Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sư đoàn 5, Quân đội nhân dân Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19: Dòng 19:
E33 rời F5 đến tăng cường cho chiến trường T6 (ở khu vực Đồng Nai-Bình Thuận, miền Đông Nam Bộ). Để bổ sung lực lượng, sư 5 thành lập thêm trung đoàn Q.766 (tức E6) và nhận thêm tân binh. Tháng 4/1970 F5 hành quân lên Campuchia và tham gia đánh lui cuộc hành quân qua Campuchia của Mỹ - Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại Campuchia, sư 5 tách một phần bộ chỉ huy và 2 tiểu đoàn khác để thành lập trung đoàn 205 (E205 chính là tên của E5 trước kia) trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Đầu năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam lập đoàn 301 gồm 3 sư đoàn 5,7,9. Các trung đoàn 5, 174, 6 của F5 đổi tên lần lượt thành 1,2,3 nằm trong đội hình đoàn 301. Lần đầu tiên Đơn vị đánh thắng trận Snoul, tịch thu được nhiều xe thiết giáp và sử dụng nó trong chiến dịch 1972.
E33 rời F5 đến tăng cường cho chiến trường T6 (ở khu vực Đồng Nai-Bình Thuận, miền Đông Nam Bộ). Để bổ sung lực lượng, sư 5 thành lập thêm trung đoàn Q.766 (tức E6) và nhận thêm tân binh. Tháng 4/1970 F5 hành quân lên Campuchia và tham gia đánh lui cuộc hành quân qua Campuchia của Mỹ - Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại Campuchia, sư 5 tách một phần bộ chỉ huy và 2 tiểu đoàn khác để thành lập trung đoàn 205 (E205 chính là tên của E5 trước kia) trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Đầu năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam lập đoàn 301 gồm 3 sư đoàn 5,7,9. Các trung đoàn 5, 174, 6 của F5 đổi tên lần lượt thành 1,2,3 nằm trong đội hình đoàn 301. Lần đầu tiên Đơn vị đánh thắng trận Snoul, tịch thu được nhiều xe thiết giáp và sử dụng nó trong chiến dịch 1972.


Đầu năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Nguyễn Huệ. F5 được tăng cường E3 của F9, phối hợp cùng các đơn vị tănk, tấn công Lộc Ninh thành công và đây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến trường B2. Trận này F5 xóa sổ trung đoàn 1 thiết giáp, chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sức ép quân sự này góp phần làm phái đoàn ở hội nghị Paris giữ thế mạnh. Để cứu nguy, Mỹ tăng cường dùng B52 đánh phá liên tục, gây tổn thất trầm trọng cho các đơn vị của F5,9.
Đầu năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Nguyễn Huệ. F5 được tăng cường E3 của F9, phối hợp cùng các đơn vị tank, tấn công Lộc Ninh thành công và đây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến trường B2. Trận này F5 xóa sổ trung đoàn 1 thiết giáp, chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sức ép quân sự này góp phần làm phái đoàn ở hội nghị Paris giữ thế mạnh. Để cứu nguy, Mỹ tăng cường dùng B52 đánh phá liên tục, gây tổn thất trầm trọng cho các đơn vị của F5,9.


Sau đó E174 hành quân bổ sung gấp cho chiến trường ở An Lộc. F5 còn lại lùi về miền tây Nam bộ và phối hợp với các đơn vị ở đây mở chiến trường phối hợp. Dù ở phía đông Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp thất bại (đặc biệt tại An Lộc), nhìn chung họ được bù đắp bằng phần lãnh thổ, dân cư khá rộng, tạo ra vùng kiểm soát an toàn để các căn cứ chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đứng vững.
Sau đó E174 hành quân bổ sung gấp cho chiến trường ở An Lộc. F5 còn lại lùi về miền tây Nam bộ và phối hợp với các đơn vị ở đây mở chiến trường phối hợp. Dù ở phía đông Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp thất bại (đặc biệt tại An Lộc), nhìn chung họ được bù đắp bằng phần lãnh thổ, dân cư khá rộng, tạo ra vùng kiểm soát an toàn để các căn cứ chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đứng vững.

Phiên bản lúc 08:19, ngày 7 tháng 2 năm 2016

Sư đoàn 5 Quân đội Nhân dân Việt Nam, đơn vị chủ lực quân khu 7 của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một phiên bản phía tây của sư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Quá trình phát triển

Giai đoạn chiến tranh cục bộ [1]

Sư đoàn 5 được thành lập ngày 23/11/1965 (cũng là kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 1940) từ 2 trung đoàn Q.764 và Q.765 từng phát triển trong Chiến Tranh Đặc Biệt. Sư trưởng đầu tiên là Nguyễn Hòa, chính ủy đầu tiên là Lê Xuân Lưu. F5 lập từ trung đoàn Q.764 (E4), Q.765 (E5), pháo, công binh.... Đơn vị này tác chiến đối đầu với Quân lực Việt Nam Cộng hòa lần đầu tiên. Dù cả đội hình đông đảo có 2 trung đoàn 4, 5 cùng các đơn vị trợ chiến, F5 chưa từng tác chiến quy mô cấp sư đoàn trước năm 1971.

Thời gian đầu, F5 tác chiến với trung đoàn thiết giáp - lữ đoàn dù 174 Hoa Kỳ, Sư đoàn 18 Quân lực Việt Nam Cộng hòa ... F5 chủ yếu hoạt động ở chiến trường Long Khánh - Bà Rịa - Biên Hòa. Đơn vị vẫn trang bị kém vì được tiếp tế rất ít, chủ yếu là CKC-AK hoặc súng chiến lợi phẩm.

Tháng 2/1966 E4 chiến thắng Võ Su, tháng 3 tập kích vào trường biệt kích Vũng Tàu, tháng 4 chạm trán với Sư đoàn 1 Anh Cả Đỏ, cùng nhiều chiến thắng khác... Mỹ đưa thêm quân vào chiến trường, mở rộng những trận càn vào miền đông. Đạt được một số thắng lợi, các đơn vị đều chịu rất nhiều tổn thất ngày càng tăng và không thể kéo dài cách đánh này.

Bộ tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tấn công xuân 1968. F5 chủ lực mặt trận phía đông, tấn công Sài Gòn. Thời điểm này chính ủy Tám Hà chiêu hồi về phía Việt Nam Cộng hòa, F5 chịu tổn thất nặng khi đối đầu với hỏa lực của Hoa Kỳ và Úc. Kết thúc chiến dịch, F5 rút chạy về phía Tây Bắc Sài Gòn, riêng E4 ở lại chiến trường Vũng Tàu cũ.

Đợt 3 năm 1968 tiếp tục bùng nổ trong khi Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã chuẩn bị sẵn để đón đánh. E5 được tăng cường E33 (là E101 cũ), E88 (F308) và E174 (F316) hoạt động và giành một số thắng lợi, trong khi thương vong vẫn tăng. Cuối năm 1968 chiến dịch Mậu Thân kết thúc, Mỹ đã chấp nhận xuống thang chiến tranh để đàm phán ở Paris.

"Việt Nam hóa chiến tranh"

E88 rời F5 về lại vùng Củ Chi - Trảng Bàng rồi tăng cường cho QK8, còn đội hình F5 xuống chiến trường Vũng Tàu hoạt động cho đến hết năm 1969.

E33 rời F5 đến tăng cường cho chiến trường T6 (ở khu vực Đồng Nai-Bình Thuận, miền Đông Nam Bộ). Để bổ sung lực lượng, sư 5 thành lập thêm trung đoàn Q.766 (tức E6) và nhận thêm tân binh. Tháng 4/1970 F5 hành quân lên Campuchia và tham gia đánh lui cuộc hành quân qua Campuchia của Mỹ - Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại Campuchia, sư 5 tách một phần bộ chỉ huy và 2 tiểu đoàn khác để thành lập trung đoàn 205 (E205 chính là tên của E5 trước kia) trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Đầu năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam lập đoàn 301 gồm 3 sư đoàn 5,7,9. Các trung đoàn 5, 174, 6 của F5 đổi tên lần lượt thành 1,2,3 nằm trong đội hình đoàn 301. Lần đầu tiên Đơn vị đánh thắng trận Snoul, tịch thu được nhiều xe thiết giáp và sử dụng nó trong chiến dịch 1972.

Đầu năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Nguyễn Huệ. F5 được tăng cường E3 của F9, phối hợp cùng các đơn vị tank, tấn công Lộc Ninh thành công và đây là trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến trường B2. Trận này F5 xóa sổ trung đoàn 1 thiết giáp, chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sức ép quân sự này góp phần làm phái đoàn ở hội nghị Paris giữ thế mạnh. Để cứu nguy, Mỹ tăng cường dùng B52 đánh phá liên tục, gây tổn thất trầm trọng cho các đơn vị của F5,9.

Sau đó E174 hành quân bổ sung gấp cho chiến trường ở An Lộc. F5 còn lại lùi về miền tây Nam bộ và phối hợp với các đơn vị ở đây mở chiến trường phối hợp. Dù ở phía đông Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp thất bại (đặc biệt tại An Lộc), nhìn chung họ được bù đắp bằng phần lãnh thổ, dân cư khá rộng, tạo ra vùng kiểm soát an toàn để các căn cứ chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đứng vững.

Giai đoạn sau

Sau lệnh ngừng bắn, đơn vị này chốt giữ phần lãnh thổ đã kiểm soát và củng cố đội hình. Đến cuối năm 1974, Quân đoàn 4 được thành lập với đội hình 3 sư đoàn 5,7,9. Đầu năm 1975, F5 và F9 về miền tây, cùng với Sư đoàn Phước Long lập binh đoàn 232 (F7 tiến sang phía đông tác chiến cùng F6, F341 ở Xuân Lộc) Kế hoạch Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về miền tây cố thủ đã thất bại. 30/4/1975 kết thúc chiến tranh, tuy nhiên F5 vẫn làm nhiệm vụ truy nã một số nhóm nhỏ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn chống cự lẻ tẻ.

Năm 1977, 1978 F5 tiếp tục tấn công Khmer Đỏ ở Campuchia, chiếm lại vùng biên giới và tham gia chiến dịch K3. Lần thứ 2, F5 tấn công Snoul và giành thắng lớn vào ngày 5/12/1978. Tháng 1/1979 F5 tấn công Phnôm Pênh. Sau chiến thắng, F5 lần thứ 2 được Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

F5 tiếp tục tham gia mặt trận 479 nhưng lần này chịu nhiều tổn thất dai dẳng vì quân Khmer đỏ vẫn còn. F5 được biên chế thêm E2, E8 biên phòng, E160 tỉnh Long An, nâng tổng số lên 6 E bộ binh và 1 E pháo. Năm 1989 F5 rút về Việt Nam.

Tổ chức sư đoàn

Trung đoàn 4

Còn gọi là đoàn Bà Rịa Q.764, thành lập ngày 2/3/1965 từ tiểu đoàn 500 (khi bầu đại úy Năm Hưng làm tiểu đoàn trưởng, được đổi tên thành tiểu đoàn 800) và tiểu đoàn 700 ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Phiên hiệu trung đoàn Đồng Nai. Khi về đội hình F5, trung đoàn này được bổ sung thêm tiểu đoàn 265 ở miền Tây. Sau năm 1968 tăng cường tiểu đoàn 308 vào đội hình, còn tiểu đoàn 700 về lại QK7. Thời gian chiến đấu độc lập ở chiến trường Bà Rịa - Long Khánh, E4 cùng E812, E33 hợp lại thành sư đoàn 6 do Hai Phê chỉ huy. Sau chiến thắng 1975, đơn vị về lại F5.

Trung đoàn 5

Ban đầu là trung đoàn 205 hoạt động vào cuối năm 1964 ở quân khu 8, được thành lập chính thức ngày 31/5/1965, còn gọi là "trung đoàn Cá Gô"

Khi đứng trong đội hình sư 5, trung đoàn 205 biên chế thành trung đoàn 5 (Q.765) gồm 3 tiểu đoàn, và vẫn là đơn vị trụ cột cho đến sau này. Đánh vào Sài Gòn lần đầu tiên năm 1968, được bổ sung 1 tiểu đoàn đến từ miền bắc. Khi rút sang biên giới Campuchia vào năm 1970, thành lập lại E205 và Q766. Khi về nước tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, E205 bổ sung cho sư đoàn 7, rồi rời ra để lập sư đoàn Phước Long và chuyển quân ra Bắc. F5 trở lại với biên chế cũ gồm E4, E5 và các đơn vị khác để đánh Pôn Pốt.

Trung đoàn 271

Là một trung đoàn của F341 ở Nghệ An. Hành quân đi chiến trường Nam bộ tháng 2/1971. Ban đầu được biên chế cho đoàn C30B (gồm E271, E24) tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ. Trong chiến dịch năm 1975, E271 bổ sung cho sư đoàn Phước Long. Sau năm 1975 sư này cùng với sư 302 chuyển ra Bắc, E271 về đội hình F5.

Đại đội 23 Cảnh vệ
Tiểu đoàn 24 phòng không
Đại đội 25 công binh

Chú thích

  1. ^ "truyền thống chiến đấu".

Tham khảo