Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hãn quốc Đột Quyết”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 68: Dòng 68:
[[bs:Gok Turci]]
[[bs:Gok Turci]]
[[bg:Тюркски хаганат]]
[[bg:Тюркски хаганат]]
[[ca:Turcs Orientals]]
[[cv:Тĕрĕк хаканлăхĕ]]
[[cv:Тĕрĕк хаканлăхĕ]]
[[de:Göktürken]]
[[de:Göktürken]]
Dòng 79: Dòng 80:
[[he:גקטורקים]]
[[he:גקטורקים]]
[[kk:Түркі қағандығы]]
[[kk:Түркі қағандығы]]
[[ku:Tirk]]
[[lt:Tiurkų kaganatas]]
[[lt:Tiurkų kaganatas]]
[[mn:Түрэгийн эзэнт гүрэн]]
[[mn:Түрэгийн эзэнт гүрэн]]
[[nl:Rijk der Göktürken]]
[[nl:Rijk der Göktürken]]
[[ja:突厥]]
[[ja:突厥]]
[[no:Göktürkene]]
[[uz:Turk xoqonligi]]
[[uz:Turk xoqonligi]]
[[pnb:گوک ترک]]
[[pl:Turkuci]]
[[pl:Turkuci]]
[[pt:Göktürks]]
[[pt:Göktürks]]

Phiên bản lúc 13:53, ngày 27 tháng 6 năm 2012

Hãn quốc Đột Quyết
552–744
Hãn quốc Đột Quyết (màu lục) trong thời kì đầu
Hãn quốc Đột Quyết (màu lục) trong thời kì đầu
Vị thếHãn quốc
Thủ đôOrdu Baliq
Tôn giáo chính
Tengri giáo
Chính trị
Khả Hãn 
• 551–553
Bumin Qaghan
• 553–576
İstemi Yabghu
Lập phápKurultai (Qurultay)
Lịch sử 
• Thành lập
552
• Giải thể
744
Địa lý
Diện tích 
• 557
6.000.000 km2
(2.316.613 mi2)
Tiền thân
Kế tục
Nhu Nhiên
Hồi Cốt Hãn quốc
Turgesh
Hãn quốc Tây Đột Quyết

Đột Quyết (突厥, Göktürk) là tên một liên minh các dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở khu vực dãy núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á trong giai đoạn từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 7.

Lịch sử

Dòng họ đã cai trị hãn quốc này suốt nhiều năm là dòng họ Ashina (A Sử Na 阿史那). Người Đột Quyết ban đầu sinh sống ở vùng phía Tây Nam dãy Altai và chịu sự chi phối của người Nhu Nhiên (柔然 Rouran), một tộc người Mông Cổ thống trị vùng cao nguyên Mông Cổ. Vào khoảng năm 546, người Đột Quyết dưới sự lãnh đạo của Thổ Môn (Bumin) trỗi dậy chinh phục người Thiết Cách (鉄勒), một dân tộc người Turk khác và cùng với người Thiết Cách chống lại sự thống trị của người Nhu Nhiên. Sau đó, dần dần người Đột Quyết mở rộng phạm vị ảnh hưởng của mình ra toàn vùng cao nguyên Mông Cổ, liên minh với triều Sassanid diệt nước Ephtal ở vùng Bắc Iran và Trung Á ngày nay. Sử sách Trung Quốc còn ghi chép lại việc hãn quốc Đột Quyết thường vào Quan nội để cướp bóc.

Vào thời điểm hoàng kim, phạm vi thống trị của Đột Quyết trải dài từ phía Bắc Trung Quốc ngày nay tới tận biển Caspi. Đột Quyết đã có sự liên minh chặt chẽ về kinh tế và chính trị với Cao Cấu Ly lúc đó chi phối Nam Mãn Châubán đảo Triều Tiên.

Hãn quốc Đột Quyết trở thành một quốc gia du mục của các tộc người du mục liên minh với nhau. Do có nhiều sắc tộc và do chính sách ly gián của nhà Tùy, Đột Quyết rơi vào xung đột nội bộ và chia làm Đông và Tây Đột Quyết đối kháng nhau vào khoảng năm 584 sau khi Đà Bát Khả hãn qua đời. Người Thiết Cách bắt đầu tiến hành đấu tranh giành độc lập.

Nhà Tùy đã từng gả công chúa An Nghĩa cho thủ lĩnh của Đông Đột Quyết và tạo được sự chi phối nhất định đối với Đông Đột Quyết. Nhưng sau đó Đông Đột Quyết lại ngừng triều cống, tìm cách thoát ly khỏi sự chi phối của nhà Tùy. Dưới thời Thủy Bi Khả hãn (Shibi Khagan, 609-619) và Hiệt Lợi Khả hãn (Illig Qaghan, 620-630), Đông Đột Quyết đã 33 lần tấn công Tùy-Đường. Năm 627, Đông Đột Quyết tấn công Đại Đường, tiến tới tận sông Vệ gần kinh đô Tràng An.

Năm 629, quân Đại Đường và người Thiết Cách mới giành được độc lập đã liên minh với nhau tiêu diệt được Đông Đột Quyết. Năm 682, Đông Đột Quyết dưới sự lãnh đạo của Ilteriş Şad và em trai là Qapaghan Khaghan đã giành được độc lập trở lại, nhưng rồi liên tiếp mắc vào nội chiến. Tới năm 745, liên quân do người Hồi Hột (Uyghur) làm chủ lực đã tiêu diệt hoàn toàn thế lực Đông Đột Quyết.

Tây Đột Quyết thời ShekueiThống Diệp Hộ Khả hãn đã từng liên minh với Đế quốc Đông La Mã chống lại triều Sassanid. Năm 627, Thống Diệp Hộ đã tấn công vùng Nam Kavkaz. Năm 630, quân Tây Đột Quyết đã tấn công Armenia và dưới sự chỉ huy tài ba của Chorpan Tarkhan đã đánh bại lực lượng Ba Tư đông hơn. (Xem thêm Chiến tranh Sassanid-Tây Đột Quyết lần thứ ba)

Tây Đột Quyết cũng từng tấn công Đại Đường vào giữa thế kỷ 7. Đến năm 739 thì Tây Đột Quyết bị diệt vong.

Xem thêm

Tham khảo