Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki]]

{{Link FA|fr}}

{{Liên kết chọn lọc|fr}}


[[ar:الولد الصغير (قنبلة)]]
[[ar:الولد الصغير (قنبلة)]]

Phiên bản lúc 22:12, ngày 2 tháng 4 năm 2009

Bom nguyên tử Little Boy
Bom nguyên tử Little Boy

Little Boy là tên mật mã của quả bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 bởi phi đội bay gồm 12 người trên pháo đài bay B-29 Enola Gay, do đại tá Paul Tibbets của lực lượng Không quân của Lục quân Hoa Kỳ điều khiển. Nó là quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh, gây ra thảm hoạ kinh hoàng đối với Hiroshima. Ba ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai có tên mật mã Fat Man đã được thả xuống thành phố Nagasaki lại gây ra thảm hoạ nhân đạo trong chiến tranh. Hai quả bom nguyên tử này cũng là một phần trong việc chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần 2

Vũ khí này đã được phát triển từ Dự án Manhattan trong Đệ nhị thế chiến. Nó tạo ra năng lượng nổ từ phản ứng hạt nhân của uranium làm giàu. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima là vụ nổ hạt nhân thứ hai trong lịch sử (vụ nổ hạt nhân đầu tiên là cuộc kiểm tra thử nghiệm Trinity). Khoảng 600 milligrams khối lượng đã được chuyển thành năng lượng. Vụ nổ có sức công phá tương đương với 13 đến 16  nghìn tấn thuốc nổ TNT (theo các ước lượng khác nhau) và giết chết khoảng 140.000 người gồm cả những nạn nhân của các hiệu ứng kết hợp sau đó.

Việc thiết kế

"Little Boy" Mk-I có chiều dài 10 feet (3 m), đường kính 71 cm và khối lượng 4000 kg. Việc thiết kế dựa trên phương pháp bắn phá uranium-235 để tạo ra phản ứng hạt nhân. Quá trình này hoàn thành bởi việc bắn một miếng uranium vào trong miếng khác nhờ một vụ nổ. Bom Little Boy có khoảng 64 kg uranium, trong đó có 0.7 kg tham gia phản ứng hạt nhân, và chỉ có khoảng 0.6 g trong số này được chuyển thành năng lượng.

Phương pháp lắp ghép của súng. Khi đầu hình trụ rỗng có uranium được đẩy vào mục tiêu dạng hình trụ đặc sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân.

Chi tiết cho việc lắp ghép tạo phản ứng hạt nhân

Các đặc điểm kỹ thuật chính xác của bom "Little Boy" là các thông tin vẫn được bảo mật do chúng còn có khả năng sử dụng để tạo ra vũ khí hạt nhân phát triển. Mặc dù vậy, một vài nguồn tin đã được bán, được nghiên cứu phục vụ cho việc thiết kế bom nguyên tử dựa trên những tư liệu hạn chế, các lần phỏng vấn với những cá nhân đã tham gia dự án Manhattan, và các thông tin liên kết khác từ các nguồn không còn bảo mật để khôi phục lại cấu trúc bên trong của nó.

Theo một nguồn tin chắc chắn,[1] trong vũ khí này, uranium-235 được chia thành 2 phần, theo nguyên lý bắn súng: "phần đầu đạn" và phần "mục tiêu". Phần đầu đạn có dạng hình trụ rỗng chứa 60% tổng khối lượng (38.5 kg). Nó gồm 9 vòng uranium xếp chồng nhau, mỗi vòng có đường kính 6.25 inch, đường kính lỗ rỗng ở giữa của các vòng là 4-inch, các vòng này được nén vào nhau tạo thành hình trụ rỗng có chiều dài 7 inch. Khi nổ, nó sẽ được đẩy xuống phần dưới, phía mục tiêu và ghép vào phần mục tiêu, tạo thành mối khối lớn hơn gây ra phản ứng hạt nhân. Mục tiêu cũng có dạng hình trụ nhưng đường kính nhỏ hơn, vào khoảng 4-inch, chiều dài 7 inch, chứa khoảng 40% tổng khối lượng (25.6 kg).

Việc phát triển bom

Sản xuất và ném bom

Vụ ném bom xuống Hiroshima

Đám mây hình nấm ở phía trên Hiroshima sau khi vụ thả bom nguyên tử "Little Boy".

Bom mở bảo hiểm ở độ cao 9600 m (31.000 feet) phía trên thành phố, sau đó được thả xuống vào lúc 8h 15 a.m. (JST). Vụ nổ xảy ra ở độ cao 580 m (1900 feet). Sức công phá tương đương với 13 đến 16  nghìn tấn TNT, nhỏ hơn so với bom nguyên tử "Fat Man được thả vào Nagasaki (tương đương 21–23 nghìn tấn TNT). Tại hiện trường của vụ ném bom nguyên tử "Little Boy" khoảng 70.000 người bị giết chết trực tiếp do vụ nổ gây ra, và khoảng 70.000 người bị thương. Một số lượng lớn bị chết sau đó do ảnh hưởng của khối lượng hạt nhân bị rơi ra và ung thư.[2] Unborn babies died or were born with deformities.[3]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Much of this account is taken from "Atom Bombs," 2003, by John Coster-Mullen, and from the description of the "Little Boy" by Carey Sublette in Section 8 of his "Nuclear Weapons Frequently Asked Questions", available online at http://nuclearweaponarchive.org/Nwfaq/Nfaq8.html.
  2. ^ The Manhattan Engineer District, United States Army (29 tháng 6 năm 1946). “Chapter 10 - Total Casualties”. The Atomic Bombings of Hiroshima and Nagasaki. The Avalon Project at Yale Law School. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007. This is a 1946 US Army report of unclassified information, republished by the Avalon project of the Yale Law School, USA.
  3. ^ Centers for Disease Control and Prevention (23 tháng 3 năm 2005). “Prenatal Radiation Exposure: A Fact Sheet for Physicians”. CDC Emergency Preparedness & Response web site. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007. This document gives information about likely injury from prenatal radiation exposure. It does not include any information about injuries at Hiroshima directly. It does cite two report on Hiroshima injuries.

Liên kết ngoài