Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vẹt kea”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 63: Dòng 63:


Trong một nghiên cứu, địa điểm làm tổ của loài có mật độ một trên 4.4&nbsp;km<sup>2</sup>.<ref name = "Elliott99">{{citation |first= G. |last=Elliott |first2= J. |last2= Kemp |year= 1999 |title= Conservation ecology of kea (''Nestor notabilis'') |publisher= WWF New Zealand }}</ref> Địa điểm sinh sản của chúng thường là dọc theo những dãy rừng [[Nothofagus|sồi phương nam]], ở những đồi núi dốc. Sinh sản tại độ cao 1600&nbsp;m hoặc hơn so với [[mực nước biển]], vẹt kea là một trong số ít loài [[vẹt]] trên thế giới thường xuyên sống trên [[đường giới hạn cây gỗ]]. Tổ của chúng thường được đặt dưới đất, phía dưới những cây sồi lớn, trong các kẽ đá, hoặc trong các hang đào giữa các rễ. Giai đoạn đẻ trứng bắt đầu vào [[tháng bảy]] và kéo dài đến [[tháng một]].<ref>{{cite journal|last1=Jackson |first1=J. R. |year=1960 |title=Keas at Arthur's Pass |url=http://notornis.osnz.org.nz/system/files/Notornis_09-1960/Notornis_9_2.pdf |format=PDF |journal=Notornis |volume=9 |issue= |pages=39–58 }}{{dead link|date=May 2017 |bot=InternetArchiveBot |fix-attempted=yes }}</ref>
Trong một nghiên cứu, địa điểm làm tổ của loài có mật độ một trên 4.4&nbsp;km<sup>2</sup>.<ref name = "Elliott99">{{citation |first= G. |last=Elliott |first2= J. |last2= Kemp |year= 1999 |title= Conservation ecology of kea (''Nestor notabilis'') |publisher= WWF New Zealand }}</ref> Địa điểm sinh sản của chúng thường là dọc theo những dãy rừng [[Nothofagus|sồi phương nam]], ở những đồi núi dốc. Sinh sản tại độ cao 1600&nbsp;m hoặc hơn so với [[mực nước biển]], vẹt kea là một trong số ít loài [[vẹt]] trên thế giới thường xuyên sống trên [[đường giới hạn cây gỗ]]. Tổ của chúng thường được đặt dưới đất, phía dưới những cây sồi lớn, trong các kẽ đá, hoặc trong các hang đào giữa các rễ. Giai đoạn đẻ trứng bắt đầu vào [[tháng bảy]] và kéo dài đến [[tháng một]].<ref>{{cite journal|last1=Jackson |first1=J. R. |year=1960 |title=Keas at Arthur's Pass |url=http://notornis.osnz.org.nz/system/files/Notornis_09-1960/Notornis_9_2.pdf |format=PDF |journal=Notornis |volume=9 |issue= |pages=39–58 }}{{dead link|date=May 2017 |bot=InternetArchiveBot |fix-attempted=yes }}</ref>

==Thức ăn==
Là [[động vật ăn tạp]], vẹt kea tiêu thụ hơn 40 loài thực vật, [[ấu trùng]] [[bọ cánh cứng]], các loài chim khác và động vật có vú như cừu hay [[thỏ]].<ref name="nhnz"/><ref name="Clark70"/> Chúng đã từng được nhìn thấy khi đang phá tổ của loài chim nước cắt để ăn thịt các chim con khi nghe thấy tiếng kêu.<ref>Christina Troup. [http://www.teara.govt.nz/en/birds-of-open-country/3/2 Birds of open country – kea digging out a shearwater chick], ''Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand'', Ministry of Culture and Heritage. Updated 20 November 2009. Accessed 22 January 2010.</ref> Loài vẹt này cũng lục lọi rác thải và chờ đợi đồ ăn của con người.<ref>{{cite journal | last1 = Gajdon | first1 = G.K. | last2 = Fijn | first2 = N. | last3 = Huber | first3 = L. | year = 2006 | title = Limited spread of innovation in a wild parrot, the kea (''Nestor notabilis'') | url = http://www.springerlink.com/content/h10hg5138v4ll234/ | journal = Animal Cognition | volume = 9 | issue = 3| pages = 173–181 | doi = 10.1007/s10071-006-0018-7 }}</ref>

[[File:Sheep killed by kea (cropped).jpg|thumb|left| Một con cừu nghi ngờ bị giết bởi vẹt kea vào tháng 7 năm 1907]]
Cuộc tranh luận về việc vẹt kea tấn công lên cừu có lịch sử dai dẳng. Đàn cừu được nhìn thấy có những vết thương hai bên sườn vào giữa những năm 1860, trong vòng một thập kỉ từ khi những người chăn cừu chuyển đến vùng núi cao. Mặc dù có người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ loại bệnh dịch mới, vẹt kea cũng là đối tượng bị tình nghi. James MacDonald, người chăn cừu đứng đầu Wanaka Station, đã từng nhìn thấy một cá thể vẹt kea tấn công một con [[cừu]] vào năm 1868, cùng với nhiều trường hợp khác.<ref name="Benham">{{cite journal | last1 = Benham | first1 = W. B. | year = 1906 | title = Notes on the Flesh-eating Propensity of the Kea (''Nestor notabilis'') | url = http://rsnz.natlib.govt.nz/volume/rsnz_39/rsnz_39_00_001080.html | journal = Transactions of the Royal Society of New Zealand | volume = 39 | issue = | pages = 71–89 }}</ref> Các thành viên của cộng đồng các nhà khoa học cũng thừa nhận việc này, trong đó có [[Alfred Russel Wallace|Alfred Wallace]] lấy đây là ví dụ cho sự thay đổi hành vi trong cuốn sách ''Darwinism'' (1889) của ông. Ngoài trừ một số bằng chứng ghi chép đáng tin cậy,<ref name="Benham"/><ref name="Marriner06">{{cite journal | last1 = Marriner | first1 = G. R. | year = 1906 | title = Notes on the Natural History of the Kea, with Special Reference to its Reputed Sheep-killing Propensities | url = http://rsnz.natlib.govt.nz/volume/rsnz_39/rsnz_39_00_000050.html | journal = Transactions of the Royal Society of New Zealand | volume = 39 | issue = | pages = 271–305 }}</ref> các chứng cứ khác dường như không thuyết phục, đặc biệt ở những năm về sau. Năm 1962, J.R. Jackson kết luận rằng mặc dù vẹt kea có thể tấn công những con cừu bệnh hoặc bị thương, đặc biệt là khi tưởng nhầm cừu đã chết, chúng không hẳn là loài săn mồi.<ref>{{cite journal | last1 = Jackson | first1 = J.R. | year = 1962 | title = Do kea attack sheep? | url = http://notornis.osnz.org.nz/system/files/Notornis_10_1.pdf | format = PDF | journal = Notornis | volume = 10 | issue = | pages = 33–38 }}</ref>


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 05:42, ngày 16 tháng 12 năm 2018

Vẹt kea
Con trưởng thành ở Fiordland, New Zealand
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Psittaciformes
Liên họ (superfamilia)Strigopoidea
Họ (familia)Nestoridae
Chi (genus)Nestor
Loài (species)N. notabilis
Danh pháp hai phần
Nestor notabilis
Gould, 1856
Phạm vi phân bố màu xanh lá cây
Phạm vi phân bố màu xanh lá cây

Vẹt kea (/ˈkə/; Māori: [kɛ.a]; Nestor notabilis) là một loài vẹt thuộc họ Nestoridae. Loài sinh sống ở đảo Nam của New Zealand, môi trường sinh sống của chúng là các đài nguyên núi cao. Loài này có thân dài khoảng 48 cm, chủ yếu có màu xanh ô-liu cùng với màu cam rực rỡ dưới cánh. Chúng có một chiếc mỏ trên lớn màu nâu xám, cong và hẹp. Vẹt kea là loài vẹt sống ở khí hậu núi cao duy nhất trên thế giới. Chế độ ăn tạp của chúng có cả xác thối, nhưng chủ yếu là bao gồm rễ cây, lá, quả, mật ong, và côn trùng. Vẹt kea đã từng bị giết hàng loạt vì mối lo ngại đến từ việc chúng tấn công gia súc của những người chăn nuôi, đặc biệt là cừu.[2] Chúng chỉ bắt đầu nhận được sự bảo vệ từ Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1986.[3]

Vẹt kea làm tổ trong hang hoặc khe hở giữa các gốc cây. Loài được biết đến với trí thông minh và tính tò mò, vốn đều quan trọng đối với sự sống còn của chúng ở một môi trường núi cao khắc nghiệt. Chúng có thể giải quyết các vấn đề đòi hỏi trí thông minh, chẳng hạn như đẩy hoặc kéo theo một thứ tự nhất định để có được thức ăn, và làm việc với nhau để đạt được một mục tiêu nhất định.[4]

Phân loài và từ nguyên

Loài vẹt này được mô tả bởi nhà điểu học John Gould vào năm 1856.[5] Tên của chúng, notabilis trong tiếng Latin, có nghĩa là "đáng ghi nhận". [6] Tên phổ biến của loài là kea, bắt nguồn từ tiếng Māori, có thể là từ tượng thanh cho tiếng kêu của chúng khi bay – ‘keee aaa’.[7] Trong tiếng Anh, "kea" vừa là danh từ số ít lẫn danh từ số nhiều.

Chi Nestor bao gồm có bốn loài: Nestor meridionalis, kea (N. notabilis), Nestor productus (đã tuyệt chủng) và Nestor chathamensis (đã tuyệt chủng). Cả bốn loài được cho là có chung tổ tiên từ loài "proto-kākā" sinh sống ở những khu rừng New Zealand 5 triệu năm về trước.[8][9] Họ hàng gần nhất của chúng là loài vẹt không biết bay kakapo (Strigops habroptilus).[8][9][10][11] Chúng cùng nhau tạo thành một liên họ vẹt Strigopoidea, phát triển từ họ Psittacidae.[8][9][11][12][13]

Mô tả

Vẹt kea khi bay
Lớp lông cam dưới cánh có thể quan sát được khi chúng đang bay

Kea là một loài vẹt lớn, dài khoảng 48 cm (19 in) và nặng từ 800 gam (1,8 lb) đến 1 kilôgam (2,2 lb).[14] Chúng có bộ lông gần như là màu xanh ô-liu cùng với một chiếc mỏ xám có phần trên dài, hẹp và cong. Con trưởng thành có mống mắt màu nâu sậm, trong khi da gốc mỏ, vòng mắt và cặp chân có màu xám. Chúng còn có lớp lông màu cam dưới cánh. Lông ở hai bên mặt của chúng có màu nâu ô-liu đậm, ở trên lưng và mông có màu cam đỏ còn ở ngoài cánh thì có màu xanh dương đục. Loài có đuôi ngắn, rộng, có màu xanh lá pha xanh dương và phần cuối màu đen. Phía dưới của những chiếc lông đuôi nằm trong còn có những dài sọc màu vàng-cam nằm chéo.[15] Con đực thường dài hơn 5% và phần mỏ trên của chúng cũng dài hơn 12–14% so với con cái.[16] Vẹt con đang lớn nhìn chung cũng tương tự con trưởng thành nhưng có vòng mắt và da gốc mỏ màu vàng, mỏ dưới màu vàng-cam cùng cặp chân màu xám-vàng.[15]

Vẹt đang lớn có vòng mắt và da gốc mỏ màu vàng, mỏ dưới màu vàng-cam cùng cặp chân màu xám-vàng

Phân bố và môi trường sống

Vẹt kea là một trong mười loài vẹt đặc hữu của New Zealand.

Bản hiệu bảo vệ vẹt kea tại Arthur's Pass

Phân bố môi trường sống của vẹt kea đa dạng từ những đồng bằng thấp ven sông và những rừng rậm dọc biển ở đảo Nam lên đến những vùng khí hậu núi cao như Arthur's Pass hay vườn quốc gia Aoraki, dọc theo những dãy rừng sồi phương nam. Ngoại trừ thi thoảng một vài cá thể đi lang thang, vẹt kea không được tìm thấy ở đảo Bắc, mặc dù bằng chứng hóa thạch lại chỉ ra rằng chúng từng sống ở đấy 10.000 năm về trước.[17] Số lượng của loài được ước tính từ 1.000 đến 5.000 cá thể vào năm 1986,[18] so với con số 15,000 cá thể vào năm 1992.[19] Chúng thường phân bố rộng rãi với mật độ thấp ở những khu vực không thể tiếp cận khiến việc ước tính gặp trở ngại.[20][21] Hiện ước tính còn lại từ 3.000 đến 7.000 cá thể.[22]

Vẹt kea tò mò về du khách

Tương tác với con người

Vẹt kea phá hoại xe đỗ ở bãi
Hình chụp cận con vẹt trưởng thành tại vịnh Milford Sound, New Zealand

Bản tính hiếu kỳ khét tiếng của loài vẹt này đã khiến chúng vừa trở thành loài gây hại cho người dân địa phương, vừa là sự thu hút cho khách du lịch. Với biệt hiệu là "chú hề của vùng núi",[23] chúng sẽ lục lọi túi xách, ủng, ván trượt tuyết, thậm chí là xe hơi và thường xuyên phá hoại hoặc ăn cắp những tài sản nhỏ. Chúng từng được giữ như thú nuôi trong nhà trước khi được bảo vệ, nhưng việc này hiếm khi xảy ra vì chúng rất khỏ để bắt giữ và rất phá hoại trong môi trường nuôi nhốt.

Vẹt kea thường được bắt gặp tại các điểm trượt tuyết tại đảo Nam, nơi chúng lui tới để tìm thức ăn thừa. Đặc tính tò mò khiến chúng hay gắp đi những vật dụng không được trông coi hoặc cắn xé những bộ phận cao su của xe hơi. Đã có một cá thể vẹt được báo cáo lấy trộm hộ chiếu của một du khách khi anh ta tham quan vườn quốc gia Fiordland.[24]

Vài người cho rằng việc tiêu thụ thực phẩm mất cân bằng, bắt nguồn từ việc cho vẹt kea thức ăn của con người, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng. Cục Bảo tồn New Zealand cũng có ý kiến rằng khi có bữa ăn giàu calo hơn, vẹt kea có nhiều thời gian rảnh hơn để lục lọi và phá hoại của cải.[25] Sự tin tưởng tự nhiên của loài này khi ở gần con người cũng được cho là một nguyên nhân góp phần cho những vụ việc chúng bị cố ý giết chết tại các điểm du lịch gần đây.[26][27][28]

Vòng đời

Vẹt kea nhỏ có tỉ lệ tử vọng cao, với ít hơn 40% có thể sống sót hết năm đầu đời.[29] Vòng đời trung vị của một cá thể vẹt kea hoang dã được ước tính là 5 năm, dựa trên tỉ lệ của những cá thể được bắt gặp trở lại trong 2 mùa liên tiếp tại Arthur's Pass và việc nhập cư từ những khu vực lân cận. Khoảng 10% lượng vẹt kea được dự đoán có trên 20 năm tuổi đời.[19] Cá thể vẹt kea thọ nhất trong môi trường nuôi nhốt sống đến 50 năm.[29]

Sinh sản

Vẹt kea con tại công viên Walsrode, Đức

Có ít nhất một nhân chứng báo cáo rằng vẹt kea là loài đa thê. Tại nguồn này cũng ghi rằng có một số lượng dư cá thể cái.[30] Vẹt kea là loài bầy đàn và sống trong đàn có tối đa 13 con.[31] Những cá thể sống độc lập rất tệ trong môi trường nuôi nhốt nhưng phản xạ tốt với hình ảnh trong gương.[32]

Trong một nghiên cứu, địa điểm làm tổ của loài có mật độ một trên 4.4 km2.[33] Địa điểm sinh sản của chúng thường là dọc theo những dãy rừng sồi phương nam, ở những đồi núi dốc. Sinh sản tại độ cao 1600 m hoặc hơn so với mực nước biển, vẹt kea là một trong số ít loài vẹt trên thế giới thường xuyên sống trên đường giới hạn cây gỗ. Tổ của chúng thường được đặt dưới đất, phía dưới những cây sồi lớn, trong các kẽ đá, hoặc trong các hang đào giữa các rễ. Giai đoạn đẻ trứng bắt đầu vào tháng bảy và kéo dài đến tháng một.[34]

Thức ăn

động vật ăn tạp, vẹt kea tiêu thụ hơn 40 loài thực vật, ấu trùng bọ cánh cứng, các loài chim khác và động vật có vú như cừu hay thỏ.[4][31] Chúng đã từng được nhìn thấy khi đang phá tổ của loài chim nước cắt để ăn thịt các chim con khi nghe thấy tiếng kêu.[35] Loài vẹt này cũng lục lọi rác thải và chờ đợi đồ ăn của con người.[36]

Một con cừu nghi ngờ bị giết bởi vẹt kea vào tháng 7 năm 1907

Cuộc tranh luận về việc vẹt kea tấn công lên cừu có lịch sử dai dẳng. Đàn cừu được nhìn thấy có những vết thương hai bên sườn vào giữa những năm 1860, trong vòng một thập kỉ từ khi những người chăn cừu chuyển đến vùng núi cao. Mặc dù có người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ loại bệnh dịch mới, vẹt kea cũng là đối tượng bị tình nghi. James MacDonald, người chăn cừu đứng đầu Wanaka Station, đã từng nhìn thấy một cá thể vẹt kea tấn công một con cừu vào năm 1868, cùng với nhiều trường hợp khác.[37] Các thành viên của cộng đồng các nhà khoa học cũng thừa nhận việc này, trong đó có Alfred Wallace lấy đây là ví dụ cho sự thay đổi hành vi trong cuốn sách Darwinism (1889) của ông. Ngoài trừ một số bằng chứng ghi chép đáng tin cậy,[37][38] các chứng cứ khác dường như không thuyết phục, đặc biệt ở những năm về sau. Năm 1962, J.R. Jackson kết luận rằng mặc dù vẹt kea có thể tấn công những con cừu bệnh hoặc bị thương, đặc biệt là khi tưởng nhầm cừu đã chết, chúng không hẳn là loài săn mồi.[39]

Tham khảo

  1. ^ Nestor notabilis. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Kea Conservation Trust Kea Conservation Status.
  3. ^ Lindsey, T., Morris, R. (2000) Field Guide To New Zealand Wildlife. Auckland: Harper Collins. (ISBN 1-86950-300-7)
  4. ^ a b Kea – Mountain Parrot, NHNZ. (1 hour documentary)
  5. ^ Gould, J. (1856). On two new species of birds (Nestor notabilis and Spatula variegata) from the collection of Walter Mantell, Esq. Proceedings of the Zoological Society of London, 94–95.
  6. ^ Simpson DP (1979). Cassell's Latin Dictionary (ấn bản 5). London: Cassell Ltd. tr. 883. ISBN 0-304-52257-0.
  7. ^ Ngā manu – birds, Te Ara - the Encyclopedia of New Zealand. Updated 1 March 2009. Retrieved 21 January 2010.
  8. ^ a b c Wright, T.F.; Schirtzinger E. E.; Matsumoto T.; Eberhard J. R.; Graves G. R.; Sanchez J. J.; Capelli S.; Muller H.; Scharpegge J.; Chambers G. K.; Fleischer R. C. (2008). “A Multilocus Molecular Phylogeny of the Parrots (Psittaciformes): Support for a Gondwanan Origin during the Cretaceous”. Mol Biol Evol. 25 (10): 2141–2156. doi:10.1093/molbev/msn160. PMC 2727385. PMID 18653733.
  9. ^ a b c Grant-Mackie, E.J.; J.A. Grant-Mackie; W.M. Boon; G.K. Chambers (2003). “Evolution of New Zealand Parrots”. NZ Science Teacher. 103.
  10. ^ Juniper, T., Parr, M. (1998) Parrots: A guide to parrots of the world. New Haven, CT: Yale University Press (ISBN 0-300-07453-0)
  11. ^ a b De Kloet, Rolf S.; De Kloet, Siwo R. (tháng 9 năm 2005). “The evolution of the spindlin gene in birds: sequence analysis of an intron of the spindlin W and Z gene reveals four major divisions of the Psittaciformes”. Mol. Phylogenet. Evol. 36 (3): 706–21. doi:10.1016/j.ympev.2005.03.013. PMID 16099384.
  12. ^ Schweizer, M.; Seehausen O; Güntert M; Hertwig ST (2009). “The evolutionary diversification of parrots supports a taxon pulse model with multiple trans-oceanic dispersal events and local radiations”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 54 (3): 984–94. doi:10.1016/j.ympev.2009.08.021. PMID 19699808.
  13. ^ “New Zealand Birds | Collective Nouns for birds (the K's)”. nzbirds.com. 2011. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ CRC Handbook of Avian Body Masses by John B. Dunning Jr. (Editor). CRC Press (1992), ISBN 978-0-8493-4258-5.
  15. ^ a b Forshaw, Joseph M. (2006). Parrots of the World; an Identification Guide. Illustrated by Frank Knight. Princeton University Press. ISBN 0-691-09251-6. Đã bỏ qua tham số không rõ |nopp= (trợ giúp)
  16. ^ Bond, A. B.; Wilson, K. J.; Diamond, J. (1991). “Sexual Dimorphism in the Kea Nestor notabilis”. Emu. 91 (1): 12–19. doi:10.1071/MU9910012.
  17. ^ Holdaway, R.N.; Worthy, T.H. (1993). “First North Island fossil record of kea, and morphological and morphometric comparison of kea and kaka” (PDF). Notornis. 40 (2): 95–108.
  18. ^ Anderson, R (1986). “Keas for keeps”. Forest and Bird. 17: 2–5.
  19. ^ a b Bond, A.; Diamond, J. (1992). “Population Estimates of kea in Arthur's Pass National Park”. Notornis. 39: 151–160.
  20. ^ Diamond, J., Bond, A. (1999) Kea. Bird of paradox. The evolution and behavior of a New Zealand Parrot. Berkeley; Los Angeles, CA: University of California Press. (ISBN 0-520-21339-4)
  21. ^ Elliott, G., Kemp, J. (1999). Conservation ecology of Kea (Nestor notabilis) Lưu trữ 13 tháng 5 2010 tại Wayback Machine. Report. WWF New Zealand.
  22. ^ (DOC), corporatename = New Zealand Department of Conservation. “Kea”. www.doc.govt.nz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  23. ^ “Clever clown of the mountains”. University of Vienna - Faculty of Life Sciences, Department of Cognitive Biology. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  24. ^ Cheeky parrot steals tourist's passport, ABC News, 30 May 2009. Retrieved 22 January 2010.
  25. ^ “DOC's work with kea”. Department of Conservation.
  26. ^ “Arthurs Pass neighbours at odds”. The Press. 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  27. ^ “Dead kea dumped at Arthur's Pass were shot”. Department of Conservation media release.
  28. ^ “Human-kea conflict”. Kea Conservation Trust website. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  29. ^ a b Akers, Kate; Orr-Walker, Tamsin (tháng 4 năm 2009). “Kea Factsheet” (PDF). Kea Conservation Trust. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |last-author-amp= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp)
  30. ^ Jackson, J. R. (1962). “The life of the Kea”. Canterbury Mountaineer. 31: 120–123.
  31. ^ a b Clark, C.M.H. (1970). Observations on population, movements and food of the kea, Nestor notabilis” (PDF). Notornis. 17: 105–114.
  32. ^ Diamond, J.; Bond, A. (1989). “Note on the lasting responsiveness of a kea Nestor notabilis toward its mirror image” (PDF). Avicultural Magazine 95(2). tr. 92–94. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  33. ^ Elliott, G.; Kemp, J. (1999), Conservation ecology of kea (Nestor notabilis), WWF New Zealand
  34. ^ Jackson, J. R. (1960). “Keas at Arthur's Pass” (PDF). Notornis. 9: 39–58.[liên kết hỏng]
  35. ^ Christina Troup. Birds of open country – kea digging out a shearwater chick, Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand, Ministry of Culture and Heritage. Updated 20 November 2009. Accessed 22 January 2010.
  36. ^ Gajdon, G.K.; Fijn, N.; Huber, L. (2006). “Limited spread of innovation in a wild parrot, the kea (Nestor notabilis)”. Animal Cognition. 9 (3): 173–181. doi:10.1007/s10071-006-0018-7.
  37. ^ a b Benham, W. B. (1906). “Notes on the Flesh-eating Propensity of the Kea (Nestor notabilis)”. Transactions of the Royal Society of New Zealand. 39: 71–89.
  38. ^ Marriner, G. R. (1906). “Notes on the Natural History of the Kea, with Special Reference to its Reputed Sheep-killing Propensities”. Transactions of the Royal Society of New Zealand. 39: 271–305.
  39. ^ Jackson, J.R. (1962). “Do kea attack sheep?” (PDF). Notornis. 10: 33–38.