Cúp cờ vua thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cúp cờ vua thế giới là tên gọi một số giải đấu cờ vua khác nhau. Thể thức và ý nghĩa của các giải đấu này thay đổi theo thời gian.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hai năm 1988–89, Hiệp hội các đại kiện tướng (GMA) tổ chức một chuỗi 6 giải đấu quy tụ các kỳ thủ hàng đầu thời gian đó, có tên Cúp cờ vua thế giới, định dạng tương tự như Grand Prix hiện nay, với giải thưởng riêng cho từng giải và chung cho cả chuỗi 6 giải đấu.

Vào các năm 2000 và 2002, Liên đoàn cờ vua thế giới tổ chức các giải đấu mang tên Cúp cờ vua thế giới thứ nhất và thứ hai. Hai giải đấu này riêng biệt, không nằm trong hệ thống Giải vô địch cờ vua thế giới. Cả hai giải đấu này chức vô địch đều thuộc về Viswanathan Anand. 2000[1] and 2002[2] events.

Từ năm 2005, một giải đấu cùng tên nhưng khác thể thức nằm trong hệ thống Giải vô địch cờ vua thế giới. Giải đấu được tổ chức hai năm một lần, gồm 128 kỳ thủ thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, cùng thể thức với các giải trước đó như Tilburg trong khoảng thời gian 1992-94, hoặc các Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE trong giai đoạn 1998–2004.

Các giải đấu năm 2005, 2007, 2009 và 2011 được tổ chức ở Khanty-Mansiysk. Sau đó FIDE quyết định đơn vị đăng cai Olympiad cờ vua năm sau sẽ tổ chức luôn Cúp cờ vua thế giới vào năm trước[3][4].

Các Cúp cờ vua thế giới từ 2005 lấy một số lượng kỳ thủ nhất định vào Giải cờ vua chọn ứng viên của Giải vô địch cờ vua thế giới tiếp theo. Con số cụ thể của từng giải được trình bày ở bảng bên dưới. Hiện tại hai kỳ thủ vào chung kết giành quyền vào Giải cờ vua chọn ứng viên.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thức hiện tại gồm 128 kỳ thủ đánh loại trực tiếp 7 vòng đấu. Mỗi trận đấu gồm 2 ván tiêu chuẩn, riêng chung kết là 4 ván tiêu chuẩn; nếu hoà sẽ là các ván cờ nhanh và chớp phân định thắng thua.[5]

Các nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ngày Chủ nhà Kỳ thủ Suất Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
2000 1–13.9 Trung Quốc Thẩm Dương, Trung Quốc 24 Ấn Độ Viswanathan Anand Nga Evgeny Bareev Israel Boris Gelfand
Brasil Gilberto Milos
2002 9–22.10 Ấn Độ Hyderabad, Ấn Độ Ấn Độ Viswanathan Anand Uzbekistan Rustam Kasimdzhanov Slovenia Alexander Beliavsky
Nga Alexey Dreev
2005 27.11 – 17.12 Nga Khanty-Mansiysk, Nga 128 10 Armenia Levon Aronian Ukraina Ruslan Ponomariov Pháp Étienne Bacrot Nga Alexander Grischuk
2007 24.11 – 16.12 1 Hoa Kỳ Gata Kamsky Tây Ban Nha Alexei Shirov Na Uy Magnus Carlsen
Ukraina Sergey Karjakin
2009 20.11 – 14.12 1 Israel Boris Gelfand Ukraina Ruslan Ponomariov Ukraina Sergey Karjakin
Nga Vladimir Malakhov
2011 26.8 – 21.9 3 Nga Peter Svidler Nga Alexander Grischuk Ukraina Vassily Ivanchuk Ukraina Ruslan Ponomariov
2013 10.8 – 4.9 Na Uy Tromsø, Na Uy 2 Nga Vladimir Kramnik Nga Dmitry Andreikin Pháp Maxime Vachier-Lagrave
Nga Evgeny Tomashevsky
2015 10.9 – 5.10 Azerbaijan Baku, Azerbaijan 2 Nga Sergey Karjakin Nga Peter Svidler Ukraina Pavel Eljanov
Hà Lan Anish Giri
2017 1–25.9 Gruzia Batumi/Tbilisi, Gruzia 2 Armenia Levon Aronian Trung Quốc Đinh Lập Nhân Pháp Maxime Vachier-Lagrave
Hoa Kỳ Wesley So

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]