Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cầu Thuận Phước”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27: Dòng 27:


- dự định sẽ khành thành vào ngày [[30 tháng 4]] năm [[2009]] để mừng kỷ niệm giải phóng miền nam thống nhất đất nước nhưng tiến độ bị giảm vì những khó khăn từ lớp đất bên dưới lòng cửa sông nên cầu khánh thành vào ngày [[19 tháng 7]] năm [[2009]].
- dự định sẽ khành thành vào ngày [[30 tháng 4]] năm [[2009]] để mừng kỷ niệm giải phóng miền nam thống nhất đất nước nhưng tiến độ bị giảm vì những khó khăn từ lớp đất bên dưới lòng cửa sông nên cầu khánh thành vào ngày [[19 tháng 7]] năm [[2009]].

== '''Công Nghệ''' ==
- Cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực (DƯL) Thuận Phước có tổng chiều dài 1.200m. Cầu được thiết kế 12 trụ, gồm 2 dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL M500 song song, mỗi dầm hộp có bề rộng mặt 9m, chiều cao dầm 2,5m. Điểm qua các CNTC để chúng ta hiểu hơn ngoài các nguyên nhân khách quan khiến thời gian thi công kéo dài 7 năm, thì việc áp dụng một công nghệ xây cầu hiện đại, phù hợp với địa hình và khí hậu là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ kỹ sư, công nhân xây cầu.
CNTC phải kể đến đầu tiên là đổ bê-tông dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL khối lớn: Cầu dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL Thuận Phước có khối lượng bê-tông mỗi lần đổ từ 250m3 (đối với đoạn 40m) đến 350m3 (đối với đoạn 60m). Công nghệ đổ bê-tông trên đà giáo được áp dụng giống công nghệ cầu Cần Thơ nhưng cầu Thuận Phước có chiều dài nhịp lớn hơn. Trong từng đợt bê-tông được bơm đổ theo phương pháp cuốn chiếu cho toàn bộ chiều dài 60m. Bê-tông được phân thành từng lớp dày từ 20 - 30cm, chiều dài đoạn đổ phân lớp từ 15 - 20m.
Một vấn đề thi công gặp rất nhiều khó khăn cần nhắc đến ở cầu Thuận Phước là công nghệ khoan cọc nhồi đường kính lớn đến 2,5m; thi công giếng chìm và bịt đáy giếng chìm khiến thời gian kéo dài. Cầu có 22 cọc chia cho 2 trụ tháp với đường kính cọc 2,5m, với chiều sâu từ 50 – 60m, âm trong đá gốc 2,5 – 5,0m. Quá trình thi công ở tầng địa chất phức tạp, nước sâu và chảy xiết nên công ty thi công phải sử dụng sà lan, xe cẩu lớn, khung vây và hệ sàn đạo ổn định. Thiết bị khoan rất hiện đại nhưng không thể thực hiện được (do sập thành vách, phá mũi, gãy cần). Sau một thời gian tìm kiếm thiết bị của nhà thầu, cuối cùng máy khoan RCD (ANY) cùng đội ngũ chuyên gia từ Hàn Quốc qua Việt Nam để tham gia khắc phục khó khăn này.
Ngày 14-9-2004, cọc khoan nhồi đầu tiên đã được đổ bê-tông. Theo các kỹ sư thi công, đây là khu vực có địa chất phức tạp, tầng đá cứng nứt nẻ đã gây không ít khó khăn trong việc vệ sinh và bơm vữa mũi cọc, khi thổi vữa cát và đá cuội nhỏ cứ theo nhau đi lên; có cọc công tác thổi rửa vệ sinh mũi cọc tới 10 ngày và khối lượng vữa bơm vào cũng gấp 3-4 lần khối lượng tính toán. Cuối cùng toàn bộ hệ cọc khoan nhồi cũng hoàn thành ngày 31-8-2005.
Giếng chìm là một dạng CNTC mới của ngành Cầu đường Việt Nam. Nhưng giếng chìm cầu Thuận Phước phức tạp hơn nhiều do các bước lắp ghép vỏ thép có kích thước lớn phải dùng cẩu lớn, tay nghề cơ khí cao. Việc hạ giếng chìm ở các đốt từ 1 đến 4 (khoảng 23m) diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến đốt thứ 5, mỗi ngày chỉ thi công được khoảng 10cm, và đến đốt 6 giếng chìm hoàn toàn đứng yên, bởi vì đáy giếng chìm đã vào tầng sét.
Vậy là phải dừng lại để nghiên cứu phương án mới. Mẫu địa chất ở đây là lớp đất sét có tính chất rất đặc biệt (liên kết rất chặt, khi lấy ra ngoài cứng và rắn chắc giống như đá phong hóa). Nhà thầu đã cử 30 thợ lặn sử dụng máy cắt sét áp lực cao để bắn phá, ngày đêm lặn hụp dưới đáy giếng di chuyển từng mảng sét lên bờ. Phương án thi công này mất gần một năm trời.
Khi giếng chìm đã ổn định, phương án bịt đáy bắt đầu tiến hành thi công. Phương án đổ bê-tông bịt đáy được chia ra làm 8 lần đổ theo phân ô của giếng chìm, khối lượng cho một lần đổ khoảng 800m3. Phải lắp đặt ván khuôn vách ngăn ở độ sâu -37,5m dưới nước để ngăn ra thành ô. Việc lắp đặt vách ngăn sau khi quan trắc đã chính xác và đạt được độ ổn định khi áp lực bê-tông đạt đến bề dày 4,5m cho ô giếng.
Ở Việt Nam, cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng đầu tiên với dầm hộp thép được cấu tạo dạng bản trực hướng, tổng cộng 69 đốt dầm, tổng chiều dài 655m. Theo dự kiến thiết kế ban đầu, lớp phủ mặt thép sẽ dày 7cm bằng bê-tông nhựa thông thường. Nhưng trong quá trình kiểm tra thử nghiệm, phương án này không phù hợp với đặc điểm công trình.
Do kết cấu cầu Thuận Phước là cầu có dầm thép hộp, vào mùa hè, hơi nóng tích lại bên trong dầm hộp kín, làm nhiệt độ của lớp mặt gia tăng. Lớp vật liệu bê-tông nhựa có thể bị mềm, giảm tính năng dính bám cũng như sức chống cắt, dễ dẫn đến hiện tượng trượt tách mặt đường, xô dồn nhựa và biến dạng lún vệt bánh xe. Yêu cầu kỹ thuật là lớp phủ phải có hệ số biến dạng cùng loại thép. Sau một thời gian tiến hành đo nhiệt độ thực tế, chọn mẫu thử đưa đến các phòng thí nghiệm ở Singapore, nhà thầu đã lựa chọn vật liệu là hỗn hợp SMA (sợi khoáng cenlulo, hàm lượng nhựa cao 6,5-7%) và vật liệu bê-tông nhựa Epoxy; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật cho bản mặt cầu thép...


==Thông số==
==Thông số==

Phiên bản lúc 17:39, ngày 9 tháng 8 năm 2011

16°05′31″B 108°13′18″Đ / 16,091931°B 108,221548°Đ / 16.091931; 108.221548

Cầu Thuận Phước
Vị tríĐà Nẵng
Bắc quasông Hàn
Tọa độ16°05′31″B 108°13′19″Đ / 16,092°B 108,222°Đ / 16.092; 108.222
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây võng bê tông + thép
Tổng chiều dài1856 m
Rộng18 m
Cao92 m
Lịch sử
Tổng thầuCông ty Cơ khí xây dựng công trình 623tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6
Khởi công2003
Vị trí
Map

Cầu thuận Phước là cây cầu bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng. Và đã trở thành 1 trong những cây Cầu đẹp nhất Việt Nam.Cầu Thuận Phước còn là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam.

Xây dựng

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 1 năm 2003[1] với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu thông xe kỹ thuật ngày 25 tháng 3 năm 2009[2] và khánh thành ngày 19 tháng 7 năm 2009.

Tập tin:CauThuanPhuocvedem.JPG
Cầu Thuận Phước về đêm

Khó Khăn

-Trong quá trình xây dựng tại cửa Sông Hàn, nơi sông Hàn đỗ ra Vịnh Đà nẵng, mặt đất dưới đáy sông rất khó khăn cho việc chống 2 trụ cầu. Cầu được xây rất cao nên ảnh hưởng của gió làm cho tiến độ thi công bị giảm nhưng với sự nỗ lực của các kỹ sư và công nhân, cây cầu cũng đã hoàn thành.

Khánh Thành

- dự định sẽ khành thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2009 để mừng kỷ niệm giải phóng miền nam thống nhất đất nước nhưng tiến độ bị giảm vì những khó khăn từ lớp đất bên dưới lòng cửa sông nên cầu khánh thành vào ngày 19 tháng 7 năm 2009.

Công Nghệ

- Cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực (DƯL) Thuận Phước có tổng chiều dài 1.200m. Cầu được thiết kế 12 trụ, gồm 2 dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL M500 song song, mỗi dầm hộp có bề rộng mặt 9m, chiều cao dầm 2,5m. Điểm qua các CNTC để chúng ta hiểu hơn ngoài các nguyên nhân khách quan khiến thời gian thi công kéo dài 7 năm, thì việc áp dụng một công nghệ xây cầu hiện đại, phù hợp với địa hình và khí hậu là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ kỹ sư, công nhân xây cầu. CNTC phải kể đến đầu tiên là đổ bê-tông dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL khối lớn: Cầu dầm hộp bê-tông cốt thép DƯL Thuận Phước có khối lượng bê-tông mỗi lần đổ từ 250m3 (đối với đoạn 40m) đến 350m3 (đối với đoạn 60m). Công nghệ đổ bê-tông trên đà giáo được áp dụng giống công nghệ cầu Cần Thơ nhưng cầu Thuận Phước có chiều dài nhịp lớn hơn. Trong từng đợt bê-tông được bơm đổ theo phương pháp cuốn chiếu cho toàn bộ chiều dài 60m. Bê-tông được phân thành từng lớp dày từ 20 - 30cm, chiều dài đoạn đổ phân lớp từ 15 - 20m. Một vấn đề thi công gặp rất nhiều khó khăn cần nhắc đến ở cầu Thuận Phước là công nghệ khoan cọc nhồi đường kính lớn đến 2,5m; thi công giếng chìm và bịt đáy giếng chìm khiến thời gian kéo dài. Cầu có 22 cọc chia cho 2 trụ tháp với đường kính cọc 2,5m, với chiều sâu từ 50 – 60m, âm trong đá gốc 2,5 – 5,0m. Quá trình thi công ở tầng địa chất phức tạp, nước sâu và chảy xiết nên công ty thi công phải sử dụng sà lan, xe cẩu lớn, khung vây và hệ sàn đạo ổn định. Thiết bị khoan rất hiện đại nhưng không thể thực hiện được (do sập thành vách, phá mũi, gãy cần). Sau một thời gian tìm kiếm thiết bị của nhà thầu, cuối cùng máy khoan RCD (ANY) cùng đội ngũ chuyên gia từ Hàn Quốc qua Việt Nam để tham gia khắc phục khó khăn này. Ngày 14-9-2004, cọc khoan nhồi đầu tiên đã được đổ bê-tông. Theo các kỹ sư thi công, đây là khu vực có địa chất phức tạp, tầng đá cứng nứt nẻ đã gây không ít khó khăn trong việc vệ sinh và bơm vữa mũi cọc, khi thổi vữa cát và đá cuội nhỏ cứ theo nhau đi lên; có cọc công tác thổi rửa vệ sinh mũi cọc tới 10 ngày và khối lượng vữa bơm vào cũng gấp 3-4 lần khối lượng tính toán. Cuối cùng toàn bộ hệ cọc khoan nhồi cũng hoàn thành ngày 31-8-2005. Giếng chìm là một dạng CNTC mới của ngành Cầu đường Việt Nam. Nhưng giếng chìm cầu Thuận Phước phức tạp hơn nhiều do các bước lắp ghép vỏ thép có kích thước lớn phải dùng cẩu lớn, tay nghề cơ khí cao. Việc hạ giếng chìm ở các đốt từ 1 đến 4 (khoảng 23m) diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến đốt thứ 5, mỗi ngày chỉ thi công được khoảng 10cm, và đến đốt 6 giếng chìm hoàn toàn đứng yên, bởi vì đáy giếng chìm đã vào tầng sét. Vậy là phải dừng lại để nghiên cứu phương án mới. Mẫu địa chất ở đây là lớp đất sét có tính chất rất đặc biệt (liên kết rất chặt, khi lấy ra ngoài cứng và rắn chắc giống như đá phong hóa). Nhà thầu đã cử 30 thợ lặn sử dụng máy cắt sét áp lực cao để bắn phá, ngày đêm lặn hụp dưới đáy giếng di chuyển từng mảng sét lên bờ. Phương án thi công này mất gần một năm trời. Khi giếng chìm đã ổn định, phương án bịt đáy bắt đầu tiến hành thi công. Phương án đổ bê-tông bịt đáy được chia ra làm 8 lần đổ theo phân ô của giếng chìm, khối lượng cho một lần đổ khoảng 800m3. Phải lắp đặt ván khuôn vách ngăn ở độ sâu -37,5m dưới nước để ngăn ra thành ô. Việc lắp đặt vách ngăn sau khi quan trắc đã chính xác và đạt được độ ổn định khi áp lực bê-tông đạt đến bề dày 4,5m cho ô giếng. Ở Việt Nam, cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng đầu tiên với dầm hộp thép được cấu tạo dạng bản trực hướng, tổng cộng 69 đốt dầm, tổng chiều dài 655m. Theo dự kiến thiết kế ban đầu, lớp phủ mặt thép sẽ dày 7cm bằng bê-tông nhựa thông thường. Nhưng trong quá trình kiểm tra thử nghiệm, phương án này không phù hợp với đặc điểm công trình. Do kết cấu cầu Thuận Phước là cầu có dầm thép hộp, vào mùa hè, hơi nóng tích lại bên trong dầm hộp kín, làm nhiệt độ của lớp mặt gia tăng. Lớp vật liệu bê-tông nhựa có thể bị mềm, giảm tính năng dính bám cũng như sức chống cắt, dễ dẫn đến hiện tượng trượt tách mặt đường, xô dồn nhựa và biến dạng lún vệt bánh xe. Yêu cầu kỹ thuật là lớp phủ phải có hệ số biến dạng cùng loại thép. Sau một thời gian tiến hành đo nhiệt độ thực tế, chọn mẫu thử đưa đến các phòng thí nghiệm ở Singapore, nhà thầu đã lựa chọn vật liệu là hỗn hợp SMA (sợi khoáng cenlulo, hàm lượng nhựa cao 6,5-7%) và vật liệu bê-tông nhựa Epoxy; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật cho bản mặt cầu thép...

Thông số

Cầu dài 1856 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300m) và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam [3]

  • Chiều rộng cầu: 18 m
  • Số làn xe: 4
  • Trọng tài: 13 tấn
  • Độ tĩnh không thông thuyền: 27 m
  • 3 nhịp dây võng liên tục dài: 655m
  • Số lượng trụ tháp: 2
  • Độ cao tháp trụ: 80m tính từ bệ cọc
  • Khoảng cách giữa 2 trụ: 405 m[4]

Các Vấn Đề

Tai Nạn và Tự Vẫn

- Tính đến nay (8/2011) đã có 1 vụ tự vẫn và 1 vài vụ tai nạn xảy ra trên cầu, 1 vụ lao xe khỏi lan can chắn cầu.

Tính thẩm mỹ

-Cầu được trang trí với hệ thống đèn điện rất đẹp làm nỗi bậc giữa dòng sông Hàn, và có thể xem là Cầu Cổng Vàng của Việt Nam.

Gió

-Hằng năm, cầu phải chịu những cơn gió rất mạnh thổi từ biển vào, từ những cơn bão nhiệt đới...

Chú thích

Liên kết ngoài

Cầu Thuận Phước được xem là cây cầu đẹp nhất nước. Với vị trí và kiến trúc có một không hai ở nước ta tại thời điểm hiện tại. Cầu thuận phước như một dải lụa nối hai bờ sông Hàn tại cửa sông. Vẻ đẹp của cầu Thuận Phước càng trở nên lộng lẫy vào ban đêm. Những ánh lung linh, huyền ảo tựa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế mà Đà Nẵng độc quyền đăng cai. Rồi mai đây, khi Đa Phước khu đô thị tầm cỡ quốc tế cũng được ví là khu đô thị đẹp nhất nước hoàn thành. Chắc chắn Đà Nẵng sẽ đẹp hơn và Cầu Thuận Phước sẽ xứng tầm hơn...!!!