Cúp cờ vua thế giới 2000

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp cờ vua thế giới lần thứ nhất
Thông tin giải đấu
Môn thể thaocờ vua
Địa điểmThẩm Dương
Thời gian1 tháng 9 năm 2000–13 tháng 9 năm 2000
Đơn vị tổ chứcFIDE
Thể thứcGiải đấu đa thể thức
Đơn vị đăng caiHiệp hội cờ vua Trung Quốc
Số vận động viên24
Giải thưởng$200,000
Chung kết
Vô địchViswanathan Anand
Á quânEvgeny Bareev
Cúp cờ vua thế giới 2002 →

Cúp cờ vua thế giới 2000 hay tên đầy đủ là Cúp cờ vua thế giới FIDE 2000 là một giải đấu cờ vua gồm cả hai nội dung cho nam và nữ, mỗi nội dung 24 kỳ thủ, diễn ra từ ngày 1 đến 13 tháng 9 năm 2000 tại Thẩm Dương, Trung Quốc. Giải đấu do FIDE tổ chức, Hiệp hội cờ vua Trung Quốc đăng cai và được coi là Cúp cờ vua thế giới lần thứ nhất. Giải nam thuộc nhóm XVI, Viswanathan Anand thắng Evgeny Bareev trong trận chung kết, giành danh hiệu vô địch và khoản tiền thưởng 50 000 đô la Mỹ[1].

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

24 kỳ thủ được chia thành 4 bảng, mỗi bảng 6 kỳ thủ, thi đấu vòng tròn một lượt. Hai kỳ thủ đứng đầu vào đấu vòng loại trực tiếp. Các kỳ thủ bằng điểm ở vòng bảng được phân định thứ hạng bằng các ván cờ nhanh đánh thêm. Ở vòng loại trực tiếp (từ tứ kết), mỗi cặp đấu gồm hai ván, nếu hòa sẽ phân định thắng thua bằng các ván cờ nhanh, chớp[2].

Kỳ thủ tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Xét về mặt vị trí địa lý, châu Mỹ và châu Phi mỗi châu lục có 2 kỳ thủ, châu Á có 4 kỳ thủ, trong đó 3 kỳ thủ chủ nhà, còn lại là các kỳ thủ châu Âu.

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xét về mặt vị trí địa lý, chủ nhà chiếm số lượng đông nhất với 7 kỳ thủ, châu Âu có 10 kỳ thủ, châu Mỹ 3 kỳ thủ, châu Á (ngoài Trung Quốc) và châu Phi 2 kỳ thủ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Số nhỏ trong ngoặc): thứ hạng của kỳ thủ trong top 100 hoặc top 50 nữ tại bảng xếp hạng FIDE mới nhất là tháng 7 năm 2000[3][4].
  • Tất cả các kỳ thủ là đại kiện tướng nếu không có chú thích thêm.
    • m: kiện tướng quốc tế
    • wg: đại kiện tướng nữ quốc tế
    • wm: kiện tướng nữ quốc tế
    • f: kiện tướng FIDE
    • wf: kiện tướng nữ FIDE

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng diễn ra trong 5 ngày từ 1 đến 5 tháng 9 với 5 vòng đấu.

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chín trong 10 hạt giống hàng đầu kết thúc vòng bảng với số ván thắng nhiều hơn hoặc bằng số ván thua, trừ có Alexander Morozevich. Anh chỉ đạt 1/5 điểm. Nhà đương kim vô địch thế giới FIDE Alexander Khalifman cũng có một giải đấu thất vọng khi thua trước Anand và Gelfand. Ngựa ô của giải là hạt giống số 19 Gilberto Milos, đại kiện tướng Brazil từng 5 lần vô địch Nam Mỹ. Chiến thắng bất ngờ của Milos trước Morozevich đã giúp anh chiếm được ngôi đầu bảng A và thực tế còn vào đến bán kết giải đấu. Ở các nhóm khác hai hạt giống đầu đều nằm trong nhóm cao điểm nhất[5].

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Brasil Gilberto Milos ½ ½ ½ 1 1
Gruzia Zurab Azmaiparashvili ½ ½ ½ ½ 1 3
Hoa Kỳ Boris Gulko ½ ½ ½ ½ ½
Nga Alexey Dreev ½ ½ ½ ½ ½
Belarus Aleksej Aleksandrov 0 ½ ½ ½ 1
Nga Alexander Morozevich 0 0 ½ ½ 0 1
 

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Trung Quốc Diệp Ngân Xuyên ½ 1 ½ 1 ½
Ukraina Vassily Ivanchuk ½ ½ ½ ½ 1 3
Anh Nigel Short 0 ½ 1 1 ½ 3
Bỉ Mikhail Gurevich ½ ½ 0 0 1 2
Trung Quốc Từ Tuấn 0 ½ 0 1 ½ 2
Ukraina Ruslan Ponomariov ½ 0 ½ 0 ½

Playoff hạng nhì: Ivanchuk - Short: 2 – 0

 

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Nga Evgeny Bareev ½ ½ ½ 1 1
Cộng hòa Séc Sergei Movsesian ½ ½ ½ ½ 1 3
Nga Peter Svidler ½ ½ 0 1 1 3
Trung Quốc Chương Chung ½ ½ 1 0 ½
Belarus Alexei Fedorov 0 ½ 0 1 ½ 2
Algérie Aimen Rizouk 0 0 0 ½ ½ 1

Playoff hạng nhì: Movsesian - Svidler: 2 – 1

 

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Ấn Độ Viswanathan Anand ½ ½ ½ 1 1
Israel Boris Gelfand ½ ½ ½ 1 ½ 3
Pháp Vladislav Tkachiev ½ ½ ½ ½ 1 3
Nga Pavel Tregubov ½ ½ ½ ½ ½
Nga Alexander Khalifman 0 0 ½ ½ 1 2
Maroc Mohamed Tissir 0 ½ 0 ½ 0 1

Playoff hạng nhì: Gelfand - Tkachiev: 2 – 1

 

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ở giải nữ, một điều bất ngờ là hai hạt giống hàng đầu bị loại ngay từ vòng bảng, là đương kim nữ hoàng cờ Tạ Quân và cựu nữ hoàng cờ Chiburdanidze. Trong tám hạt giống đầu tiên của nữ còn có Vương Lôi không vượt qua được vòng bảng.

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Trung Quốc Chư Thần ½ 1 1 1 1
Trung Quốc Hứa Dục Hoa ½ ½ 1 ½ 1
Slovakia Regina Pokorna 0 ½ 0 1 1
Nga Ekaterina Kovalevskaya 0 0 1 ½ 1
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Alisa Maric 0 ½ 0 ½ 1 2
Seychelles Amelie Payet 0 0 0 0 0 0
 

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Trung Quốc Vương Tần ½ ½ 1 ½ 1
Trung Quốc Tần Khản Oánh ½ ½ ½ 1 1
Moldova Almira Skripchenko ½ ½ ½ 1 1
Bulgaria Antoaneta Stefanova 0 ½ ½ ½ 1
Argentina Claudia Amura ½ 0 0 ½ 1 2
Liban Knarik Mouradian 0 0 0 0 0 0

Playoff hai vị trí đầu:
Vương - Tần: 1 – 1
Vương - Skripchenko: 2 – 0
Tần - Skripchenko: 1½ – ½

 

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Trung Quốc Vương Du ½ 1 ½ 1 1 4
Thụy Điển Pia Cramling ½ 0 1 1 1
Gruzia Nino Khurtsidze 0 1 ½ 1 1
Gruzia Maia Chiburdanidze ½ 0 ½ ½ 1
Nga Alexandra Kosteniuk 0 0 0 ½ 1
Cộng hòa Nam Phi Anzel Laubscher 0 0 0 0 0 0

Playoff hạng nhì: Cramling - Khurtsidze: 1½ – ½

 

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ 1 2 3 4 5 6 Đ
Việt Nam Hoàng Thanh Trang ½ ½ ½ 1 1
Ukraina Natalia Zhukova ½ ½ ½ 1 ½
Trung Quốc Tạ Quân 0 ½ ½ 1 1 3
Hoa Kỳ Irina Krush ½ 0 ½ ½ 1
Trung Quốc Vương Lôi ½ 0 0 ½ ½
México Yadira Hernandez 0 ½ 0 0 ½ 1

Playoff hạng nhất: Hoàng - Zhukova: 1½ – ½

 

Vòng loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tứ kết đến chung kết là các cặp đấu loại trực tiếp. Tứ kết trong hai ngày 7 và 8, bán kết 9 và 10 còn chung kết 12 và 13 tháng 9.

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Anand, hạt giống số 1 của giải, vượt qua tứ kết trước đối thủ lâu năm Vassily Ivanchuk. Ở bán kết Anand khó khăn hơn khi gặp Boris Gelfand, phải đánh đến ván cờ chớp armageddon. Ở nhánh còn lại, dù thua ván đầu tiên, Bareev gỡ được ván thứ hai ở tứ kết và thắng chung cuộc Azmaiparashvili, trước khi gặp Gilberto Milos đang hưng phấn ở bán kết. Bareev vượt qua kỳ thủ Brasil một cách sít sao, sau khi hòa cả hai ván tiêu chuẩn và thắng ván cờ nhanh đầu tiên nhờ vào một sai lầm chí mạng của Milos (79. Nd5??) dẫn đến mất hậu và thua trận đấu[6][7].

Tứ kết Bán kết Chung kết
         
Ấn Độ Viswanathan Anand
Ukraina Vassily Ivanchuk ½
Ấn Độ Viswanathan Anand
Israel Boris Gelfand
Trung Quốc Diệp Ngân Xuyên
Israel Boris Gelfand
Ấn Độ Viswanathan Anand
Nga Evgeny Bareev ½
Brasil Gilberto Milos 3
Cộng hòa Séc Sergei Movsesian 2
Brasil Gilberto Milos
Nga Evgeny Bareev
Nga Evgeny Bareev
Gruzia Zurab Azmaiparashvili

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ kết Bán kết Chung kết
         
Trung Quốc Chư Thần ½
Thụy Điển Pia Cramling
Thụy Điển Pia Cramling 2
Trung Quốc Hứa Dục Hoa 3
Trung Quốc Vương Du ½
Trung Quốc Hứa Dục Hoa
Trung Quốc Hứa Dục Hoa
Ukraina Natalia Zhukova ½
Trung Quốc Vương Tần ½
Ukraina Natalia Zhukova
Ukraina Natalia Zhukova
Việt Nam Hoàng Thanh Trang ½
Việt Nam Hoàng Thanh Trang
Trung Quốc Tần Khản Oánh ½

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Anand–Bareev, Cúp thế giới 2000
abcdefgh
8
e8 white knight
a7 black pawn
f7 black king
h7 black pawn
f6 white rook
c5 white pawn
b4 white pawn
c4 white king
f4 white pawn
g4 black pawn
a2 white pawn
e2 black pawn
h2 white pawn
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tình huống cuối cùng của trận đấu

Cả hai trận chung kết nam nữ đều có kết quả ván đầu hòa và ván thứ hai bên cầm trắng thắng.

Ván đầu tiên giữa Anand và Bareev hòa sau 33 nước. Ở ván thứ hai chơi phòng thủ Pháp, Anand cầm trắng đã thí quân đổi lấy hai tốt để giành lấy chút ưu thế. Tuy nhiên đến khi Bareev mắc sai lầm với 36... Re8?? thì Anand mới chính thức thắng trận[8].

Ở trận đấu Hứa gặp Zhukova, Hứa vượt qua đối thủ ở một ván phòng thủ Alekhine phức tạp sau 74 nước[9].

Kỳ thủ Elo 1 2 Điểm
 Viswanathan Anand (Ấn Độ) 2762 ½ 1
 Evgeny Bareev (Nga) 2702 ½ 0 ½
Kỳ thủ Elo 1 2 Điểm
 Hứa Dục Hoa (Trung Quốc) 2505 ½ 1
 Natalia Zhukova (Ukraina) 2450 ½ 0 ½

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Arvind Aaron (29 tháng 8 năm 2000). “FIDE World Cup from August 3 (Cúp cờ vua thế giới từ 3 tháng 8)”. The Hindu. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Mark Crowther (4 tháng 9 năm 2000). “The Week in Chess 304 - 1st FIDE World Cup (Cúp cờ vua thế giới lần đầu tiên)”. The Week in Chess. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “Top 100 Players July 2000 - Archive (Lưu trữ bảng xếp hạng FIDE tháng 7 năm 2000)”. FIDE. 1 tháng 7 năm 2000. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Top 50 Women July 2000 - Archive (Lưu trữ bảng xếp hạng nữ FIDE tháng 7 năm 2000)”. FIDE. 1 tháng 7 năm 2000. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “FIDE World Cup-A (Cúp cờ vua thế giới 2000 - bảng A)”. 365chess.com. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ Mark Crowther (11 tháng 9 năm 2000). “The Week in Chess 305 - 1st FIDE World Cup (Cúp cờ vua thế giới lần đầu tiên)”. The Week in Chess. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ “Gilberto Milos vs Evgeny Bareev, WCC 2000: 0-1 (Gilberto Milos gặp Evgeny Bareev)”. chessgames.com. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ “Viswanathan Anand vs Evgeny Bareev, WCC 2000: 1-0 (Viswanathan Anand gặp Evgeny Bareev)”. chessgames.com. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  9. ^ Mark Crowther (18 tháng 9 năm 2000). “The Week in Chess 306 - 1st FIDE World Cup (Cúp cờ vua thế giới lần đầu tiên)”. The Week in Chess. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.