Bàng Tịch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bàng Tịch
龐籍
Phong Dĩnh quốc công
Tên húyBàng Tịch
Tên chữThuần Chi
Thụy hiệu莊敏
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Nhiệm kỳ
1051 - 1053
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Bàng Tịch
Ngày sinh
988
Nơi sinh
Thành Vũ, Đan Châu
(nay là huyện Thành Vũ, tỉnh Sơn Đông)
Mất
Thụy hiệu
莊敏
Ngày mất
7 tháng 4, 1063(1063-04-07) (74–75 tuổi)
Nơi mất
Khai Phong
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Bàng Cách
Hậu duệ
Bàng Nguyên Anh
Tước hiệuPhong Dĩnh quốc công
Nghề nghiệpchính khách
Quốc giaTrung Quốc
Quốc tịchnhà Tống
Thời kỳnhà Tống

Bàng Tịch (龐籍) hay Bàng Cát (龐吉) (988-1063), tự Thuần Chi (醇之), quê Thành Vũ, Đan Châu (nay là huyện Thành Vũ, tỉnh Sơn Đông), là một viên quan trong triều đại Bắc Tống của Trung Quốc. Ông là đồng trung thư môn hạ bình chương sự kiêm chiêu văn quán đại học sĩ, giám tu quốc sử từ 1051 đến 1053 thời Tống Nhân Tông và chức Khu mật viện phó sứ triều vua Tống Chân Tông.

Theo chính sử thì ông là một vị quan có tài năng và sự thật là ông đã thi đỗ tiến sĩ năm 1015 để ra làm quan. Bàng Tịch còn là thầy của các danh thần nhà Tống như Địch Thanh, Tư Mã Quang, ông cũng là bạn thân của Phạm Trọng YêmHàn Kỳ, những người giữ chức vụ cao dưới thời Nhân Tông và có tiếng là hiền thần.

Bàng Tịch mất ngày 7 tháng 4 năm 1063, tức ngày 6 tháng 3 theo âm lịch năm Gia Hựu thứ 8.[1] Con trai là Bàng Nguyên Anh. Cháu nội là Bàng Cung Tôn cũng được phụ chép vào phần liệt truyện 70 của Tống sử.

Trong dã sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bàng Tịch trong văn học và phim ảnh được biết đến với cái tên Bàng Hồng, ông thường có vai trò của một nhân vật phản diện, một viên quan tham ô và gây ra nhiều tai hại cho nhà Tống. Trong tác phẩm Vạn Hoa lầu diễn nghĩa, ông và con rể của ông là Binh bộ thượng thư Tôn Tú nhiều lần âm mưu hãm hại Địch Thanh (vì cha của Địch Thanh là nguyên soái Địch Nguyên, cha của Tôn Tú chỉ là quan vận lương, vì đi trễ ngày giờ nên bị xử trảm). Trong Dương gia tướng diễn nghĩa, Dương Tông Bảo và cha là Dương Diên Chiêu đã bị Bàng thái sư và thuộc hạ là Trương Hữu dùng gian kế thâm độc khiến cho cả hai người đều bị quân lính do tướng Tây Hạ là Lý Hán Kiệt chỉ huy vây hãm và giết chết tại thành Khai Châu. Trong Bao Công kỳ án, Bàng Hồng luôn luôn tìm đủ mọi cách để hãm hại Bao Chửng, nhưng mọi âm mưu đều thất bại. Trong tác phẩm "Ngũ Thử đại náo Đông Kinh", Bàng Hồng nổi lên là một con người mưu mô, thủ đoạn, luôn dựa vào thế con gái là Bàng Quý phi cùng con rể Tôn Vinh và con trai Bàng Dục để hãm hại Bao Chửng. Nhưng Bao Công luôn được các huynh đệ ở phủ Khai Phong cứu giúp.

Thực ra, Bàng Tịch trong sử sách là một vị quan tốt, có nhiều đóng góp cho triều đình. Những hành vi xấu trong các câu chuyện nêu trên thường là hư cấu, hoặc của một gian thần có thật là Trương Nghiêu Tá (bác sủng phi Trương quý phi của Tống Nhân Tông) nhưng lại đem gán cho Bàng Tịch.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]