Amphiprion latezonatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amphiprion latezonatus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. latezonatus
Danh pháp hai phần
Amphiprion latezonatus
Waite, 1900

Amphiprion latezonatus là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1900.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được ghép bởi hai tính từ trong tiếng Latinh: latus ("rộng rãi") và zonatus ("có vệt sọc"), hàm ý đề cập đến dải sọc mang hình dạng kim tự tháp ở giữa thân của loài cá này[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

A. latezonatus có phạm vi phân bố dọc theo bờ biển phía đông của Úc, chủ yếu gần biên giới hai bang QueenslandNew South Wales, bao gồm cả đảo Lord Howeđảo Norfolk ở ngoài khơi[2]. Độ sâu mà loài này được tìm thấy trong khoảng 5–45 m[2].

Ban đầu, A. latezonatus chỉ được biết đến là sống cộng sinh với một loài hải quỳHeteractis crispa, nhưng sau đó có thêm hai loài hải quỳ nữa được phát hiện là Entacmaea quadricolorStichodactyla gigantea[3].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. latezonatus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 15 cm[2]. A. latezonatus có màu nâu sẫm với ba dải sọc trắng; dải ở giữa rất rộng và có hình dạng của một kim tự tháp phẳng chóp. Môi trên có một vệt sọc màu xanh lam sáng. Vây đuôi có dải trắng mờ ở rìa sau[4][5].

Dải trắng hình kim tự tháp đặc trưng của A. latezonatus giúp phân biệt chúng với những loài cá hề khác, đặc biệt là hai loài có cùng kiểu hình (thân nâu/đen với ba dải sọc trắng) là Amphiprion polymnusAmphiprion sebae.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14[6].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

A. latezonatus và hải quỳ H. crispa

Cũng như những loài cá hề khác, A. latezonatus là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn[7]. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở[6].

Thức ăn của A. frenatusđộng vật phù du, một số loài thủy sinh không xương sốngtảo[7].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

A. latezonatus được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh[7] và cũng đã được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt[2].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d Bray, D.J.; Bray, R.D. “Wideband Anemonefish, Amphiprion latezonatus Waite 1900”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Scott, A.; Rushworth, K. J. W.; Dalton, S. J.; Smith, S. D. A. (2016). “Subtropical anemonefish Amphiprion latezonatus recorded in two additional host sea anemone species” (PDF). Marine Biodiversity. 46 (2): 327–328. doi:10.1007/s12526-015-0390-0. ISSN 1867-1624.
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Amphiprion latezonatus - Wide-banded Anemonefish”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion latezonatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b c G. R. Allen (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3348. ISBN 978-9251045879.