Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Nhật Vũ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 55171178 của 2001:EE0:27F:2EF4:0:0:63AD:B82C (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 1: Dòng 1:
{{đang diễn ra}}
{{đang diễn ra}}
'''Phạm Nhật Vũ''' là một doanh nhân Việt Nam, em của tỷ phú [[Phạm Nhật Vượng súc vật [[ Phạm Nhật Vượng]].
'''Phạm Nhật Vũ''' là một doanh nhân Việt Nam, em của tỷ phú [[Phạm Nhật Vượng súc vật|Phạm Nhật Vượng]].


Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt vì tội đưa hối lộ cho [[Nguyễn Bắc Son]] và [[Trương Minh Tuấn]] trong [[Tổng công ty Viễn thông MobiFone#Việc mua AVG|vụ MobiPhone mua AVG]].<ref>{{chú thích web | url = https://thanhnien.vn/thoi-su/bat-giam-ong-pham-nhat-vu-lien-quan-vu-avg-1071180.html | tiêu đề = Bắt giam ông Phạm Nhật Vũ liên quan vụ AVG | author = | ngày = 14 tháng 4 năm 2019 | ngày truy cập = 14 tháng 4 năm 2019 | nơi xuất bản = Báo Thanh Niên | ngôn ngữ = }}</ref>
Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt vì tội đưa hối lộ cho [[Nguyễn Bắc Son]] và [[Trương Minh Tuấn]] trong [[Tổng công ty Viễn thông MobiFone#Việc mua AVG|vụ MobiPhone mua AVG]].<ref>{{chú thích web | url = https://thanhnien.vn/thoi-su/bat-giam-ong-pham-nhat-vu-lien-quan-vu-avg-1071180.html | tiêu đề = Bắt giam ông Phạm Nhật Vũ liên quan vụ AVG | author = | ngày = 14 tháng 4 năm 2019 | ngày truy cập = 14 tháng 4 năm 2019 | nơi xuất bản = Báo Thanh Niên | ngôn ngữ = }}</ref>

Phiên bản lúc 02:10, ngày 4 tháng 9 năm 2019

Phạm Nhật Vũ là một doanh nhân Việt Nam, em của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông bị bắt vì tội đưa hối lộ cho Nguyễn Bắc SonTrương Minh Tuấn trong vụ MobiPhone mua AVG.[1]

Tiểu sử

Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.

Năm 2012, Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG).[2]

Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng.[3]

Từ lời khai của các bị can là lãnh đạo của MobiFone đã bị bắt và các chứng cứ, tài liệu khác cơ quan cảnh sát điều tra xác định đủ căn cứ khởi tố ông Vũ tội đưa hối lộ, 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn tội nhận hối lộ.

Ngày 3/9/2019 Cơ quan điều tra đã làm rõ ông Vũ đã hối lộ cho Nguyễn Bắc SonTrương Minh Tuấn hơn 3 triệu đôla. Hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đều khai nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG trong thương vụ Mobifone mua AVG. Sau khi Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, tức khoảng 8.890 tỷ, thì ông Son nhận của ông Vũ 3 triệu đôla, ông Son đã hoàn lại 500 triệu đồng. Trong khi đó, ông Tuấn nhận của ông Vũ 200.000 đôla và đã hoàn lại 2,12 tỷ. Ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch HĐTV Mobifone, cũng nhận của ông Vũ 2,5 triệu đôla và đã hoàn lại toàn bộ số tiền này.[4]

Đời tư

Trong một lần tiếp xúc với báo chí, Phạm Nhật Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Ông là Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.[2]

Nhiều năm nay, ông đã âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.[2]

Tham khảo

  1. ^ “Bắt giam ông Phạm Nhật Vũ liên quan vụ AVG”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập 14 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b c Điều chưa biết về cư sĩ Phạm Nhật Vũ
  3. ^ “Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt với cáo buộc đưa hối lộ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập 14 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ “Thương vụ AVG: Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD - tuoitre”. tuoitre - Tin tức nóng. 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập 3 tháng 9 năm 2019.