Đền Pashupatinath

Đền Pashupatinath
Cảnh ban đêm của đền Pashupatinath
Cảnh ban đêm của đền Pashupatinath
Vị trí địa lý
Tọa độ27°42′35″B 85°20′55″Đ / 27,70972°B 85,34861°Đ / 27.70972; 85.34861
Quốc giaNepal
TỉnhBagmati Pradesh
Quận/HuyệnKathmandu
Địa phươngKathmandu
Vị tríGaushala, Kathmandu
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcĐền chùa
Inscriptionschưa biết
Lịch sử và sự quản lý
Người xây dựngchưa biết
Trang webpashupati.org.np

Đền Pashupatinath (tiếng Nepal: पशुपतिनाथ मन्दिर]) là một tổ hợp đền thờ Hindu giáo linh thiêng và nổi tiếng nằm trên bờ sông Bagmati cách 5 kilômét về phía đông bắc của thủ đô Kathmandu, một phần phía đông của thung lũng Kathmandu,[1] Nepal. Nơi đây là chính đền của Pashupati, một hiện thân của thần Shiva. Quần thể đền thờ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1979 như là một phần của thung lũng Kathmandu.[2][3] Nơi đây tập hợp các đền thờ rộng lớn, các tu viện, hình ảnh và chữ khắc hình thành qua nhiều thế kỷ nằm dọc theo bờ sông Bagmati linh thiêng.[4]

Đền thờ này cũng là một trong số 275 đền thờ Paadal Petra Sthalam vĩ đại. Trong trận động đất Nepal xảy ra vào tháng 4 năm 2015, những tòa nhà bên trong khu vực Di sản thế giới và cả bên ngoài quần thể đền thờ này đã bị hư hại nghiêm trọng.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một đền thờ nổi tiếng được thành lập vào thế kỷ 5 bởi vua của vương quốc Licchavi Prachanda Dev sau khi tòa nhà trước đó bị hư hại nghiêm trọng bởi mối mọt.[6] Theo thời gian, nhiều đền thờ khác đã được dựng lên xung quanh ngôi đền hai tầng đầu tiên này. Chúng bao gồm quần thể đền Vishnu giáo với một ngôi đền Rama thế kỷ 14 và Đền Guhyeshwari được nhắc đến trong một bản thảo thế kỷ 11.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Quần thể đền thờ này có diện tích 0,64 hecta chứa 518 đền thờ và di tích liên quan. Đền thờ chính nằm trong một sân trong kiên cố của khu phức hợp và được bảo vệ nghiêm ngặt bởi những cảnh sát thường phục và quân đội Nepal với một đồn cảnh sát bên trong. Cổng phía tây là một bức tượng bò Nandi khổng lồ bằng đồng. Ngoài ra là rất nhiều các đền thờ Shiva và Vishnu truyền thống khác nằm trong khu vực quần thể.

Đền thờ bên trong sân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đền Vasuki Nath
  • Đền Unmatta Bhairava
  • Đền Surya Narayana
  • Đền Kirtimukha Bhairava
  • Điện thờ Budhanilakantha
  • Điện thờ Hanuman
  • Điện thờ 184 Sivalinga

Đền thờ bên ngoài sân[sửa | sửa mã nguồn]

Các đền thờ có chính sách thu phí tham quan đối với những người da trắng, ngay cả khi họ cũng là người theo đạo Hindu.

Đền chính[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi đền chính được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa chiền ở Nepal. Tất cả các đặc điểm và phong cách của một ngôi chùa Nepal được tìm thấy tại đây như là kiến trúc hình khối, các xà gỗ được chạm khắc tuyệt đẹp. Hai mái nhà bằng đồng được phủ vàng. Ngôi đền nằm trên một nền móng hình vuông có chiều cao 23,07 mét tính từ chân đế đến đỉnh của đền. Nó có bốn cửa chính, tất cả đều được phủ bằng tấm bạc, trong khi đỉnh chóp của đền thờ này bằng vàng (Gajur). Vào trong là hai buồng thờ Garbhagriha sắp xếp theo phía ngoài và phía trong. Garbhagriha phía trong là nơi đặt tượng thần trong khi phía ngoài là một cấu trúc giống như hành lang mở.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “5th-century pashupatinath temple”. ngày 2 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Hindu Shrine: Pashupatinath in Nepal”. Newsblaze.com. ngày 8 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “SAARC tourism”. Nepal.saarctourism.org. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Pashupatinath Temple expects over 7 Lakhs Devotees on Mahashivratri”. IANS. news.biharprabha.com. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “holy symbol”. economic times. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ Robertson McCarta and Nelles Verlag: Nelles Guide to Nepal, First Edition, 1990, page 94

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]