Hyderabad, Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hyderabad
హైదరాబాదు
—  Đại đô thị  —
Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên: Charminar khi chợ đêm Ramzan, lăng mộ Qutb Shahi, Tượng Phật ven hồ Hussain Sagar, cung điện Falaknuma, quang cảnh tại GachibowliBirla Mandir.
Tập tin:GHMC logo.png
Logo của Hội đồng đô thị Đại Hyderabad
Map
Bản đồ tương tác thể hiện Hyderabad
Bản đồ hiển thị vị trí của Hyderabad tại Telangana, Ấn Độ.
Bản đồ hiển thị vị trí của Hyderabad tại Telangana, Ấn Độ.
Hyderabad
Vị trí tại Ấn Độ
Quốc gia India
BangTelangana
Huyện
Thành lập1591; 433 năm trước (1591)
Người sáng lậpMuhammad Quli Qutb Shah
Chính quyền
 • KiểuHội đồng đô thị
 • Thành phần
  • Hội đồng đô thị Đại Hyderabad
  • Cơ quan Phát triển đô thị Hyderabad
Diện tích
 • Thành phố650 km2 (250 mi2)
 • Vùng đô thị7.257 km2 (2,802 mi2)
Độ cao524 m (1,719 ft)
Dân số (2011)[1]
 • Thành phố6.809.970
 • Ước tính (2018)[2]9.482.000
 • Mật độ10.477/km2 (27,140/mi2)
 • Đô thị[3]7.749.334
 • Vùng đô thị[4]9,7 triệu
Tên cư dânHyderabadi
Múi giờIST (UTC+5:30)
PIN500xxx, 501xxx, 502xxx
Mã điện thoại040 sửa dữ liệu
Biển số xeTS-07 đến TS-15
Thành phố kết nghĩaIsfahan, Kazan, Suwon, Mantova, Riverside, Indianapolis, Medellín, Quận Montgomery sửa dữ liệu
Ngôn ngữ chính thức
Trang webwww.ghmc.gov.in

Hyderabad (tiếng Telugu: హైదరాబాద్ [ˈɦaɪ̯daraːbaːd]; tiếng Urdu: حیدر آباد‎; phát âm tiếng Anh: /ˈhdərəbæd/ [5]) là thành phố thủ phủ và lớn nhất của bang Telangana tại miền nam Ấn Độ. Thành phố có diện tích 650 km² và nằm trên cao nguyên Deccan, bên bờ sông Musi. Hyderabad có độ cao trung bình 542 m (1.778 ft), phần lớn nằm trên địa hình đồi núi xung quanh các hồ nhân tạo. Vào năm 2011, Hyderabad là thành phố đông dân thứ tư tại Ấn Độ với 6,9 triệu dân trong địa giới thành phố. Dân số vùng đô thị Hyderabad đông dân thứ sáu toàn quốc. Hyderabad có nền kinh tế đô thị lớn thứ năm tại Ấn Độ.

Muhammad Quli Qutb Shah của Vương triều Qutb Shahi thành lập Hyderabad vào năm 1591 nhằm mở rộng thủ đô. Đế quốc Mughal sáp nhập thành phố vào năm 1687. Đến năm 1724, phó vương của Mughal là Asaf Jah I tự lập ra vương triều riêng, có tước hiệu là nizam. Hyderabad là thủ đô của Vương triều Asaf Jahi từ năm 1769 đến năm 1948. Trong thời thuộc địa Anh, thành phố là thủ đô của phiên vương quốc Hyderabad, và có toà công sứ và doanh trại của Anh. Liên bang Ấn Độ sáp nhập Hyderabad vào năm 1948, và thành phố tiếp tục là thủ phủ của bang Hyderabad từ năm 1948 đến năm 1956. Sau Đạo luật tái tổ chức các bang vào năm 1956, Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh mới thành lập. Năm 2014, Hyderabad trở thành thủ phủ của bang Telangana tách khỏi Andhra Pradesh.

Di tích từ các thời đại Qutb Shahi và Nizam vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay; công trình Charminar trở thành biểu tượng của thành phố. Vào cuối thời kỳ cận đại, nhờ được các nizam bảo trợ nên thành phố thu hút các văn sĩ từ nhiều nơi trên thế giới. Một nền văn hóa đặc biệt phát sinh tại Hyderabad nhờ kết hợp các nghệ nhân địa phương và di cư, sở hữu nền hội hoạ, thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, văn học, phương ngữ và trang phục nổi bật cho đến tận ngày nay. Ngành công nghiệp điện ảnh Telugu có trụ sở tại thành phố là ngành điện ảnh có doanh thu cao nhất tại Ấn Độ tính đến năm 2021.

Từ thế kỷ 19 trở về trước, Hyderabad từng được mệnh danh là "thành phố ngọc trai", đồng thời là trung tâm giao dịch kim cương Golconda duy nhất. Nhiều khu chợ có tính lịch sử và truyền thống của thành phố vẫn còn mở cửa. Vị trí địa lý và quá trình công nghiệp hóa trong suốt thế kỷ 20 tại Hyderabad đã thu hút các tổ chức nghiên cứu, sản xuất, giáo dục và tài chính lớn của Ấn Độ. Kể từ thập niên 1990, thành phố này nổi lên thành một trung tâm dược phẩm, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin của Ấn Độ.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Hyderabad có nghĩa là "thành phố của Haydar" hoặc "thành phố sư tử", haydar nghĩa là 'sư tử' và ābād nghĩa 'thành phố'. Tên gọi này được đặt theo Caliph Ali Ibn Abi Talib (600–661), ông được gọi là Haydar vì có lòng dũng cảm giống như sư tử trên chiến trường.[6]

Thành phố ban đầu được gọi là Baghnagar ("thành phố của những khu vườn"[7]), và sau đó mới đổi sang Hyderabad.[7][8] Các lữ khách châu Âu là von PoserThévenot nhận thấy hai cái tên này đều được sử dụng trong thế kỷ 17.[9][10][11]:6

Một truyền thuyết nổi tiếng cho rằng người sáng lập thành phố là Muhammad Quli Qutb Shah đã đặt cho nơi này tên gọi Bhagya-nagar ("thành phố may mắn",[12]) theo tên của một nữ vũ công nautch địa phương là Bhagmati, là người mà ông kết hôn. Sau khi Bhagmati cải sang Hồi giáo và nhận tước hiệu Hyder Mahal, thành phố được đổi tên thành Hyderabad.[11]:6[13]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử sơ khởi và trung đại[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết lịch sử
(khởi đầu thành phố Hyderabad vào năm 1591)

Nhà bác học Philip Meadows Taylor phục vụ cho Nizam đã phát hiện các khu chôn cất cự thạch và các vòng tròn ụ đá vào năm 1851 tại ngoại ô Hyderabad. Chúng cho thấy khu vực có loài người cư trú từ thời đại đồ đá.[14][15] Năm 2008, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật gần thành phố và phát hiện được các di chỉ từ thời đại đồ sắt có thể có niên đại từ năm 500 TCN.[16] Khu vực Hyderabad hiện đại và xung quanh thuộc về Vương triều Chalukya từ năm 624 đến năm 1075.[17] Sau khi Chalukya tan rã thành bốn phần vào thế kỷ 11, Golconda (nay thuộc Hyderabad) nằm dưới quyền kiểm soát của Vương triều Kakatiya từ năm 1158, trụ sở của thế lực này nằm tại Warangal cách Hyderabad hiện nay 148 km (92 mi) về phía đông bắc.[18] Một vị quân chủ của Kakatiya là Ganapatideva (1199–1262) cho xây dựng pháo đài Golconda trên đỉnh đồi nhằm phòng thủ khu vực miền tây của ông.[15]

Sau khi bị Vương quốc Hồi giáo Delhi (thời kỳ Vương triều Khalji) đánh bại, Vương triều Kakatiya trở thành chư hầu của thế lực này vào năm 1310. Đến năm 1321, tướng Malik Kafur của Khalji tiến hành sáp nhập Kakatiya.[19] Trong thời kỳ này, Vương triều Khalji đã mang viên kim cương Koh-i-Noor về Delhi, được cho là khai thác từ khu mỏ Kollur tại Golconda.[20] Muhammad bin Tughluq lên nắm quyền tại Delhi vào năm 1325, đưa Warangal nằm dưới quyền của Vương triều Tughlaq; Malik Maqbul Tilangani được bổ nhiệm làm thống đốc tại đó. Các tù trưởng Musunuri Nayaka trong khu vực nổi dậy chống lại Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1333, đến năm 1336 họ kiểm soát trực tiếp Warangal và tuyên bố nơi này là thủ đô của mình.[21] Năm 1347, một vị thống đốc là Ala-ud-Din Bahman Shah nổi dậy chống lại Delhi và thành lập Vương quốc Hồi giáo Bahmani tại cao nguyên Deccan, thủ đô là Gulbarga (cách Hyderabad 200 km (124 mi) về phía tây). Hai thế lực láng giềng là các tù trưởng Musunuri Nayaka tại Warangal và các sultan Bahmani tại Gulbarga tiến hành nhiều cuộc chiến đến năm 1364–1365, kết thúc khi họ ký kết hoà ước và các tù trưởng Musunuri Nayaka nhượng lại Pháo đài Golconda cho sultan Bahmani. Các sultan Bahmani cai trị khu vực đến năm 1518, họ cũng là các quân chủ Hồi giáo độc lập đầu tiên trên cao nguyên Deccan.[22][23][24]

Bức tiểu hoạ từ thế kỷ 17 theo trường phái Deccan, có cảnh Abul Hasan Qutb Shah của Qutb Shahi cùng các ca sĩ Sufi trong Mehfil-("tụ tập để giải trí hoặc tán dương").

Năm 1496 Sultan Quli được bổ nhiệm làm thống đốc Telangana của Bahmani. Ông cho tái thiết, mở rộng và củng cố pháo đài cũ xây bằng bùn tại Golconda, và đặt tên thành phố này là "Muhammad Nagar". Năm 1518, ông nổi dậy chống lại Vương quốc Hồi giáo Bahmani và thành lập Vương triều Qutb Shahi.[18][25][26] Sultan thứ năm của Qutb Shahi là Muhammad Quli Qutb Shah cho thành lập Hyderabad trên bờ sông Musi vào năm 1591,[27][28] do tình trạng thiếu nước tại Golconda.[29] Ông cũng cho xây dựng CharminarMecca Masjid trong thành phố.[30] Vào ngày 21 tháng 9 năm 1687, Đế quốc Mughal chiếm lĩnh Vương quốc Hồi giáo Golconda (tức Vương triều Qutb Shahi) sau một năm bao vây Pháo đài Golconda.[31][32] Thành phố "Hyderabad" sau đó được đổi tên thành Darul Jihad (Nhà chiến tranh),[33] và các lãnh thổ chính của Vương quốc Hồi giáo Golconda được sáp nhập vào Đế quốc Mughal với vị thế là tỉnh Hyderabad Subah.[34] Ba vị thống đốc chính trong thời kỳ Mughal cai trị Hyderabad là Jan Sipar Khan (1688–1700), con trai ông Rustam Dil Khan (1700–13) và Mubariz Khan (1713–24).[35]

Lịch sử hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1713, Mubariz Khan được bổ nhiệm làm Thống đốc Hyderabad. Ông cho củng cố phòng thủ thành phố và kiểm soát các mối đe dọa từ nội bộ và lân cận.[36] Năm 1714, Hoàng đế Mughal Farrukhsiyar bổ nhiệm Asaf Jah I làm Phó vương Deccan—(quản lý sáu tỉnh của Mughal) với tước hiệu Nizam-ul -Mulk (người quản lý lãnh địa). Năm 1721, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng của Đế quốc Mughal.[37] Do có những khác biệt với các quý tộc trong triều đình, ông từ bỏ mọi chức vụ trong đế quốc vào năm 1723 và rời đến Deccan.[38][39] Hoàng đế Mughal Muhammad Shah ban hành sắc lệnh cho Mubariz Khan để ngăn chặn Asaf Jah I, dẫn đến Trận Shakar Kheda.[38]:93–94 Năm 1724, Asaf Jah I đánh bại Mubariz Khan và thiết lập quyền tự trị tại Deccan, đặt tên cho khu vực là Hyderabad Deccan, và khởi đầu vương triều Asaf Jahi. Những người cai trị tiếp theo vẫn giữ tước hiệu Nizam ul-Mulk và được gọi là các nizam Asaf Jahi, hay các Nizam Hyderabad.[36][40] Nhà nước Hyderabad xảy ra bất ổn chính trị sau khi Asaf Jah I chết vào năm 1748, do các con trai và cháu trai của ông là Nasir Jung, Muzaffar JangSalabat Jung tranh giành ngôi vị. Họ nhận được hậu thuẫn của các quốc gia láng giềng muốn tranh thủ cơ hội, và các thế lực thực dân nước ngoài. Tình trạng bất ổn kết thúc khi Asaf Jah II lên ngôi vào năm 1762. Năm 1768, ông ký kết Hiệp ước Masulipatam, trao cho Công ty Đông Ấn Anh quyền kiểm soát và thu thuế tại Bờ biển Coromandel để nhận một khoản tiền thuê cố định hàng năm.[41]

Năm 1769, thành phố Hyderabad trở thành thủ đô chính thức của chế độ nizam Asaf Jahi.[36][40] Nhằm đối phó với các mối đe dọa thường xuyên từ Hyder Ali (Dalwai của Mysore), Baji Rao I (Peshwa của Maratha) và Basalath Jung (anh trai của Asaf Jah II, được Pháp hậu thuẫn), Nizam ký kết một liên minh phụ thuộc (subsidiary alliance) với Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1798. Liên minh này cho phép Lục quân Ấn Độ thuộc Anh đóng quân tại Bolarum (Secunderabad hiện nay) để bảo vệ thủ đô của nhà nước, các nizam trả tiền bảo vệ hàng năm cho người Anh.[41]

Hyderabad không có ngành công nghiệp hiện đại nào cho đến năm 1874. Bốn nhà máy được xây dựng tại phía nam và phía đông của hồ Hussain Sagar khi đường sắt xuất hiện vào thập niên 1880.[42] Đến đầu thế kỷ 20, Hyderabad được chuyển đổi thành một thành phố hiện đại, sở hữu các dịch vụ giao thông, thoát nước ngầm, cấp nước sinh hoạt, điện năng, viễn thông, đại học, ngành công nghiệp, và sân bay Begumpet. Các nizam cai trị phiên vương quốc (princely state) Hyderabad trong thời kỳ Raj thuộc Anh.[36][40]

Sau độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhà máy cùng một kênh đào nối với hồ Hussain Sagar. Sau khi có đường sắt vào thập niên 1880, các nhà máy được xây dựng xung quanh hồ.

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Nizam tuyên bố ý định duy trì độc lập thay vì trở thành một phần của Liên bang Ấn Độ hoặc của nước Pakistan mới thành lập.[41] Nhận được hỗ trợ từ Đảng Quốc đại Ấn ĐộĐảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Đại hội Nhà nước Hyderabad bắt đầu khích động chống lại Nizam VII vào năm 1948. Đến ngày 17 tháng 9 cùng năm, Lục quân Ấn Độ nắm quyền kiểm soát Nhà nước Hyderabad sau một cuộc xâm lược có mật danh Chiến dịch Polo. Nizam VII phải đầu hàng Liên bang Ấn Độ bằng cách ký một văn kiện gia nhập, và ông trở thành Rajpramukh (thống đốc phiên vương) của bang Hyderabad cho đến khi bang này bị bãi bỏ vào ngày 31 tháng 10 năm 1956.[40][43]

Từ năm 1946 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Ấn Độ xúi giục khởi nghĩa Telangana nhằm chống lại các lãnh chúa phong kiến tại khu vực Telangana.[44] Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, theo đó bang Hyderabad trở thành một bang thuộc bộ phận B của Ấn Độ, và thành phố Hyderabad tiếp tục là thủ phủ.[45] Trong báo cáo Suy nghĩ về các bang theo ngôn ngữ vào năm 1955, Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp Ấn Độ B. R. Ambedkar đề xuất chỉ định thành phố Hyderabad là thủ đô thứ hai của Ấn Độ, vì tiện nghi và vị trí trung tâm chiến lược của thành phố.[46]

Vào ngày 1 tháng 11 năm 1956, các bang của Ấn Độ được tổ chức lại theo ngôn ngữ. Bang Hyderabad được chia thành ba phần, và chúng được sáp nhập với các bang lân cận để tạo thành Maharashtra, KarnatakaAndhra Pradesh. Chín huyện nói tiếng Telugutiếng Urdu tại vùng Telangana của bang Hyderabad được sáp nhập với bang Andhra cũng nói tiếng Telugu để tạo ra Andhra Pradesh,[47][48][49] có thủ phủ là Hyderabad. Một số cuộc biểu tình trong phong trào Telangana cố gắng vô hiệu hóa việc sáp nhập và yêu cầu thành lập một bang Telangana mới. Các hành động quy mô lớn diễn ra vào năm 1969 và 1972, và hành động lần thứ ba bắt đầu vào năm 2010 .[50] Thành phố từng hứng chịu một vụ nổ Dilsukhnagar vào năm 2002 khiến hai người thiệt mạng;[51] các vụ đánh bom khủng bố vào tháng 5 và tháng 8 năm 2007 gây ra căng thẳng cộng đồng và bạo loạn;[52] và hai quả bom phát nổ vào tháng 2 năm 2013.[53] Vào ngày 30 tháng 7 năm 2013, chính phủ Ấn Độ tuyên bố một phần của bang Andhra Pradesh được tách ra để thành lập bang Telangana mới, và thành phố Hyderabad sẽ là thủ phủ và một phần của Telangana, nhưng vẫn là thủ phủ của Andhra Pradesh trong không quá mười năm. Đến ngày 3 tháng 10 năm 2013, Nội các Liên minh đã phê duyệt đề xuất,[54] Sau khi được Tổng thống Ấn Độ phê chuẩn cuối cùng, bang Telangana được thành lập vào ngày 2 tháng 6 năm 2014.[55]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh vệ tinh của Hyderabad, màu vàng và nâu thể hiện lõi thành phố.[56]

Hyderabad nằm cách 1.566 km (973 mi) về phía nam của Delhi, 699 km (434 mi) về phía đông nam của Mumbai, và 570 km (350 mi) về phía bắc của Bengaluru theo đường bộ.[57] Thành phố nằm ở phần phía nam của bang Telangana, thuộc phần đông nam Ấn Độ,[58] bên bờ sông Musi thuộc hệ thống sông Krishna trên cao nguyên Deccan thuộc Nam Ấn Độ.[59][60][61] Đại Hyderabad có diện tích 650 km², là một trong những vùng đô thị lớn nhất tại Ấn Độ.[62] Thành phố có độ cao trung bình 542 m (1.778 ft), nằm chủ yếu trên địa hình dốc granite xám và hồng, những ngọn đồi nhỏ nằm rải rác, cao nhất là vùng đồi Banjara với độ cao 672 m (2.205 ft).[61][63] Thành phố có nhiều hồ, đôi khi được gọi là sagar nghĩa là "biển". Trong số này có các hồ nhân tạo được tạo ra do xây đập trên Musi, chẳng hạn như Hussain Sagar (được xây dựng vào năm 1562 gần trung tâm thành phố), Osman SagarHimayat Sagar.[61][64] Tính đến năm 1996, thành phố có 140 hồ và 834 bể chứa nước (ao).[65]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Hyderabad có khí hậu xavan nhiệt đới (Köppen Aw) giáp với khí hậu bán khô hạn nóng (Köppen BSh)..[66] Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,6 °C (79,9 °F); nhiệt độ trung bình hàng tháng là 21–33 °C (70–91 °F).[67] Mùa hè nóng khô kéo dài tháng 3 đến tháng 6, nhiệt độ cao nhất trung bình là từ giữa đến cuối trong thang 30 độ C;[68] nhiệt độ cao nhất thường vượt quá 40 °C (104 °F) từ tháng 4 đến tháng 6.[67] Nhiệt độ mát nhất là trong tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ thấp nhất khi đó thỉnh thoảng giảm xuống 10 °C (50 °F).[67] Tháng 5 là tháng nóng nhất, nhiệt độ hàng ngày dao động từ 26–39 °C (79–102 °F); tháng 12 là tháng lạnh nhất, có nhiệt độ thay đổi từ 14,5–28 °C (58,1–82,4 °F).[68]

Mưa lớn từ gió mùa Tây Nam xuất hiện từ giữa tháng 6 đến tháng 10, chiếm phần lớn lượng mưa trung bình hàng năm của Hyderabad.[68] Kể từ khi có ghi chép vào tháng 11 năm 1891, lượng mưa lớn nhất ghi nhận được trong khoảng thời gian 24 giờ là 241,5 mm (10 in) vào ngày 24 tháng 8 năm 2000. Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được là 45,5 °C (114 °F) vào ngày 2 tháng 6 năm 1966 và mức thấp nhất là 6,1 °C (43 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm 1946.[69] Thành phố nhận được 2.731 giờ nắng mỗi năm; tiếp xúc với ánh nắng hàng ngày đạt mức tối đa vào tháng 2.[70]


Dữ liệu khí hậu của Hyderabad (1991–2020, cực độ 1951–2012)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 35.9 39.1 42.2 43.3 44.5 45.5 38.0 37.6 36.5 36.7 34.0 35.0 45,5
Trung bình cao °C (°F) 28.6 31.8 35.2 37.6 38.8 34.4 30.5 29.6 30.1 30.4 28.8 27.8 31,97
Trung bình ngày, °C (°F) 22.8 25.4 28.8 31.4 33.2 29.7 27.2 26.4 26.8 26.2 24.1 22.2 27,02
Trung bình thấp, °C (°F) 13.9 15.5 20.3 24.1 26.0 23.9 22.5 22.0 21.7 20.0 16.4 13.1 19,95
Thấp kỉ lục, °C (°F) 6.1 8.9 13.2 16.0 16.7 17.8 18.6 18.7 17.8 11.7 7.4 7.1 6,1
Lượng mưa, mm (inch) 9.2
(0.362)
10.2
(0.402)
12.3
(0.484)
27.2
(1.071)
34.5
(1.358)
113.8
(4.48)
162.0
(6.378)
203.9
(8.028)
148.5
(5.846)
113.9
(4.484)
19.1
(0.752)
5.0
(0.197)
859,6
(33,843)
Độ ẩm 41 33 29 30 31 52 65 70 67 59 49 44 48
Số ngày mưa TB 0.6 0.6 0.9 2.0 2.5 6.8 9.5 11.3 8.4 5.6 1.3 0.3 49,8
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 272.8 265.6 272.8 276.0 279.0 180.0 136.4 133.3 162.0 226.3 243.0 251.1 2.698,3
Số giờ nắng trung bình ngày 8.8 9.4 8.8 9.2 9.0 6.0 4.4 4.3 5.4 7.3 8.1 8.1 7,4
Nguồn #1: Cục Khí tượng Ấn Độ (giờ nắng 1971–2000)[71][72][73] Time and Date (điểm sương, 2005-2015)[74][75]
Nguồn #2: Tokyo Climate Center (nhiệt độ trung bình 1991–2020)[76] Weather Atlas[77]

Bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

Linh dương đen tại Vườn quốc gia Mahavir Harina Vanasthali

Các hồ tại Hyderabad và những ngọn đồi thấp có địa hình dốc là môi trường sống của nhiều loại động thực vật. Đến năm 2016, độ che phủ của cây xanh là 1,7% tổng diện tích thành phố, giảm từ 2,7% vào năm 1996.[78] Vùng rừng trong và xung quanh thành phố có các khu vực quan trọng về sinh thái và sinh học, chúng được bảo tồn dưới hình thức vườn quốc gia, vườn thú, vườn thú nhỏ và khu bảo tồn động vật hoang dã. Công viên Động vật học Nehru là một vườn thú lớn trong thành phố, đây là vườn thú đầu tiên tại Ấn Độ có công viên safari sư tử và hổ. Hyderabad có ba vườn quốc gia (vườn quốc gia Mrugavani, vườn quốc gia Mahavir Harina Vanasthalivườn quốc gia Kasu Brahmananda Reddy), và khu bảo tồn động vật hoang dã Manjira nằm cách thành phố khoảng 50 km (31 mi). Các khu bảo tồn môi trường khác tại Hyderabad là: vườn bách thảo Kotla Vijayabhaskara Reddy, hồ Ameenpur, hồ Shamirpet, hồ Hussain Sagar, hồ Fox Sagar, bể Mir Alam và hồ Patancheru. Chúng là nơi sinh sống của các loài chim trong khu vực và thu hút chim di cư theo mùa từ các nơi khác nhau trên thế giới.[79] Các tổ chức tham gia bảo tồn môi trường và động vật hoang dã bao gồm Cục Lâm nghiệp Telangana,[80] Hội đồng Nghiên cứu và Giáo dục Lâm nghiệp Ấn Độ (ICFRE), Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế cho Vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT), Ủy ban Phúc lợi động vật Ấn Độ (AWBI), Chữ thập xanh Hyderabad và Đại học Hyderabad.[79]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

GHMC được chia thành sáu khu đô thị

Hội đồng đô thị Đại Hyderabad (GHMC) giám sát cơ sở hạ tầng dân sự của thành phố, có sáu khu hành chính: Khu Nam–(Charminar), Khu Đông–(L. B. Nagar), Khu Tây–(Serilingampally), Khu Bắc–(Kukatpally), Khu Đông Bắc–(Secunderabad) và Khu Trung–(Khairatabad); các khu này bao gồm 30 "circle", và chúng gồm 150 phường (ward). Mỗi phường có một ủy viên (corporator) đại diện, được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Tính đến năm 2020, thành phố có 7.400.000 cử tri, trong đó 3.850.000 là nam giới và 3.500.000 là nữ giới.[81] Hội đồng đô thị bầu ra thị trưởng, đây là người đứng đầu GHMC trên danh nghĩa. Quyền hành pháp thuộc về Ủy viên đô thị (Municipal Commissioner), do chính quyền bang bổ nhiệm. GHMC thực hiện các công việc về cơ sở hạ tầng của thành phố, như xây dựng và bảo trì đường bộ và cống rãnh, quy hoạch đô thị bao gồm quy định xây dựng, bảo trì chợ và công viên trong thành phố, quản lý chất thải rắn, cấp giấy khai sinh và tử vong, cấp giấy phép mua bán, thu thuế tài sản, và các dịch vụ phúc lợi cộng đồng như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giáo dục mầm non và không chính quy.[82] GHMC được thành lập vào tháng 4 năm 2007 khi sáp nhập Hội đồng đô thị Hyderabad (MCH) với 12 đô thị của các huyện Hyderabad, Ranga ReddyMedak với tổng diện tích 650 km2 (650.000.000 m2).[62]:3 Uỷ ban Doanh trại Secunderabad (Secunderabad Cantonment Board) là cơ quan hành chính dân sự giám sát một khu vực có diện tích 40,1 km2 ([chuyển đổi: đơn vị không phù hợp]),[83]:93 đây là nơi có nhiều doanh trại quân sự.[84]:2[85] Khuôn viên Đại học Osmania được cơ quan quản lý trường đại học quản lý độc lập.[83]:93

Khu vực thẩm quyền của Cảnh sát Hyderabad được chia thành ba phần: Hyderabad (thành lập năm 1847, là khu vực cảnh sát lâu đời nhất tại Ấn Độ), Cyberabad và Rachakonda, đứng đầu mỗi khu vực là một ủy viên cảnh sát. Cảnh sát Hyderabad là một bộ phận của Cảnh sát Telangana, trực thuộc Bộ Nội vụ cấp bang.[86][87]

Cơ quan lập pháp Telangana

Thẩm quyền của các cơ quan hành chính thành phố theo thứ tự quy mô tăng dần là: Khu vực Cảnh sát Hyderabad, huyện Hyderabad, khu vực GHMC ("thành phố Hyderabad") và khu vực thuộc Cơ quan Phát triển Vùng đô thị Hyderabad (HMDA). HMDA là một cơ quan quy hoạch đô thị phi chính trị bao trùm GHMC và các vùng ngoại ô, mở rộng tới 54 mandal thuộc năm huyện bao quanh thành phố. Cơ quan này điều phối các hoạt động phát triển của GHMC và các địa phương ngoại ô, và giám sát việc quản lý các cơ quan như Ban Cấp thoát nước Đô thị Hyderabad (HMWSSB).[88]

Hyderabad là trụ sở của Chính phủ Telangana, và có nơi nghỉ dưỡng mùa đông của Tổng thống Ấn Độ là Rashtrapati Nilayam, cũng như có Tòa án Cấp cao Telangana (Telangana High Court) và nhiều cơ quan chính phủ địa phương. Tòa án dân sự Thành phố Hạ và Tòa án hình sự Vùng đô thị thuộc thẩm quyền của Tòa án Cấp cao.[89][90][91]:1 Khu vực GHMC có 24 khu vực bầu cử hội đồng lập pháp cấp bang,[92][93] và có năm khu vực bầu cử của Lok Sabha (hạ viện của Quốc hội Ấn Độ).[94]

Dịch vụ tiện ích[sửa | sửa mã nguồn]

Một người quét đường của GHMC tại Đường Tank Bund

HMWSSB (Ban cấp thoát nước đô thị Hyderabad) quản lý thu gom nước mưa, dịch vụ thoát nước, và cấp nước. Năm 2005, HMWSSB bắt đầu vận hành đường ống cấp nước dài 116 km-long (72 mi) từ Đập Nagarjuna Sagar để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.[95][96] Công ty TNHH phân phối điện miền Nam Telangana (TSPDCL) quản lý việc cung ứng điện năng.[97] Tính đến năm 2014, có 15 trạm cứu hỏa trong thành phố, do Sở Ứng phó thảm họa và hỏa hoạn bang Telangana điều hành.[98] India Post (Bưu điện Ấn Độ) thuộc sở hữu của chính phủ có năm bưu cục chính và nhiều bưu cục phụ tại Hyderabad, ngoài ra còn có các dịch vụ chuyển phát nhanh của tư nhân.[61]

Kiểm soát ô nhiễm[sửa | sửa mã nguồn]

Hyderabad tạo ra khoảng 4.500 tấn chất thải rắn mỗi ngày, được vận chuyển từ các đơn vị thu gom tại Imlibun, Yousufguda và Lower Tank Bund đến bãi rác tại Jawaharnagar.[99] Đô thị hóa nhanh chóng và hoạt động kinh tế gia tăng dẫn đến ô nhiễm rác thải công nghiệp, không khí, tiếng ồnnước gia tăng, Ban kiểm soát ô nhiễm Telangana (TPCB) quy định về vấn đề này.[100][101] Tỷ lệ đóng góp của các nguồn vào ô nhiễm không khí năm 2006 là: 20–50% từ phương tiện giao thông, 40–70% từ kết hợp giữa khí thải xe cộ và bụi đường, 10–30% từ rác thải công nghiệp và 3–10% từ đốt cháy rác thải hộ gia đình.[102] Số ca tử vong do vật chất dạng hạt trong khí quyển ước tính khoảng 1.700–3.000 mỗi năm (2012).[103] "Các khu vực VIP" của thành phố, tòa nhà Hội đồng, Ban Thư ký, văn phòng Thủ hiến Telangana, có xếp hạng chỉ số chất lượng không khí đặc biệt thấp, có mức PM2.5 cao.[104] Nước ngầm xung quanh Hyderabad có độ cứng lên tới 1000 ppm, cao hơn khoảng ba lần so với mức mong muốn,[105] đây là nguồn nước uống chính. Mực nước ngầm và mực nước sông hồ bị suy giảm vì dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nước tăng lên.[106][107] Tình trạng thiếu hụt này càng trở nên trầm trọng hơn do nước thải được xử lý không đúng cách đã gây ô nhiễm nguồn nước của thành phố.[108]

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

NTR Gardens nằm trong số những khu vườn ở vùng lân cận hồ Hussain Sagar, có vai trò là công viên thư giãn.

Ủy ban Y tế và Phúc lợi Gia đình chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và giám sát tất cả các cơ sở liên quan đến dịch vụ y tế và phòng ngừa.[109][110] Tính đến năm 2010–11, thành phố có 50 bệnh viện công,[111] 300 bệnh viện tư nhân và từ thiện, cùng 194 viện dưỡng lão, cung cấp khoảng 12.000 giường bệnh, chưa bằng một nửa so với yêu cầu là 25.000.[112] Trung bình 10.000 dân thành phố có 17,6 giường bệnh, 9 bác sĩ chuyên khoa, 14 y tá và 6 bác sĩ y khoa.[112] Thành phố có khoảng 4.000 phòng khám tư nhân.[113] Các phòng khám tư nhân được nhiều người dân ưa chuộng vì các cơ sở chính phủ có khoảng cách xa, chất lượng chăm sóc kém và thời gian chờ đợi lâu,[114]:60–61 mặc dù 24% cư dân thành phố được bảo hiểm y tế chính phủ chi trả theo khảo sát năm 2005.[114]:41 Nhiều bệnh viện tư nhân mới với quy mô khác nhau đã được khánh thành hoặc đang được xây dựng.[113] Hyderabad có các cơ sở điều trị ngoại trú và nội trú sử dụng các phương pháp điều trị Unani, vi lượng đồng cănAyurveda.[115]

Trong Khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia năm 2005, tổng tỷ suất sinh của thành phố được báo cáo là 1,8,[114]:47 thấp hơn mức sinh thay thế. Chỉ 61% trẻ em nhận được tất cả các vắc xin cơ bản, ít hơn so với các thành phố được khảo sát khác ngoại trừ Meerut.[114]:98 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 35 trên 1.000 ca sinh còn sống, và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là 41 trên 1.000 ca sinh còn sống.[114]:97 Cuộc khảo sát cũng báo cáo rằng 1/3 nữ giới và 1/4 nam giới bị thừa cân hoặc béo phì, 49% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu và có 20% trẻ em bị thiếu cân,[114]:44, 55–56 trong khi hơn 2% nữ giới và 3% nam giới mắc bệnh tiểu đường.[114]:57

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Historical population Khi Hội đồng đô thị Đại Hyderabad được thành lập vào năm 2007, diện tích đô thị tăng từ 175 km2 ([chuyển đổi: đơn vị bất ngờ]) lên 650 km2 ([chuyển đổi: đơn vị bất ngờ]).[62][116] Do vậy nên dân số thành phố tăng tới 87%, từ 3.637.483 trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2001 lên 6.809.970 trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2011, 24% trong số đó là người di cư từ những nơi khác của Ấn Độ,[84]:2 đưa Hyderabad trở thành thành phố đông dân thứ tư toàn quốc.[1][3] Tính đến năm 2011, mật độ dân số là 18.480/km2 (47.900/sq mi)[117] và vùng kết tụ đô thị Hyderabad với dân số 7.749.334 là vùng kết tụ đô thị đông dân thứ sáu toàn quốc.[3] Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, thành phố có 3.500.802 nam giới và 3.309.168 nữ giới, tỷ suất giới tính là 945/1000, cao hơn trung bình quốc gia là 926/1000.[118][119] Trong cuộc điều tra này, số trẻ em ở độ tuổi 0–6 tuổi, 373.794 là bé trai và 352.022 là bé gái—tỷ lệ 942/1000. Tỷ lệ biết chữ ở mức 83% (nam 86%; nữ 80%), cao hơn mức trung bình toàn quốc là 74,04%.[118][120] Các tầng lớp kinh tế - xã hội bao gồm: 20% thuộc tầng lớp thượng lưu, 50% thuộc tầng lớp trung lưu, và 30% thuộc tầng lớp lao động.[121]

Cư dân Hyderabad được gọi trong tiếng Anh là "Hyderabadi". Thành phần dân tộc của thành phố chủ yếu gồm người Telugu và người nói tiếng Urdu, và có các cộng đồng thiểu số là người Ả Rập, người Marathi, người Marwarngười Pathan.[122] Người Hồi giáo Hyderabad là một cộng đồng độc đáo, phần lớn lịch sử, ngôn ngữ, ẩm thực và văn hóa của họ gắn với Hyderabad cũng như các triều đại từng cai trị thành phố.[123][124] Người Ả Rập Hadhramaut, người Ả Rập châu Phi, người Armenia, người Abyssinia, người Iran, người Pathanngười Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại thành phố từ trước năm 1948; những cộng đồng này suy tàn sau khi Nhà nước Hyderabad trở thành một phần của Liên bang Ấn Độ, vì họ mất đi sự bảo trợ của các nizam Asaf Jahi.[122][125][126]

Tôn giáo tại Đại Hyderabad (2011)[127]
Ấn Độ giáo
  
64.93%
Hồi giáo
  
30.13%
Cơ đốc giáo
  
2.75%
Khác
  
2.19%

Tín đồ Ấn Độ giáo chiếm đa số cư dân thành phố. Hồi giáo tạo thành một nhóm thiểu số lớn, hiện diện khắp thành phố và chiếm ưu thế trong và xung quanh Thành phố cổ Hyderabad. Ngoài ra còn có các cộng đồng Cơ đốc giáo, đạo Sikh, đạo Jain, Phật giáo và Hoả giáo cùng các công trình tôn giáo có tính biểu tượng.[128] Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, thành phần tôn giáo của Đại Hyderabad là: Ấn Độ giáo (64,9%), Hồi giáo (30,1%), Cơ đốc giáo (2,8%), đạo Jain (0,3%), đạo Sikh (0,3%) và Phật giáo (0,1%); 1,5% không trả lời tôn giáo nào.[129]

Ngôn ngữ tại Hyderabad (2011)[130]

  Telugu (58.23%)
  Urdu (29.47%)
  Hindi (4.89%)
  Marathi (1.54%)
  Tamil (1.09%)
  Khác (4.78%)

Tiếng Telugutiếng Urdu đều là ngôn ngữ chính thức của thành phố, và hầu hết người dân Hyderabad đều nói được hai thứ tiếng.[131] Phương ngữ Telugu được nói tại Hyderabad được gọi là Telangana Mandalika, và thứ tiếng Urdu nói trong thành phố được gọi là Deccani.[132]:1869–70[133] Tiếng Anh là "ngôn ngữ chính thức thứ cấp" có sức lan tỏa trong kinh doanh và hành chính, đồng thời là ngôn ngữ giảng dạy quan trọng trong giáo dục và xuất bản.[134] Một thiểu số đáng kể cư dân nói các ngôn ngữ khác, bao gồm Bengal, Hindi, Kannada, Marathi, Marwar, Odia, PunjabTamil.[122][không khớp với nguồn]

Khu ổ chuột[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2012, trong khu vực đại đô thị, 13% dân số sống dưới mức nghèo.[135] Theo báo cáo năm 2012 do GHMC đệ trình lên Ngân hàng Thế giới, Hyderabad có 1.476 khu ổ chuột với tổng dân số 1,7 triệu người, trong đó 66% sống trong 985 khu ổ chuột ở "lõi" thành phố (phần Hyderabad trước khi mở rộng vào tháng 4 năm 2007) và 34% còn lại sống ở 491 khu nhà ở ngoại ô.[136] Khoảng 22% hộ gia đình sống trong khu ổ chuột là người di cư từ các vùng khác của Ấn Độ trong thập niên cuối của thế kỷ 20, và 63% cho biết đã sống trong khu ổ chuột hơn 10 năm.[84]:55 Tỷ lệ biết chữ nói chung ở các khu ổ chuột là 60–80% và tỷ lệ biết chữ của phụ nữ là 52–73%. Một phần ba số khu ổ chuột có kết nối dịch vụ cơ bản và phần còn lại phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng chung do chính phủ cung cấp. Có 405 trường công lập, 267 trường được chính phủ hỗ trợ, 175 trường tư thục và 528 hội trường cộng đồng trong các khu ổ chuột.[137]:70 Theo khảo sát năm 2008 của Trung tâm Quản trị Tốt, 87,6% hộ gia đình sống trong khu ổ chuột là gia đình hạt nhân, 18% thuộc nhóm rất nghèo có thu nhập tối đa Bản mẫu:INR convert mỗi năm, 73% sống dưới mức nghèo (mức nghèo tiêu chuẩn được Chính phủ Andhra Pradesh công nhận là Bản mẫu:INR convert mỗi năm), 27% trong số người kiếm tiền chính (CWE) là lao động thời vụ và 38% CWE không biết chữ. Khoảng 3,7% trẻ em từ 5–14 tuổi trong khu ổ chuột không đến trường, và 3,2% là lao động trẻ em, trong đó 64% là bé trai và 36% là bé gái. Những nơi sử dụng lao động trẻ em lớn nhất là hàng rong và công trường xây dựng. Trong số trẻ em lao động, 35% làm những công việc nguy hiểm.[84]:59

Cảnh quan[sửa | sửa mã nguồn]

Quang cảnh khu Công nghệ thông tin và Tài chính Gachibowli

Khu phố[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyền buồm trong Tuần lễ thuyền buồm Hyderabad tại Hussain Sagar

Thành phố lịch sử do Muhammad Quli Qutb Shah thành lập nằm tại phía nam sông Musi là khu vực di sản của Hyderabad, và mang tên Purana Shahar (Thành phố cổ), còn "Thành phố mới" là khu vực đô thị hóa tại bờ phía bắc. Nhiều cây cầu bắc qua sông nối hai khu vực này, cổ nhất trong số này là Purana Pul—("cây cầu cũ") được xây dựng vào năm 1578.[138] Hyderabad và Secunderabad liền kề là cặp thành phố song sinh, cách nhau qua hồ Hussain Sagar.[139]

Nhiều di tích lịch sử và di sản nằm ở phần phía nam của trung tâm Hyderabad, chẳng hạn như Charminar, Mecca Masjid, bảo tàng Salar Jung, bảo tàng Nizam, Toà án Cấp cao Telangana, Cung điện Falaknuma, Cung điện Chowmahalla và hành lang bán lẻ truyền thống bao gồm chợ Pathargatti, chợ Laad và Toà nhà Madina. Phía bắc sông là các bệnh viện, trường đại học, nhà ga lớn và các khu kinh doanh như chợ Begum, Koti, Abids, chợ Sultan và chợ Moazzam Jahi, cùng với các cơ sở hành chính và thư giãn như Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Văn phòng Chính phủ Telangana, xưởng đúc tiền chính phủ Ấn Độ, Cơ quan lập pháp Telangana, Vườn công cộng, Shahi Masjid, Nizam Club, Ravindra Bharathi, Bảo tàng bang, Đền Birla và Cung thiên văn Birla.[139][140][141]

Phần phía bắc của trung tâm Hyderabad có hồ Hussain Sagar, đường Tank Bund, Rani Gunj và ga đường sắt Secunderabad.[139] Hầu hết các công viên và trung tâm giải trí của thành phố nằm ở khu này, chẳng hạn như công viên Sanjeevaiah, công viên Indira, công viên Lumbini, vườn NTR, tượng Phật và công viên Tankbund.[142] Phần tây bắc của thành phố có các khu dân cư và thương mại cao cấp như Banjara Hills, Jubilee Hills, Begumpet, Khairtabad, Tolichowki, đền Jagannath và Miyapur.[143] Đầu phía bắc của Hyderabad có các khu vực công nghiệp như Kukatpally, Sanathnagar, Moosapet, Balanagar, PatancheruChanda Nagar. Đầu phía đông bắc của thành phố có các khu dân cư nằm rải rác như Malkajgiri, Neredmet, A. S. Rao NagarUppal.[139][140][141] Phần phía đông của thành phố có nhiều trung tâm nghiên cứu quốc phòng và Thành phố Điện ảnh Ramoji. Khu vực "Cyberabad" ở phía tây nam và phía tây thành phố bao gồm MadhapurGachibowli đã phát triển nhanh chóng kể từ thập niên 1990. Đây là nơi đặt trụ sở của các công ty công nghệ thông tin và dược phẩm sinh học, cũng như có sân bay Hyderabad, hồ Osman Sagar, hồ Himayath Sagarvườn quốc gia Kasu Brahmananda Reddy.[144][145]

Công trình[sửa | sửa mã nguồn]

Các tòa nhà di sản được xây dựng từ thời kỳ Qutb ShahiNizam mang đặc điểm kiến trúc Ấn Độ-Hồi giáo chịu ảnh hưởng từ các phong cách Trung cổ, Mughal và châu Âu.[7][146] Sau trận lụt lớn vào năm 1908, thành phố được mở rộng và tiến hành xây dựng các công trình dân sự, đặc biệt là dưới thời cai trị của Mir Osman Ali Khan (Nizam thứ VII). Ông bảo trợ cho lĩnh vực kiến trúc và được cho là người tạo ra thành phố Hyderabad hiện đại.[147][148] Năm 2012, chính phủ Ấn Độ tuyên bố Hyderabad là nơi đầu tiên đạt danh hiệu "thành phố di sản tốt nhất Ấn Độ".[149]

Kiến trúc Qutb Shahi thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 phỏng theo kiến trúc Ba Tư cổ điển, với các mái vòm, và khung vòm cỡ lớn.[150] Tàn tích của Pháo đài Golconda từ thế kỷ 16 là cấu trúc thời Qutb Shahi lâu đời nhất còn tồn tại trong thành phố. Hầu hết các khu chợ lịch sử còn tồn tại đến nay đều được xây dựng trên con phố từ Charminar hướng về phía bắc tới pháo đài. Công trình Charminar nằm tại trung tâm Hyderabad cũ là biểu tượng của thành phố; đây là một cấu trúc hình vuông có các cạnh dài 20 m (66 ft) và có bốn khung vòm lớn hướng ra các đường phố. Ở mỗi góc có một tháp cao 56 m (184 ft). Charminar, pháo đài Golconda và lăng mộ Qutb Shahi là di tích quan trọng quốc gia tại Ấn Độ. Vào năm 2010, chính phủ Ấn Độ đề cử đưa các địa điểm này vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.[147][151][152]:11–18[153]

Cung điện Chowmahalla của vương triều nằm trong số các công trình kiến trúc thời Nizam cổ nhất còn lại trong thành phố. Cung điện sở hữu các phong cách kiến trúc đa dạng, từ hậu cung theo phong cách Baroque đến triều đình theo phong cách Tân cổ điển. Các cung điện khác là cung điện Falaknuma (lấy cảm hứng từ phong cách của Andrea Palladio), Purani Haveli, cung điện Quốc vương Kothi và cung điện Bella Vista đều được xây dựng khi vương triều đạt đỉnh cao vào thế kỷ 19. Trong thời kỳ Mir Osman Ali Khan cai trị, phong cách châu Âu cùng với phong cách Ấn Độ-Hồi giáo trở nên nổi bật. Những phong cách này được phản ánh trong kiến trúc Ấn Độ-Saracen, xuất hiện trong nhiều công trình dân sự như Tòa án Cấp cao Telangana, Bệnh viện Osmania, Trường Thành thị chính phủ và ga đường sắt Kacheguda, tất cả đều do Vincent Esch thiết kế.[154] Các kiến trúc điểm nhấn khác trong thành phố được xây dựng dưới thời nizam là Thư viện trung tâm bang, Cơ quan lập pháp Telangana, Bảo tàng khảo cổ học bang, Jubilee Hall và ga đường sắt Hyderabad.[147][150][155][156] Các công trình điểm nhấn đáng chú ý khác là cung điện Paigah, cung điện Asman Garh, cung điện Basheer Bagh, Errum Manzil và Thánh đường Hồi giáo Tây Ban Nha, tất cả đều do gia tộc Paigah xây dựng.[152]:16–17[157][158]

Cung điện Chowmahalla là cung điện chính của Nizam, được Salabat Jung xây dựng vào năm 1750

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

HITEC City là trung tâm của các công ty công nghệ thông tin
Các căn hộ của tầng lớp trung lưu tại vùng ven Uppal Kalan của thành phố

Nền kinh tế vùng đô thị Hyderabad có GDP đứng thứ năm hoặc thứ sáu tại Ấn Độ.[159] Hyderabad là nơi đóng góp lớn nhất về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thuế và các khoản thu khác của bang Telangana, đồng thời là trung tâm tiền gửi lớn thứ sáu và trung tâm tín dụng lớn thứ tư trên toàn quốc, theo xếp hạng của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vào tháng 6 năm 2012.[160] Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của thành phố là 44.300 rupee vào năm 2011.[161] Tính đến năm 2006, những cơ quan sử dụng lao động lớn nhất trong thành phố là chính phủ cấp bang (113.098 nhân viên) và chính phủ trung ương (85.155).[162] Theo một cuộc khảo sát năm 2005, 77% nam giới và 19% nữ giới tại thành phố có việc làm.[163] Ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong thành phố và 90% lực lượng lao động có việc làm thuộc về lĩnh vực này.[164]

Vai trò của Hyderabad trong buôn bán ngọc trai khiến thành phố có danh xưng "Thành phố ngọc trai". Thành phố này là trung tâm thương mại kim cương Golconda duy nhất cho đến thế kỷ 18.[32][165][166] Quá trình công nghiệp hóa bắt đầu dưới thời các nizam vào cuối thế kỷ 19, nhờ việc mở rộng đường sắt giúp nối thành phố đến các cảng lớn.[167][168] Từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, nhiều doanh nghiệp được thành lập trong thành phố như Công ty TNHH Thiết bị điện nặng Bharat (BHEL), Tổ hợp nhiên liệu hạt nhân (NFC), Công ty Phát triển khoáng sản quốc gia (NMDC), Điện tử Bharat (BEL), Công ty TNHH Điện tử Ấn Độ (ECIL), Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL), Trung tâm Sinh học tế bào và phân tử (CCMB), Trung tâm chẩn đoán và lấy dấu vân tay DNA (CDFD), Ngân hàng bang Hyderabad (SBH) và Ngân hàng Andhra (AB)[140].[169] Thành phố có trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Hyderabad (HSE),[170] và là nơi đặt văn phòng khu vực của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI).[171] Cơ sở tại Hyderabad của Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) cung cấp các dịch vụ vận hành và giao dịch cho BSE-Mumbai.[172] Lĩnh vực dịch vụ tài chính tăng trưởng đã giúp Hyderabad phát triển từ một thành phố sản xuất truyền thống thành một trung tâm dịch vụ công nghiệp có tính quốc tế.[140] Kể từ thập niên 1990, lĩnh vực dịch vụ được mở rộng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin (IT), dịch vụ kích hoạt công nghệ thông tin (ITES), bảo hiểm và các tổ chức tài chính. Các hoạt động kinh tế này đã thúc đẩy các lĩnh vực phụ trợ như thương mại, vận tải, lưu trữ, truyền thông, bất động sản và bán lẻ.[168] Tính đến năm 2021, xuất khẩu công nghệ thông tin từ Hyderabad đạt 14.552,2 tỷ rupee (19,66 tỷ USD), thành phố có 1500 công ty IT và ITES và cung cấp 628.615 việc làm.[173]

Thị trường thương mại của Hyderabad được chia thành bốn khu vực: khu kinh doanh trung tâm,[174] các trung tâm kinh doanh cận trung tâm, các trung tâm kinh doanh khu phố và các trung tâm kinh doanh địa phương.[175] Nhiều chợ truyền thống và lịch sử nằm khắp thành phố, chợ Laad nổi tiếng nhờ việc bán nhiều loại đồ cổ có tính văn hóa và truyền thống, cùng với đá quý và ngọc trai.[176][177]

Các cửa hàng đồ cưới tại chợ Laad, nằm gần Charminar

Nhiều công ty Ấn Độ và toàn cầu mở cơ sở sản xuất và nghiên cứu trong thành phố, khởi đầu là Công ty TNHH Dược phẩm Ấn Độ (IDPL) được thành lập vào năm 1961.[178] Tính đến năm 2010, 1/3 lượng thuốc sản xuất theo số lượng lớn, và 16% sản phẩm công nghệ sinh học của Ấn Độ đến từ thành phố,[179][180] góp phần tạo nên danh xưng là "thủ đô dược phẩm của Ấn Độ" và "Thung lũng bộ gen của Ấn Độ".[181] Hyderabad là một trung tâm công nghệ thông tin toàn cầu, được gọi là Cyberabad (Thành phố mạng).[144][145] Tính đến năm 2013, thành phố đóng góp 15% xuất khẩu của Ấn Độ và 98% xuất khẩu của Andhra Pradesh trong lĩnh vực IT và ITES[182] và 22% tổng số thành viên của Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia (NASSCOM) đến từ thành phố này.[161] HITEC City là một thị trấn có cơ sở hạ tầng công nghệ rộng khắp, sự phát triển của nơi này đã thúc đẩy các công ty đa quốc gia thành lập cơ sở tại Hyderabad.[144] Thành phố này là nơi đặt trụ sở của hơn 1300 công ty IT và ITES, cung cấp việc làm cho 407.000 cá nhân; các tập đoàn toàn cầu hiện diện trong thành phố là Microsoft, Apple, Amazon, Google, IBM, Yahoo!, Tập đoàn Oracle, Dell, Facebook, CISCO,[84]:3[183] cùng các hãng lớn của Ấn Độ là Tech Mahindra, Infosys, Tata Consultancy Services (TCS), Polaris, CyientWipro.[84]:3 Năm 2009, Nhóm Ngân hàng Thế giới xếp hạng Hyderabad là thành phố tốt thứ hai để kinh doanh tại Ấn Độ.[184] Thành phố này và vùng ngoại ô có số lượng đặc khu kinh tế cao nhất trong số các thành phố của Ấn Độ.[161]

Ngành công nghiệp ô tô cũng đang nổi lên tại Hyderabad, biến nơi đây trở thành một trung tâm ô tô.[185] Các công ty ô tô bao gồm Hyundai, Hyderabad Allwyn, Praga Tools, HMT Bearings, Ordnance Factory Medak, Deccan Auto và Mahindra & Mahindra có các đơn vị tại khu kinh tế Hyderabad.[186] Fiat Chrysler Automobiles, Maruti Suzuki và Triton Energy từng bày tỏ ý định đầu tư tại Hyderabad.[187]

Hyderabad có nền kinh tế phi chính thức quy mô lớn giống như phần còn lại của Ấn Độ, sử dụng 30% lực lượng lao động.[137]:71 Theo một cuộc khảo sát được công bố năm 2007, thành phố có 40.000–50.000 người bán hàng trên đường phố và số lượng này ngày càng tăng.[188]:9 Trong số những người bán hàng trên đường phố, 84% là nam giới và 16% là nữ giới,[189]:12 và 4/5 là "những người bán hàng cố định" hoạt động tại một địa điểm, thường có quầy hàng của riêng họ.[189]:15–16 Hầu hết họ khởi đầu kinh doanh thông qua tiết kiệm cá nhân; chỉ 8% vay tiền từ người cho vay.[189]:19 Thu nhập của người bán hàng trên đường phố thay đổi từ 50 đến 800 rupee mỗi ngày (2007).[188]:25 Các lĩnh vực kinh tế không có tổ chức khác bao gồm chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gia cầm, sản xuất gạch, lao động phổ thông và giúp việc gia đình. Phần lớn số người nghèo thành thị là những người tham gia vào nền kinh tế phi chính thức.[137]:71[190]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Makkah Masjid được xây dựng vào thời Qutb ShahiMughal tại Hyderabad

Hyderabad nổi lên thành trung tâm văn hóa quan trọng nhất tại Ấn Độ khi Đế quốc Mughal suy tàn. Sau khi Delhi thất thủ vào năm 1857, các nghệ sĩ biểu diễn di cư đến Hyderabad vì Nizam bảo trợ cho nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ sĩ từ phần phía bắc và phía tây của tiểu lục địa Ấn Độ, giúp làm phong phú thêm môi trường văn hóa thành phố.[191][192] Cuộc di cư này khiến cho các ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo Bắc và Nam Ấn Độ được hoà trộn, kết quả là các truyền thống Ấn Độ giáo và Hồi giáo cùng tồn tại, khiến thành phố trở nên nổi tiếng.[193][194]:viii Một kết quả khác của việc hoà trộn bắc-nam này là cả tiếng Telugu và tiếng Urdu đều là ngôn ngữ chính thức của Telangana.[195] Sự hoà trộn giữa các tôn giáo khiến thành phố tổ chức nhiều lễ hội như Ganesh Chaturthi, DiwaliBonalu theo truyền thống Ấn Độ giáo, và Eid ul-FitrEid al -Adha của người Hồi giáo.[196]

Trang phục truyền thống của người Hyderabad thể hiện sự kết hợp ảnh hưởng của Hồi giáo và Ấn Độ giáo, nam giới mặc sherwanikurtapaijama còn nữ giới mặc khara dupattasalwar kameez.[197][198][199] Hầu hết phụ nữ Hồi giáo đều mặc burqahijab khi ở bên ngoài.[200] Ngoài trang phục truyền thống của Ấn Độ giáo và Hồi giáo, việc tiếp xúc ngày càng nhiều với văn hóa phương Tây khiến giới trẻ ngày càng mặc nhiều trang phục kiểu phương Tây.[201]

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá khứ, sự bảo trợ của các quân chủ Qutb Shahi và các nizam Asaf Jahi đã thu hút các nghệ sĩ, kiến trúc sư và văn sĩ từ các nơi khác nhau trên thế giới đến Hyderabad. Sự pha trộn sắc tộc giúp đại chúng hoá các sự kiện văn hóa như mushaira (hội thơ), Qawwali (các bài hát sùng đạo) và Dholak ke Geet (dân ca truyền thống).[202][203][204] Vương triều Qutb Shahi đặc biệt khuyến khích văn học Decani phát triển, kết quả là các tác phẩm như Deccani Masnavithơ Diwan, chúng nằm trong số những bản thảo sớm nhất được biết đến bằng tiếng Urdu.[205] Sách Lazzat Un Nisa được biên soạn tại triều đình Qutb Shahi vào thế kỷ 15, tác phẩm này có chứa các bức tranh tình ái, hay sơ đồ về các loại thuốc và chất kích thích bí mật, theo hình thức nghệ thuật tình dục cổ xưa tại phương Đông.[206] Trong thời kỳ các nizam Asaf Jahi cai trị, thành phố trải qua nhiều cải cách văn học, và tiếng Urdu được đưa làm ngôn ngữ của triều đình, hành chính và giáo dục.[207] Năm 1824, một tuyển tập thơ tình Ghazal bằng tiếng Urdu mang tên Gulzar-e-Mahlaqa được xuất bản tại Hyderabad, tác giả là Mah Laqa Bai—nhà thơ Urdu nữ đầu tiên viết một Diwan (tập thơ).[208] Hyderabad tiếp tục những truyền thống này trong Lễ hội văn học Hyderabad được tổ chức thường niên từ năm 2010, thể hiện sức sáng tạo về văn học và văn hóa của thành phố.[209] Các tổ chức tham gia phát triển văn học bao gồm Sahitya Akademi, Học viện Urdu, Học viện Telugu, Hội đồng quốc gia về quảng bá ngôn ngữ Urdu, Hiệp hội văn học so sánh Ấn Độ và Andhra Saraswata Parishad. Các tổ chức nhà nước cũng hỗ trợ phát triển văn học, chẳng hạn như Thư viện Trung tâm bang được thành lập vào năm 1891,[210] và các thư viện lớn khác bao gồm Sri Krishna Devaraya Andhra Bhasha Nilayam, Thư viện Anh và Sundarayya Vignana Kendram.[211]

Quang cảnh buổi tối của Charminar cùng với các công trình di sản và khu chợ

Âm nhạc và phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ravindra Bharathi là một khán phòng được đặt theo tên Rabindranath Tagore

Âm nhạc và vũ đạo Nam Ấn Độ như các phong cách KuchipudiBharatanatyam rất thịnh hành tại vùng Deccan. Do các chính sách văn hóa của triều đình, âm nhạc và vũ đạo Bắc Ấn Độ được quần chúng ưa chuộng dưới thời Mughal và các nizam.[212] Cũng trong thời kỳ này, giới quý tộc có truyền thống kết giao với các tawaif (kỹ nữ). Những kỹ nữ này được tôn kính vì được cho là hình ảnh thu nhỏ của nghi thức và văn hóa, đồng thời được bổ nhiệm làm thầy dạy hát, thơ và múa cổ điển cho nhiều trẻ em thuộc tầng lớp quý tộc.[213] Nhờ vậy một số phong cách âm nhạc, vũ đạo và thơ cung đình được hình thành. Bên cạnh các thể loại âm nhạc đại chúng phương Tây và Ấn Độ như nhạc filmi, cư dân Hyderabad còn chơi nhạc marfa, Dholak ke Geet (các bài hát gia đình dựa trên văn hóa dân gian địa phương) và qawwali, đặc biệt là trong các đám cưới, lễ hội và các sự kiện kỷ niệm khác.[214][215] Chính quyền bang tổ chức Lễ hội âm nhạc và vũ đạo Golconda, Lễ hội âm nhạc Taramati và Lễ hội vũ đạo Premavathi để khuyến khích phát triển âm nhạc.[216]

Lĩnh vực sân khấu và kịch của thành phố không được đặc biệt chú ý,[217] nhưng chính quyền bang tổ chức nhiều chương trình và lễ hội để khuyến khích sân khấu[218][219] tại các địa điểm như Ravindra Bharati, Shilpakala Vedika, Lalithakala Thoranam và Lamakaan. Triển lãm Numaish thường niên về các sản phẩm tiêu dùng trong nước và địa phương có một số buổi biểu diễn âm nhạc.[220]

Thành phố này là trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh Telugu, thường được gọi là Tollywood. Tính đến năm 2021, đây là ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ có doanh thu cao nhất.[221] Trong thập niên 1970, phim hiện thực bằng tiếng Deccani của Shyam Benegal khởi đầu cho phong trào phim nghệ thuật thành niên tại Ấn Độ, sau này được gọi là điện ảnh song song (parallel cinema).[222] Ngành công nghiệp điện ảnh Deccani ("Dollywood") sản xuất phim nói phương ngữ Hyderabad của tiếng Urdu, được dân chúng địa phương ưa chuộng kể từ năm 2005.[223] Thành phố tổ chức các liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim thiếu nhi quốc tế Ấn Độ và Liên hoan phim quốc tế Hyderabad.[224] Năm 2005, Sách Kỷ lục Guinness tuyên bố Thành phố Điện ảnh Ramoji là xưởng phim lớn nhất thế giới.[225]

Hội hoạ và thủ công mỹ nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Một ống dẫn Bidri từ thế kỷ 18, được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật quận Los Angeles

Các phong cách hội họa Golconda và Hyderabad nổi tiếng của khu vực là các nhánh của hội hoạ Deccan.[226] Phong cách Golconda được phát triển trong thế kỷ 16, là phong cách bản địa pha trộn các kỹ thuật từ nước ngoài, và mang một số điểm tương đồng với hội hoạ Vijayanagara của nước láng giềng Mysore. Phong cách Golconda thường sử dụng đáng kể màu vàng và trắng sáng.[227] Phong cách Hyderabad bắt đầu từ thế kỷ 17 dưới thời các nizam, chịu ảnh hưởng nhiều từ hội hoạ Mughal. Phong cách này sử dụng màu sắc tươi sáng và chủ yếu mô tả cảnh quan, văn hóa, trang phục và đồ trang sức trong khu vực.[226]

Mặc dù thành phố không phải là một trung tâm thủ công mỹ nghệ, nhưng do các chính quyền Mughal và Nizam bảo trợ cho nghệ thuật nên đã thu hút các nghệ nhân trong vùng đến Hyderabad. Một số loại đồ thủ công là thép Wootz, đồ trang sức bạc Karimnagar, ống dẫn Bidri. Ống dẫn Bidri (Bidriware) là một loại đồ thủ công bằng kim loại có nguồn gốc từ Karnataka, được phổ biến tại Hyderabad trong thế kỷ 18 và sau đó được cấp chỉ dẫn địa lý (GI);[147][228] ZariZardozi là các loại đồ thủ công thêu trên vải, có các thiết kế phức tạp sử dụng các sợi vàng, bạc và kim loại khác.[229] Chintz là một loại vải calico có nguồn gốc tại Golconda vào thế kỷ 16.[230][231] Kalamkari là một loại vải bông được vẽ tay hoặc in khắc đến từ các thành phố ở Andhra Pradesh. Nghề thủ công này nổi bật ở chỗ có cả phong cách Ấn Độ giáo được gọi là Srikalahasti và được thực hiện thủ công hoàn toàn, và phong cách Hồi giáo được gọi là Machilipatnam sử dụng cả kỹ thuật thủ công và bản khắc.[232] Các hiện vật về mỹ thuật và thủ công của Hyderabad được trưng bày trong nhiều bảo tàng khác nhau, bao gồm Bảo tàng Salar Jung (nơi lưu giữ "một trong những bộ sưu tập của một người lớn nhất trên thế giới"[233]), Bảo tàng Khảo cổ học Bang Telangana, Bảo tàng Nizam, Bảo tàng Thành thị và Bảo tàng Khoa học Birla.[234]

Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

biryani Hyderabad cùng các món ăn Hyderabad khác

Ẩm thực Hyderabad bao gồm nhiều món ăn từ gạo, bột mì và thịt cừu, và sử dụng khéo léo các loại gia vị.[235] UNESCO liệt kê Hyderabad vào danh sách thành phố ẩm thực sáng tạo.[236][237] Hyderabadi biryaniHyderabadi haleem là các món ăn pha trộn giữa ẩm thực Mughalẩm thực Ả Rập,[238] mang nhãn chỉ dẫn địa lý quốc gia.[239] Ẩm thực Hyderabad chịu ảnh hưởng nhất định từ Pháp,[240] nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ ẩm thực Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các nền ẩm thực Ấn Độ khác là TeluguMarathwada.[199][238] Các món ăn bản địa thông dụng bao gồm nihari, chakna, baghara baingan và các món tráng miệng qubani ka metha, ' 'double ka Meethakaddu ki kheer (cháo ngọt làm từ bầu ngọt).[199][241]

Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những tờ báo đầu tiên của Hyderabad là The Deccan Times, được thành lập vào thập niên 1780.[242] Các nhật báo lớn bằng tiếng Telugu được xuất bản tại Hyderabad là Eenadu, SakshiNamasthe Telangana. Các tờ báo lớn bằng tiếng Anh tại thành phố là The Times of India, The HinduDeccan Chronicle. Các tờ báo tiếng Urdu chính bao gồm The Siasat Daily, The Munsif DailyEtemaad.[243][244] Uỷ ban Doanh trại Secunderabad thành lập đài phát thanh đầu tiên tại Nhà nước Hyderabad vào khoảng năm 1919. Đài phát thanh Deccan là đài phát thanh công cộng đầu tiên trong thành phố, bắt đầu từ ngày 3 tháng 2 năm 1935,[245] và bắt đầu phát sóng FM từ năm 2000.[246] Các kênh phát thanh có sóng tại Hyderabad bao gồm Đài Phát thanh Toàn Ấn, Đài phát thanh Mirchi, Đài Phát thanh City, Red FM, BIG FM và Fever FM.[247]

Phát sóng truyền hình bắt đầu tại Hyderabad vào năm 1974 khi bắt đầu phát chương trình của Doordarshan. Đài truyền hình công vụ của chính phủ Ấn Độ này[248] phát sóng hai kênh mặt đất miễn phí và một kênh vệ tinh. Các kênh vệ tinh tư nhân bắt đầu từ tháng 7 năm 1992 khi Star TV khai trương.[249] Các kênh truyền hình vệ tinh được tiếp cận thông qua cáp truyền hình, dịch vụ vệ tinh, và internet.[246][250] Hyderabad lần đầu có truy cập internet quay số vào đầu thập niên 1990, và chỉ dành cho các công ty phát triển phần mềm.[251] Dịch vụ truy cập internet công cộng đầu tiên bắt đầu vào năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tư nhân đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 1998.[252] Vào năm 2015, WiFi công cộng tốc độ cao được triển khai tại một số khu vực trong thành phố.[253]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Nghệ thuật Đại học Osmania

Các trường công lập và tư thục tại Hyderabad thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Giáo dục Trung học Telangana hoặc Uỷ ban Giáo dục Trung học Trung ương, tùy thuộc vào liên kết, và tuân theo "kế hoạch 10+2+3". Khoảng 2/3 học sinh theo học tại các trường tư thục (2011).[254] Các ngôn ngữ giảng dạy bao gồm tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Telugu và tiếng Urdu.[255] Tùy thuộc vào cơ sở giáo dục, học sinh được yêu cầu thi Chứng chỉ trường trung học cơ sở[256] hoặc Chứng chỉ giáo dục trung học cơ sở Ấn Độ. Sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở, học sinh đăng ký vào các trường trung học phổ thông hoặc trường cao đẳng có cấp trung học phổ thông. Nhiều trường cao đẳng chuyên nghiệp tại Hyderabad liên kết với Đại học Công nghệ Jawaharlal Nehru Hyderabad (JNTUH) hoặc Đại học Osmania (OU), thông qua Bài kiểm tra đầu vào chung Kỹ thuật, Nông nghiệp và Y tế (EAM-CET).[257][258]

Hyderabad có 13 trường đại học: hai trường đại học tư thục, hai tổ chức giáo dục tương đương đại học, sáu trường đại học công lập và ba trường đại học trung tâm. Các trường đại học trung tâm là Đại học Hyderabad (Đại học Trung tâm Hyderabad, HCU),[259] Đại học tiếng Urdu Quốc gia Maulana Azad và Đại học Anh ngữ và Ngoại ngữ.[260] Đại học Osmania được thành lập vào năm 1918, là trường đại học đầu tiên tại Hyderabad và tính đến năm 2012 là cơ sở giáo dục có số sinh viên quốc tế đông thứ hai tại Ấn Độ.[261] Đại học Mở Dr. B. R. Ambedkar được thành lập vào năm 1982, là đại học mở đào tạo từ xa đầu tiên tại Ấn Độ.[262]

Hyderabad là nơi có nhiều trung tâm chuyên biệt về các lĩnh vực như khoa học y sinh, công nghệ sinh học và dược phẩm,[263] chẳng hạn như Viện Nghiên cứu và Giáo dục Dược phẩm Quốc gia (NIPER) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN).[264] Hyderabad có năm trường y tế lớn—Trường Y tế Osmania, Trường Y tế Gandhi, Viện Khoa học Y tế Nizam, Trường Khoa học Y tế Deccan và Viện Khoa học Y tế Shadan[265]—và nhiều bệnh viện giảng dạy trực thuộc. Một trường thuộc Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) được phê chuẩn tại ngoại ô Hyderabad.[266] Trường Chính phủ Nizamia Tibbi là trường chuyên về y học Unani.[267] Hyderabad cũng là trụ sở của Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ, một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục tim mạch.[268]

Các viện tại Hyderabad bao gồm Viện Phát triển Nông thôn Quốc gia, Đại học Luật NALSAR, Hyderabad (NLU), Trường Kinh doanh Ấn Độ, Viện Nghiên cứu Địa vật lý Quốc gia, Viện Doanh nghiệp Công, Trường Nhân viên Hành chính Ấn Độ và Học viện Cảnh sát Quốc gia Sardar Vallabhbhai Patel. Các trường công nghệ và kỹ thuật bao gồm Học viện Công nghệ Thông tin Quốc tế, Hyderabad (IIITH), Viện Khoa học và Công nghệ Birla, Pilani – Hyderabad (BITS Hyderabad), Học viện Công nghệ và Quản lý Gandhi cơ sở Hyderabad (cơ sở GITAM Hyderabad) và Viện Công nghệ Ấn Độ, Hyderabad (IIT-H). Các viện kỹ thuật nông nghiệp là Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô cằn (ICRISAT) và Đại học Nông nghiệp Acharya N. G. Ranga. Hyderabad cũng có các trường thiết kế thời trang bao gồm Raffles Millennium International, NIFT Hyderabad và Trường Wigan and Leigh. Viện Thiết kế Quốc gia, Hyderabad (NID-H) cung cấp các khóa học đại học và sau đại học.[269][270]

Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động cricket quốc tế Rajiv Gandhi.

Ở cấp độ thể thao chuyên nghiệp, thành phố từng tổ chức các sự kiện thể thao quốc gia và quốc tế như Đại hội Thể thao quốc gia Ấn Độ năm 2002, Đại hội Thể thao Á-Phi 2003, giải quần vợt nữ 2004 AP Tourism Hyderabad Open, Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới 2007, Giải cầu lông vô địch thế giới 2009 và Giải vô địch snooker thế giới 2009. Thành phố có một số địa điểm thích hợp cho thi đấu chuyên nghiệp như Khu liên hợp thể thao Swarnandhra Pradesh dành cho khúc côn cầu trên cỏ, Sân vận động G. M. C. Balayogi tại Gachibowli dành cho điền kinh và bóng đá,[271] còn đối với môn cricket thì thành phố có Sân vận động Lal Bahadur Shastri và Sân vận động cricket quốc tế Rajiv Gandhi, sân nhà của Hiệp hội cricket Hyderabad.[272] Hyderabad từng tổ chức nhiều trận đấu cricket quốc tế, bao gồm các trận đấu trong Giải vô địch cricket thế giới năm 1987 và 1996. Đội cricket Hyderabad thi đấu trong giải đấu hạng nhất Ranji Trophy, danh sách A Giải Vijay Hazare và Giải Syed Mushtaq Ali Twenty2. Hyderabad là sân nhà của đội Sunrisers Hyderabad thi đấu trong Giải Ngoại hạng Ấn Độ (IPL), đội này từng vô địch giải đấu vào năm 2016. Đội Deccan Chargers cũ của thành phố từng vô địch IPL năm 2009.[273] Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hyderabad FC thi đấu tại Giải Siêu cấp Ấn Độ (ISL) và là nhà vô địch của mùa giải 2021-22.[274]

Trong thời kỳ Anh cai trị, Secunderabad trở thành một trung tâm thể thao nổi tiếng, có nhiều trường đua, bãi diễu hành và sân polo được xây dựng.[275]:18 Nhiều câu lạc bộ thượng lưu được các nizam và người Anh thành lập, như Secunderabad Club, Nizam Club và Hyderabad Race Club-nổi tiếng với môn đua ngựa[276] đặc biệt là trận derby Deccan hàng năm vẫn được duy trì.[277] Trong thời gian gần đây, môn đua xe thể thao được ưa chuộng khi Câu lạc bộ thể thao mô tô Andhra Pradesh tổ chức các sự kiện nổi tiếng như Deccan 14 Mile Drag,[278] TSD Rallies và cuộc đua địa hình 4x4.[279] Hyderabad ePrix 2023 tại Trường đua đường phố Hyderabad là giải vô địch công thức E thế giới FIA đầu tiên tại Ấn Độ.[280]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Ga metro Sân vận động, Hyderabad Metro.
Khung cảnh buổi sáng sớm tại trạm xe buýt Mahatma Gandhi (MGBS).

Tính đến năm 2018, các dịch vụ do chính phủ sở hữu như đường sắt nhẹ và xe buýt, cùng taxi và xe lam do tư nhân điều hành là những hình thức vận chuyển trên khoảng cách trung bình được sử dụng nhiều nhất tại Hyderabad. Chúng phục vụ 3,5 triệu hành khách mỗi ngày. Dịch vụ xe buýt hoạt động từ trạm xe buýt Mahatma Gandhi tại trung tâm thành phố, có đội xe gồm 3800 xe buýt phục vụ 3,3 triệu hành khách.[281][282]

Hyderabad Metro là một hệ thống đường sắt đô thị được khánh thành vào tháng 11 năm 2017. Tính đến năm 2020 mạng lưới này gồm 3 tuyến có tổng chiều dài là 69,2 km (43 mi) với 57 ga, và là mạng lưới đường sắt đô thị lớn thứ ba tại Ấn Độ sau Delhi MetroNamma Metro. Hệ thống vận tải đa phương thức (MMTS) của Hyderabad là dịch vụ đường sắt ngoại ô gồm ba tuyến với 121 lịch trình, vận chuyển 180.000 hành khách mỗi ngày.[281] Các tuyến xe buýt nhỏ do Setwin vận hành bổ sung cho các dịch vụ của chính phủ.[283] Đối với dịch vụ đường sắt đường dài hoạt động từ Hyderabad; ga đường sắt Secunderabad là ga chính và lớn nhất, cũng là trụ sở khu vực Đường sắt Trung Nam của Đường sắt Ấn Độ. Ga này là trung tâm của cả xe buýt và dịch vụ đường sắt hạng nhẹ MMTS kết nối Secunderabad và Hyderabad. Các ga đường sắt lớn khác tại Hyderabad là Hyderabad Deccan, Kacheguda, Begumpet, Malkajgiri và Lingampalli.[284]

Một cảnh trên đường phố Hyderabad, tắc nghẽn giao thông trên cầu vượt Begumpet.

Tính đến năm 2018, có trên 5,3 triệu phương tiện đang hoạt động trong thành phố, trong đó 4,3 triệu là xe hai bánh và 1,04 triệu là xe bốn bánh.[281] Số lượng phương tiện lớn cùng với mật độ đường tương đối thấp—đường bộ chỉ chiếm 9,5% tổng diện tích thành phố[83]:79—đã gây ùn tắc giao thông trên diện rộng[285] đặc biệt là khi 80% hành khách và 60% hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ.[286]:3 Thành phố đã xây dựng đường vành đai trong, đường vành đai ngoài, đường cao tốc trên cao Hyderabad (cầu vượt dài nhất tại Ấn Độ) ,[287] và nhiều nút giao thông, cầu vượt và hầm chui khác nhau nhằm giảm bớt tắc nghẽn. Giới hạn tốc độ tối đa trong thành phố là 50 km/h (31 mph) đối với xe hai bánh và ô tô, 35 km/h (22 mph) đối với xe lam và 40 km/h (25 mph) dành cho xe thương mại hạng nhẹ LCV và xe buýt.[288]

Nhiều quốc lộ giúp nối liền Hyderabad với các bang khác: NH-44 dài 3.963 km (2.462 mi) từ Srinagar thuộc Jammu và Kashmir ở phía bắc đến Kanyakumari thuộc Tamil Nadu ở phía nam; NH-65 dài 841 km (523 mi) theo hướng đông-tây giữa Machilipatnam thuộc Andhra PradeshPune thuộc Maharashtra; NH-163 dài 334 km (208 mi) nối Hyderabad và Bhopalpatnam thuộc Chhattisgarh; NH-765 dài 270 km (168 mi) nối Hyderabad với Srisailam thuộc Andhra Pradesh. Các xa lộ cấp bang: SH-1 dài 225 km (140 mi) nối Hyderabad với Ramagundam, SH-2 cùng SH-4 và SH-6 xuất phát từ hoặc đi qua Hyderabad.[289]:58

Giao thông hàng không trước đây thông qua Sân bay Begumpet được thành lập vào năm 1930, nhưng Sân bay quốc tế Rajiv Gandhi (RGIA) đã thay thế nó vào năm 2008,[290] có khả năng phục vụ 25 triệu hành khách và 150.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Vào năm 2020, Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) đánh giá RGIA là sân bay tốt nhất về môi trường và không khí, và là sân bay tốt nhất theo quy mô và khu vực trong hạng mục năng lực hành khách 15-25 triệu.[291]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên greater Hyderabad
  2. ^ “The World's Cities in 2018” (PDF). United Nations Department of Economic and Social Affairs. 2018. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ a b c “Urban agglomerations/cities having population 1 lakh and above” (PDF). Government of India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Time to put metropolitan planning committee in place”. The Times of India. Hyderabad. 28 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Hyderabad”. Lexico UK English Dictionary. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Everett-Heath, John (2005). Concise dictionary of world place names. Oxford University Press. tr. 223. ISBN 978-0-19-860537-9.
  7. ^ a b c Petersen, Andrew (1996). Dictionary of Islamic architecture. Routledge. tr. 112. ISBN 978-0-415-06084-4. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Holister, John Norman (1953). The Shia of India (PDF). Luzac and company limited. tr. 120–125. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ Lach, Donald F; Kley, Edwin J. Van (1993). Asia in the Making of Europe. 3. University of Chicago Press. tr. ?. ISBN 978-0-226-46768-9. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ Nanisetti, Serish (7 tháng 10 năm 2016). “The city of love: Hyderabad”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ a b McCann, Michael W. (1994). Rights at work: pay equity reform and the politics of legal mobilization. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-55571-3.
  12. ^ Bernier, Francois (1891). Travels in the Mogul Empire, 1656 - 1668 (ấn bản 1). London: Archibald Constable. tr. 19.
  13. ^ The march of India. Publications Division, Ministry of Informations and Broadcasting, Government of India. 1959. tr. 89. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “Prehistoric and megalithic cairns vanish from capital's landscape”. The Times of India. 21 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ a b Yimene, Ababu Minda (2004). An African Indian community in Hyderabad. Cuvillier Verlag. tr. 2. ISBN 978-3-86537-206-2. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ Venkateshwarlu, K. (10 tháng 9 năm 2008). “Iron Age burial site discovered”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ Kolluru, Suryanarayana (1993). Inscriptions of the minor Chalukya dynasties of Andhra Pradesh. Mittal Publications. tr. 1. ISBN 978-81-7099-216-5.
  18. ^ a b Sardar, Golconda through Time (2007, tr. 19–41)
  19. ^ Khan, Iqtidar Alam (2008). Historical dictionary of medieval India. The Scarecrow Press. tr. 85 and 141. ISBN 978-0-8108-5503-8.
  20. ^ Ghose, Archana Khare (29 tháng 2 năm 2012). “Heritage Golconda diamond up for auction at Sotheby's”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  21. ^ Majumdar, R. C. (1967). “Muhammad Bin Tughluq”. The Delhi Sultanate. Bharatiya Vidya Bhavan. tr. 61–89. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
  22. ^ Prasad, History of the Andhras 1988, tr. 172.
  23. ^ Sardar, Golconda through Time 2007, tr. 20.
  24. ^ Ghosh, Mainak (2020). Perception, Design and Ecology of the Built Environment: A Focus on the Global South. Springer Nature. tr. 504. ISBN 9783030258795. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  25. ^ Nayeem, M.A (28 tháng 5 năm 2002). “Hyderabad through the ages km”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  26. ^ Matsuo, Ara (22 tháng 11 năm 2005). “Golconda”. University of Tokyo. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  27. ^ Olson, James Stuart; Shadle, Robert (1996). Historical dictionary of the British empire. Greenwood Press. tr. 544. ISBN 978-0-313-27917-1.
  28. ^ “Opinion A Hyderabadi conundrum”. 15 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2018.
  29. ^ Aleem, Shamim; Aleem, M. Aabdul biên tập (1984). Developments in administration under H.E.H. the Nizam VII. Osmania University Press. tr. 243. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  30. ^ Bansal, Sunita Pant (2005). Encyclopedia of India. Smriti Books. tr. 61. ISBN 978-81-87967-71-2.
  31. ^ Richards, J. F. (1975). “The Hyderabad Karnatik, 1687–1707”. Modern Asian Studies. 9 (2): 241–260. doi:10.1017/S0026749X00004996. S2CID 142989123.
  32. ^ a b Hansen, Waldemar (1972). The Peacock throne: the drama of Mogul India. Motilal Banarsidass. tr. 168 and 471. ISBN 978-81-208-0225-4.
  33. ^ Nanisetti, Serish (13 tháng 12 năm 2017). “Living Hyderabad: drum house on the hillock”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  34. ^ Richards, J. F. (1975). “The Hyderabad Karnatik, 1687-1707”. Modern Asian Studies. 9 (2): 241–260. doi:10.1017/S0026749X00004996. ISSN 0026-749X. JSTOR 311962. S2CID 142989123. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  35. ^ Michell, George (1999). Architecture and art of the Deccan sultanates. Mark Zebrowski. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 210. ISBN 978-0-511-46884-1. OCLC 268771115.
  36. ^ a b c d Richards, John.F. (1993). The Mughal Empire, Part 1. 5. Cambridge University Press. tr. 279–281. ISBN 9780521566032. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  37. ^ Mehta, Jaswant Lal (2005). Advanced Study in the History of Modern India: 1707–1813. Sterling Publishing. tr. 143. ISBN 978-1-932705-54-6.
  38. ^ a b Mehta, Jaswant Lal (2005). Advanced Study in the History of Modern India: 1707–1813. Sterling Publishing. tr. 143. ISBN 978-1-932705-54-6.
  39. ^ Roy, Olivier (2011). Holy Ignorance: When Religion and Culture Part Ways. Columbia University Press. tr. 95. ISBN 978-0-231-80042-6.
  40. ^ a b c d Ikram, S. M. (1964). “A century of political decline: 1707–1803”. Trong Embree, Ainslie T (biên tập). Muslim civilization in India. Columbia University. ISBN 978-0-231-02580-5. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  41. ^ a b c Regani, Sarojini (1988). Nizam-British relations, 1724–1857. Concept Publishing. tr. 130–150. ISBN 978-81-7022-195-1.
    • Farooqui, Salma Ahmed (2011). A comprehensive history of medieval India. Dorling Kindersley. tr. 346. ISBN 978-81-317-3202-1.
    • Malleson, George Bruce (2005). An historical sketch of the native states of India in subsidiary alliance with the British government. Asian Education Services. tr. 280–292. ISBN 978-81-206-1971-5.
    • Townsend, Meredith (2010). The annals of Indian administration, Volume 14. BiblioBazaar. tr. 467. ISBN 978-1-145-42314-5.
  42. ^ Dayal, Deen (2013). “The mills, Hyderabad”. Europeana. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  43. ^ Venkateshwarlu, K (17 tháng 9 năm 2004). “Momentous day for lovers of freedom, democracy”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  44. ^ Sathees, P.V.; Pimbert, Michel; The DDS Community Media Trust (2008). Affirming life and diversity. Pragati Offset. tr. 1–10. ISBN 978-1-84369-674-2.
  45. ^ “Demand for states along linguistic lines gained momentum in the '50s”. The Times of India. 10 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013.
  46. ^ Ambedkar, Mahesh (2005). The Architect of Modern India Dr Bhimrao Ambedkar. Diamond Pocket Books. tr. 132–133. ISBN 978-81-288-0954-5.
  47. ^ Falzon, Mark-Anthony (2009). Multi-sited ethnography: theory, praxis and locality in contemporary research. Ashgate Publishing. tr. 165–166. ISBN 978-0-7546-9144-0.
  48. ^ Chande, M.B (1997). The Police in India. Atlantic Publishers. tr. 142. ISBN 978-81-7156-628-0.
  49. ^ Guha, Ramachandra (30 tháng 1 năm 2013). “Living together, separately”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2013.
  50. ^ “How Telangana movement has sparked political turf war in Andhra”. Rediff.com. 5 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  51. ^ “Timeline:history of blasts in Hyderabad”. First Post (India). 22 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  52. ^ “At least 13 killed in bombing, riots at mosque in India”. CBC News. 18 tháng 5 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2012.
  53. ^ Mahr, Krista (21 tháng 2 năm 2013). “Hyderabad bomb blasts:two deadly explosions leave terror cloud over India”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  54. ^ Naqshbandi, Aurangzeb (31 tháng 7 năm 2013). “Telangana at last: India gets a new state, demand for other states gets a boost”. Hindustan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013.
  55. ^ “what you need to know about India's newest state-Telangana”. Daily News and Analysis. 2 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  56. ^ “Hyderabad, India”. European Space Agency. 13 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2023.
  57. ^ “Google Maps”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2024.
  58. ^ Momin, Umar farooque; Kulkarni, Prasad.S; Horaginamani, Sirajuddin M; M, Ravichandran; Patel, Adamsab M; Kousar, Hina (2011). “Consecutive days maximum rainfall analysis by gumbel's extreme value distributions for southern Telangana” (PDF). Indian Journal of Natural Sciences. 2 (7): 411. ISSN 0976-0997. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2015.
  59. ^ “New geographical map of Hyderabad released”. 17 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  60. ^ “Greater Hyderabad Municipal Corporation”. www.ghmc.gov.in. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2015.
  61. ^ a b c d “Physical Feature” (PDF). AP Government. 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012.
  62. ^ a b c Ramachandraia, C (2009). “Drinking water: issues in access and equity” (PDF). jointactionforwater.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  63. ^ “Hyderabad geography”. JNTU. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  64. ^ “Water sources and water supply” (PDF). rainwaterharvesting.org. 2005. tr. 2. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012.
  65. ^ Singh, Sreoshi (2010). “Water security in peri-urban south Asia” (PDF). South Asia Consortium for Interdisciplinary Water Resources Studies. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2012.
  66. ^ Climate and food security. International Rice Research Institute. 1987. tr. 348. ISBN 978-971-10-4210-3.
    • Norman, Michael John Thornley; Pearson, C.J; Searle, P.G.E (1995). The ecology of tropical food crops. Cambridge University Press. tr. 249–251. ISBN 978-0-521-41062-5.
  67. ^ a b c “Weatherbase entry for Hyderabad”. Canty and Associates LLC. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  68. ^ a b c “Hyderabad”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  69. ^ “Extreme weather events Overall”. Meteorological Centre, Hyderabad. tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2015.
  70. ^ “Historical weather for Hyderabad, India”. Weatherbase. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  71. ^ “Station: Hyderabad (A) Climatological Table 1981–2010” (PDF). Climatological Normals 1981–2010. India Meteorological Department. tháng 1 năm 2015. tr. 331–332. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  72. ^ “Extremes of Temperature & Rainfall for Indian Stations (Up to 2012)” (PDF). India Meteorological Department. tháng 12 năm 2016. tr. M9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  73. ^ “Table 3 Monthly mean duration of Sun Shine (hours) at different locations in India” (PDF). Daily Normals of Global & Diffuse Radiation (1971–2000). India Meteorological Department. tháng 12 năm 2016. tr. M-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  74. ^ “Climate & Weather Averages in Hyderabad, Telangana, India”. Time and Date. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2022.
  75. ^ “Climatological Tables 1991-2020” (PDF). India Meteorological Department. tr. 21. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2023.
  76. ^ “Normals Data: Hyderabad Airport - India Latitude: 17.45°N Longitude: 78.47°E Height: 530 (m)”. Japan Meteorological Agency. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  77. ^ “Climate and monthly weather forecast Hyderabad, India”. Weather Atlas. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2022.
  78. ^ Tadepalli, Siddharth (17 tháng 8 năm 2016). “Bats seen in the day? Experts blame habitat loss”. Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  79. ^ a b “Annual administration report 2011–2012” (PDF). Andhra Pradesh Forest Department. tr. 78. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  80. ^ “T'gana forest dept to develop 10 nature parks around Hy'bad”. Business Standard. 8 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
  81. ^ “Live Results: Greater Hyderabad Municipal Elections 2020”. Network18 Group. 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2021.
  82. ^ “Citizen's charter” (PDF). GHMC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013.
  83. ^ a b c “Exploring urban growth management in three developing country cities” (PDF). World Bank. 15 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  84. ^ a b c d e f “Survey of child labour in slums of Hyderabad: final report” (PDF). Center for Good Governance, Hyderabad. 17 tháng 12 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  85. ^ “Information hand book under right to information act Secunderabad cantonment board” (PDF). Secunderabad Cantonment Board. tr. 6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013.
  86. ^ “About us”. Hyderabad City Police. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  87. ^ “Know your police station”. The Economic Times. 2 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  88. ^ “Welcome to HMDA”. Hyderabad Metropolitan Development Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2011.
  89. ^ “Presidential Retreats”. National Informatics Centre. 5 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2021.
  90. ^ Nagaraju, Jinka (1 tháng 8 năm 2013). “Advantage Telangana over immovable assets”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2013.
  91. ^ “India” (PDF). Redress (charitable organisation). 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  92. ^ Ali, Roushan (18 tháng 10 năm 2023). “24 seats at stake as titans clash for Greater Hyderabad pie”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  93. ^ “KCR's early election gamble gives enough ammo to TRS”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2018.
  94. ^ “GHMC polls: all set for the d-day”. The Hindu. 22 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  95. ^ “Profile”. Hyderabad Metropolitan Water Supply and Sewerage Board. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  96. ^ Anon (2011). “Hyderabad” (PDF). Excreta Matters. Centre for Science and Environment: 331–341. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  97. ^ “About TSSPDCL”. Telangana Southern Power Distribution Company Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  98. ^ Lasania, Yunus Y (20 tháng 10 năm 2014). “Telangana has fewer fire stations than A.P.”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  99. ^ “Twin festivals pile more garbage load on GHMC”. The Hindu. 3 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  100. ^ Guttikunda, Sarath (tháng 3 năm 2008). “Co-benefits analysis of air pollution and GHG emissions for Hyderabad, India” (PDF). Integrated Environmental Strategies Program. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  101. ^ “Pollution up in Hyderabad post Pollution Control Board split”. The Deccan Chronicle. 17 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
  102. ^ Gurjar, Bhola R.; Molina, Luisa T.; Ojha, Chandra S.P. biên tập (2010). Air pollution:health and environmental impacts. Taylor and Francis. tr. 90. ISBN 978-1-4398-0963-1.
  103. ^ “50 research scholars to study pollution”. CNN-IBN. 3 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  104. ^ Sikdar, Prabeerkumar (15 tháng 12 năm 2016). “Gasping for breath in VIP areas, blame it on toxic cloud in the air”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2018.
  105. ^ “Ground water in city unfit for use”. The Deccan Chronicle. 30 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  106. ^ “If Singur, Manjira dry up, there's Krishna”. The Times of India. 11 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  107. ^ “City stares at water scarcity”. The Times of India. 13 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  108. ^ Chunduri, Mridula (29 tháng 11 năm 2003). “Manjira faces pollution threat”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  109. ^ “Welcome to Commissionerate of Health and Family Welfare”. Government of Telangana state. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  110. ^ Kennedy, Loraine; Duggal, Ravi; Lama-Rewal, Stephanie Tawa (2009). “7: Assessing urban governance through the prism of healthcare services in Delhi, Hyderabad and Mumbai”. Trong Ruet, Joel; Lama-Rewal, Stephanie Tawa (biên tập). Governing India's metropolises: case studies of four cities. Routledge. ISBN 978-0-415-55148-9.
  111. ^ “Government hospitals”. GHMC. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  112. ^ a b “Hyderabad hospital report”. Northbridge Capital. tháng 5 năm 2010. tr. 8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  113. ^ a b Gopal, M.Sai (18 tháng 1 năm 2012). “Healthcare sector takes a leap in city”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  114. ^ a b c d e f g Gupta, Kamla; Arnold, Fred; Lhungdim, H. (2009). “Health and living conditions in eight Indian cities” (PDF). National Family Health Survey (NFHS-3), India, 2005–06. International Institute for Population Sciences. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012. The cities surveyed were Delhi, Meerut, Kolkata, Indore, Mumbai, Nagpur, Chennai and Hyderabad.
  115. ^ Garari, Kaniza (5 tháng 8 năm 2014). “168 professors needed in Ayush department”. Deccan Chronicle. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
  116. ^ “Corporation History”. Greater Hyderabad Municipal Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  117. ^ “Sex ratio goes up in state”. The Times of India. 1 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  118. ^ a b “Cities having population 1 lakh and above, Census 2011” (PDF). censusindia.gov.in. 2011. tr. 11. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2021.
  119. ^ “Urban sex ratio below national mark”. The Times of India. 21 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
  120. ^ Henry, Nikhila (23 tháng 5 năm 2011). “AP slips further in national literacy ratings”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  121. ^ Dandona, Rakhi; Kumar, Anil; Ameer, Md Abdul; Ahmed, G Mushtaq; Dandona, Lalit (16 tháng 11 năm 2009). “Incidence and burden of road traffic injuries in urban India”. Injury Prevention. 14 (6): 354–359. doi:10.1136/ip.2008.019620. PMC 2777413. PMID 19074239.
  122. ^ a b c Sabrina Kran (2007). “Cultural, spatial and socio-economic fragmentation in the Indian megacity Hyderabad” (PDF). Irmgard Coninx Stiftung. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  123. ^ Khan, Sameer (21 tháng 2 năm 2023). “Hyderabadi Muslims hold unique identity in service to people”. The Siasat Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2023.
  124. ^ Vithal, B.P.R (2002). “Muslims of Hyderabad”. Economic and Political Weekly. 37 (28): 2883–2886. JSTOR 4412356. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2023.
  125. ^ Siddique, Mohammad (21 tháng 11 năm 2021). “From Yemen to India's Hyderabad”. Gulf News. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2023.
  126. ^ The Land of the Rupee. Bennett, Coleman and Company and The University of Michigan. 1912. tr. 311. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023. Perhaps there is no city in India with a population so varied or so warlike as that of Hyderabad. Every man goes about armed with a weapon of some kind, while the military classes are literally armed to the teeth. Here may be seen the Arab, the Siddi, the Rohilla, the Pathan, the Mahratta, the Turk, the Sikh, Persians, Parsis, Madrasis, Negroes, and others.
  127. ^ “C-01 Population By Religious Community: Andhra Pradesh”. Census of India. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  128. ^ Khan, Masood Ali (31 tháng 8 năm 2004). “Muslim population in AP”. The Milli Gazette. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  129. ^ “C-1 Population By Religious Community”. Government of India, Ministry of Home Affairs. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2020. On this page, select "Andhra Pradesh" from the download menu. Data for "GHMC (M Corp. + OG)" is at row 11 of the downloaded excel file.
  130. ^ “Table C-16 Population by Mother Tongue: Andhra Pradesh (Urban)”. Census of India. Registrar General and Census Commissioner of India. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  131. ^ “Urdu is now first language in Indian state of Telangana”. Greater Kashmir. 20 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2016.
  132. ^ Minahan, James (2002). Encyclopedia of the stateless nations: ethnic and national groups around the world. 4. Greenwood Publishing Group. ISBN 978-0-313-32384-3.
  133. ^ Austin, Peter K (2008). 1000 languages: living, endangered, and lost. University of California Press. tr. 120. ISBN 978-0-520-25560-9.
  134. ^ “MCH plans citizens' charter in Telugu, Urdu”. The Times of India. 1 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  135. ^ “Poverty reduction at city level: strategy development for Hyderabad” (PDF). Center for Good Governance, Hyderabad. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  136. ^ “World bank team visits Hyderabad slums”. The Times of India. 12 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  137. ^ a b c “Basic services to the urban poor” (PDF). City development plan. Greater Hyderabad Municipal Corporation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012.
  138. ^ “Puranapul 'rented' out to vendors by extortionist”. The Deccan Chronicle. 24 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  139. ^ a b c d Alam, Shah Manzoor; Reddy, A. Geeta; Markandey, Kalpana (2011). Urban growth theories and settlement systems of India. Concept Publishing. tr. 79–99. ISBN 978-81-8069-739-5.
  140. ^ a b c d Rao, Nirmala (2007). Cities in transition. Routledge. tr. 117–140. ISBN 978-0-203-39115-0.
  141. ^ a b Gopi, K.N (1978). Process of urban fringe development:a model. Concept Publishing. tr. 13–17. ISBN 978-81-7022-017-6.
    • Nath, Viswambhar; Aggarwal, Surinder K (2007). Urbanization, urban development, and metropolitan cities in India. Concept Publishing. tr. 375–380. ISBN 978-81-8069-412-7.
    • Alam, Shah Manzoor; Khan, Fátima Ali (1987). Poverty in metropolitan cities. Concept Publishing. tr. 139–157. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  142. ^ Kodarkar, Mohan. “Implementing the ecosystem approach to preserve the ecological integrity of urban lakes: the case of lake Hussain sagar, Hyderabad, India” (PDF). Ecosystem approach for conservation of lake Hussainsagar. International Lake Environment Committee Foundation. tr. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  143. ^ “Miyapur most 'searched' on web”. The Hindu. 2 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2013.
  144. ^ a b c Roy, Ananya; Aihwa, Ong (2011). Worlding cities: Asian experiments and the art of being global. John Wiley & Sons. tr. 253. ISBN 978-1-4051-9277-4.
  145. ^ a b Chand, Swati Bharadwaj (13 tháng 10 năm 2011). “An Amazon shot for city”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.
  146. ^ Burton-Page, John; Michell, George (2008). Indian Islamic architecture: forms and typologies, sites and monuments. Brill Publishers. tr. 146–148. ISBN 978-90-04-16339-3.
  147. ^ a b c d Bloom, Jonathan; Blair, Sheila (2009). The grove encyclopedia of Islamic art and architecture, volume 2. Oxford University Press. tr. 179 and 286. ISBN 978-0-19-530991-1.
  148. ^ “Architecture of Hyderabad during the CIB period”. aponline.gov.in. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  149. ^ “Heritage award for Hyderabad raises many eyebrows”. The Times of India. 2 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012.
  150. ^ a b Michell, George (1987). The new Cambridge history of India, volumes 1–7. Cambridge University Press. tr. 218–219. ISBN 978-0-521-56321-5.
  151. ^ “The Qutb Shahi monuments of Hyderabad Golconda Fort, Qutb Shahi tombs, Charminar”. UNESCO World Heritage Site. 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  152. ^ a b Tourist guide to Andhra Pradesh. Sura Books. 2006. ISBN 978-81-7478-176-5. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  153. ^ “Qutb Shahi style (mainly in and around Hyderabad city)”. aponline.gov.in. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  154. ^ Tillotson, G. H. R. (1993). “Vincent J. Esch and the Architecture of Hyderabad, 1914–36”. South Asian Studies. 9 (1): 29–46. doi:10.1080/02666030.1993.9628458.
  155. ^ “UNESCO Asia-Pacific heritage awards for culture heritage conservation”. UNESCO. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  156. ^ “Palaces of the Nizam: Asaf Jahi style (mainly in and around Hyderabad city)”. aponline.gov.in. 24 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  157. ^ “Structure so pure”. The Hindu. 31 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  158. ^ “The Paigah Palaces (Hyderabad city)”. aponline.gov.in. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  159. ^ “Global city GDP 2014”. Brookings Institution. 22 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2017.
  160. ^ “India's 25 most competitive cities”. Rediff.com. 10 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010.
  161. ^ a b c Sivaramakrishnan, K.C. (12 tháng 7 năm 2011). “Heat on Hyderabad”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  162. ^ “Employee census 2006”. Directorate of Economics and Statistics, Andhra Pradesh Government. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  163. ^ Sharma, B. K.; Krishna, N. T. (tháng 10 năm 2007). “Employment–unemployment situation in million plus cities of India”. National Seminar on N.S.S. 61st Round Results (PDF). Delhi Government. tr. 15. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  164. ^ “Country briefing:India–economy”. Massachusetts Institute of Technology. 1 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  165. ^ Werner, Louis (1998). “City of Pearls”. Saudi Aramco. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  166. ^ de Bruyn, Pippa; Bain, Keith; Allardice, David; Joshi, Shonar (2010). Frommer's India. Wiley Publishing. tr. 403. ISBN 978-0-470-55610-8.
  167. ^ “Other Albion CX19”. Albion CX19 restoration project. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  168. ^ a b Economy, population and urban sprawl (PDF). Urban population, development and environment dynamics in developing countries. 13 tháng 6 năm 2007. tr. 7–19. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  169. ^ Bharadwaj Chand, Swati (14 tháng 11 năm 2011). “Brand Hyderabad loss of gloss?”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  170. ^ Laskar, Anirudh (28 tháng 1 năm 2013). “Sebi allows exit of Hyderabad stock exchange”. Mint. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  171. ^ “Sebi opens local office in the city”. The Times of India. 26 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  172. ^ “Hyderabad realty sector looking up”. The Hindu. 26 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  173. ^ “IT exports grew 12.98% to ₹1.45 lakh cr. last fiscal”. The Hindu. 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  174. ^ Bharadwaj-Chand, Swati (6 tháng 5 năm 2012). “Despite Telangana heat, city's information technology cup brimming over: report”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  175. ^ Scott, Peter (2009). Geography and retailing. Rutgers University Press. tr. 137–138. ISBN 978-0-202-30946-0.
  176. ^ Kumar, Abhijit Dev (22 tháng 2 năm 2008). “Laad bazaar traders cry foul”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  177. ^ Venkateshwarlu, K. (10 tháng 3 năm 2004). “Glory of the gates”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  178. ^ Pletcher, Kenneth (2011). The Geography of India: Sacred and Historic Places. Britannica educational publishing. tr. 188. ISBN 978-1-61530-202-4.
    • Felker, Greg; Chaudhuri, Shekhar; György, Katalin (1997). “The pharmaceutical industry in India and Hungary”. World and Regional Supply and Demand Balances for Nitrogen, Phosphate, and Potash. World Bank Publications: 9–10. ISSN 0253-7494.
  179. ^ “Biotechnology and pharmaceutical opportunities in India” (PDF). UK Trade & Investment. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  180. ^ “Biotech industry India” (PDF). Department of Information Technology, Biotechnology and Science & Technology, Government of Karnataka. 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  181. ^ “Hyderabad: India's genome valley”. Rediff.com. 30 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
  182. ^ “Special governance for Hyderabad needed for growth”. The Times of India. 25 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  183. ^ * “The top five cities”. Business Today. 27 tháng 8 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  184. ^ “Ease of doing business in Hyderabad – India (2009)”. World Bank Group. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2011.
  185. ^ “Telangana emerging as automobile hub”. The Hindu. 14 tháng 3 năm 2018. ISSN 0971-751X. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  186. ^ “Automobile”. Government of Telangana. 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.
  187. ^ Kumar, N. Ravi (16 tháng 12 năm 2020). “Fiat Chrysler setting up $150 million global digital hub in Hyderabad”. The Hindu. ISSN 0971-751X. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  188. ^ a b Wipper, Marlis; Dittrich, Christoph (2007). “Urban street food vendors in the food provisioning system of Hyderabad” (PDF). Analysis and action for sustainable development of Hyderabad. Humboldt University of Berlin. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  189. ^ a b c Bhowmik, Sharit K.; Saha, Debdulal (2012). “Street vending in ten cities in India” (PDF). Tata Institute of Social Sciences. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  190. ^ Kumar, V.Rishi (3 tháng 11 năm 2019). “Hyderabad in UNESCO list for rich culinary heritage”. Business Line. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  191. ^ “The courtesans of Hyderabad & Mehboob Ki Mehendi”. The Times of India. 23 tháng 12 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012.
  192. ^ Jaisi, sadiq; Luther, Narendra (2004). The Nocturnal Court: The Life of a Prince of Hyderabad. Oxford University Press. tr. xlii. ISBN 978-0-19-566605-2.
  193. ^ Hyderabad: an expat survival guide. Chillibreeze. 2007. tr. 9. ISBN 978-81-904055-5-3.
  194. ^ Lynton, Harriet Ronken (1987). Days of the beloved. Orient Blackswan. ISBN 978-0-86311-269-0.
  195. ^ “Languages”. Government of Andhra Pradesh. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  196. ^ Naseeruddin, Md (11 tháng 8 năm 2011). “Mosques in Hyderabad remain a picture of neglect”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  197. ^ Rajamani, Radhika (21 tháng 3 năm 2002). “Clothes make-over for men”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  198. ^ “Changing trends in city's culture”. The Times of India. 8 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  199. ^ a b c Leonard, Karen Isaksen (2007). Locating home: India's Hyderabadis abroad. Stanford University Press. tr. 14 and 248–255. ISBN 978-0-8047-5442-2.
  200. ^ Imam, Syeda (2008). The Untold Charminar. Penguin. tr. 187. ISBN 978-81-8475-971-6. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  201. ^ “Efforts should be made to preserve traditional wear”. The Hindu. 23 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  202. ^ “Anjuman Muhibban-e-Urdu to hold international mushaira”. The Siasat Daily. 13 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  203. ^ Paul, Papri (21 tháng 6 năm 2021). “Wah! This Hyderabadi family has been carrying foward [sic] the legacy of qawwali for over 900 years”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  204. ^ Panchal, Parmanand (2009). “Traditional Indian Forms of Deccani Poetry”. Indian Literature. Sahitya Akademi. 53 (5 (253)): 211–19. JSTOR 23340243. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022 – qua JSTOR.
  205. ^ Hussain Khan, Masud (1996). Mohammad Quli Qutb Shah. Sahitya Akademi. tr. 50–77. ISBN 978-81-260-0233-7.
  206. ^ Husain, Ali Alber (2001). Scent in the Islamic Garden: A Study of Deccani Urdu Literary Sources. Oxford University Press. tr. 40. ISBN 978-0-19-579334-5.
  207. ^ Datta, Amaresh (2005). Encyclopaedia of Indian literature: Devraj to Jyoti, Volume 2. Sahitya Akademi. tr. 1260, 1746–1748. ISBN 978-81-260-1194-0.
  208. ^ Tharu, Susie J.; Lalita, K. (1991). Women writing in India volume 1, 600 BC to the early twentieth century. The Feminist Press. tr. 120–122. ISBN 978-1-55861-027-9.
  209. ^ “Celebrating creativity”. Hyderabad Literary Festival 2012. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  210. ^ Singh, T. Lalith (6 tháng 8 năm 2005). “State central library to sport a grand look again”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  211. ^ “The original Urdu research centre (URC)”. Digital South Asia Library. 29 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
  212. ^ Nigam, Mohan Lal; Bhatnagar, Anupama (1997). Romance of Hyderabad culture. Deva Publication. tr. 44. OCLC 644231278.
  213. ^ Pande, Rekha (2012). Tiwari, Pushpa (biên tập). “Women in the Hyderabad State in 19th and 20th centuries”. Journal of History and Social Sciences. ISSN 2229-5798. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  214. ^ Kumar, Abhijit Dev (23 tháng 10 năm 2008). “It's "teen maar" for marriages, festivals”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  215. ^ K Gupta, Harsh; Parasher Sen, Aloka; Balasubramanian, Dorairajan (2000). Deccan Heritage. Universities Press. tr. 218. ISBN 978-81-7371-285-2.
  216. ^ “Doorway to culture in the name of Taramati”. The Times of India. 28 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  217. ^ Kumar, S. Sandeep (19 tháng 1 năm 2009). “Theatre is catching up in Hyderabad”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  218. ^ Srihari, Gudipoodi (15 tháng 4 năm 2011). “Verse drama feast”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  219. ^ “Andhra Pradesh state film television and theater development corporation limited” (PDF). aponline.gov.in. 31 tháng 3 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
  220. ^ “Exhibition named 'Numaish' at last”. The Siasat Daily. 20 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  221. ^ “Tollywood | ఆ విషయంలో బాలీవుడ్‌ను వెనక్కి నెట్టేసిన టాలీవుడ్.”. Namasthe Telangana. 5 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2023.
  222. ^ Rajadhyaksha, Ashish; Willemen, Paul (2014). Encyclopedia of Indian Cinema. Routledge. tr. 172–173. ISBN 9781315062549. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2021.
  223. ^ Kavirayani, Suresh (1 tháng 5 năm 2011). “New breed of Hyderabadi stars”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  224. ^ “17th international children's film fest starts in Hyderabad”. CNN-IBN. 26 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  225. ^ Largest film studio. Guinness World Records. 1 tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2015.
  226. ^ a b “Miniature painting”. Centre for Cultural Resources and Training. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  227. ^ Zebrowski, Mark (1983). Deccani painting. University of California Press. tr. 40–66. ISBN 978-0-85667-153-1.
    • James, Ralph; Lefèvre, L (2010). National exhibition of works of art, at Leeds, 1868: official catalogue. The Executive Committee. tr. 301–313. ISBN 978-1-165-04393-4.
  228. ^ “Proving their mettle in metal craft”. The Times of India. 2 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  229. ^ “Geographical indications journal no:49” (PDF). Government of India. 1 (49): 15. 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  230. ^ Noble, Allen G. (2019). India: Cultural Patterns And Processes. Routledge. tr. 1. ISBN 978-0-429-72463-3. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  231. ^ Singh, Seema (1988). “Golconda Chintz: Manufacture and Trade in The 17th Century”. Proceedings of the Indian History Congress. 49: 301–305. JSTOR 44148394.
  232. ^ Mohammed, Syed (20 tháng 1 năm 2012). “Kalamkari losing Islamic thread”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
    • Imperial Gazetteer of India, Provincial Series (1991) [1909]. Hyderabad state. Atlantic Publishers. tr. 42.
  233. ^ “Partnership with the Salar Jung museum, Hyderabad”. World collections programme. British Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  234. ^ “Muffakham Jah opens city museum”. The Hindu. 12 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2012.
  235. ^ Hahne, Elsa (2008). You are where you eat: stories and recipes from the neighborhoods of New Orleans. University Press of Mississippi. tr. 47–49. ISBN 978-1-57806-941-5.
  236. ^ Nanisetti, Serish (1 tháng 11 năm 2019). “Hyderabad figures in UNESCO list for rich culinary heritage”. The Hindu. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  237. ^ “UNESCO designates 66 new Creative Cities”. UNESCO. 30 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  238. ^ a b Kapoor, Sanjeev (2008). Royal Hyderabadi cooking. Popular Prakashan. tr. 3. ISBN 978-81-7991-373-4.
  239. ^ “Hyderabadi haleem now close to being patented”. NDTV. 2 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
  240. ^ “The french connection”. The New Indian Express. 3 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  241. ^ “A plateful of culture”. The Hindu. 25 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  242. ^ Masood Ali, Khan (1995). The history of Urdu press: a case study of Hyderabad. Classical Publishing. tr. 27. OCLC 246868337.
  243. ^ “Magazine publishers of India”. Publishers Global. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  244. ^ “Hyderabad Urdu papers launch campaign for simple weddings”. The Indian Express. 12 tháng 12 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013.
  245. ^ “The long and interesting story of all India Radio, Hyderabad – part 1”. ontheshortwaves.com. 15 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012.
  246. ^ a b “South Asia: India”. Central Intelligence Agency. 12 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  247. ^ “Radio stations in Andhra Pradesh, India”. asiawaves.net. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2011.
  248. ^ “Kendra's origin”. Doordarshan Kendra Hyderabad. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2011.
  249. ^ Manchanda, Usha (1998). “Invasion from the skies: the impact of foreign television in India”. Australian Studies in Journalism. 7: 146.
  250. ^ “Consolidated list of channels allowed to be carried by cable operators/ multi system operators/ DTH licensees in India” (PDF). Ministry of Information and Broadcasting (India). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  251. ^ Fortner, Robert.S; Fackler, P. Mark (2011). The handbook of global communication and media ethics. John Wiley & Sons. ISBN 978-1-4051-8812-8.
  252. ^ “Information and communication technologies throughout the world” (PDF). UNESCO. 1998. tr. 210. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.
  253. ^ “Hyderabad begins rollout of public WiFi”. Livemint. 16 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  254. ^ Bajaj, Vikas; Yardley, Jim (30 tháng 12 năm 2011). “Many of India's poor turn to private schools”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  255. ^ “Centre extends 40-cr aid to Urdu schools”. The Times of India. 27 tháng 2 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  256. ^ “SSC results: girls score higher percentage”. The Hindu. 22 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  257. ^ “Vice chancellor's speech about Osmania university”. Osmania University. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2007.
  258. ^ “EAMCET 2013” (PDF). Andhra Pradesh State Council of Higher Education. 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  259. ^ “Annual report 2005–2006” (PDF). University Grants Commission (India). tr. 195–217. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012.
  260. ^ “Central universities”. Ministry of Human Resource Development, Government of India. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  261. ^ Reddy, T. Karnakar (30 tháng 3 năm 2012). “OU to hike fee for foreign students”. CNN-IBN. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
  262. ^ Reddy, R. Ravikanth (22 tháng 8 năm 2005). “Distance no bar”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  263. ^ Iype, George (30 tháng 11 năm 2004). “Hyderabad: India's Genome Valley”. Rediff.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  264. ^ “A fillip to pharma sector”. The Hindu. 21 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  265. ^ “List of colleges teaching MBBS”. Medical Council of India. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  266. ^ “Cabinet gives nod for setting up AIIMS at Bibinagar in Telangana”. The New Indian Express. 18 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2019.
  267. ^ “Blow to students as Unani PG seats slashed”. The Times of India. 9 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  268. ^ Indian Heart Association Webpage Lưu trữ 3 tháng 7 2017 tại Wayback Machine. Retrieved 30 April 2015.
  269. ^ “Fashion and Textile Design Institutes”. Design in India. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  270. ^ “Anand Sharma lays foundation for National Institute of Design, Hyderabad”. The Times of India. 25 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2013.
  271. ^ “Synthetic track at GMC Balayogi stadium will be protected:SAAP”. The Hindu. 15 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2011.
  272. ^ “Stadiums in India”. World Stadium. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  273. ^ “Last in 2008, toppers this year: Deccan script IPL fairytale”. The Indian Express. 24 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  274. ^ Bhattacharjee, Neeladri (29 tháng 3 năm 2022). “The coronation of the Nizams”. Sportstar. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.
  275. ^ Prasad, Dharmendra (1986). Social and cultural geography of Hyderabad city: a historical perspective. Inter-India Publications. ISBN 978-81-210-0045-1.
  276. ^ “Race course slows traffic in Malakpet”. The Times of India. 5 tháng 3 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2004.
  277. ^ “Starsky claims The Hindu Deccan Derby”. The Hindu. 3 tháng 10 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  278. ^ “Excitement unlimited at drag race”. The Hindu. 14 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2012.
  279. ^ “Gokak racer wins off-road rally in Mumbai”. The Hindu. 18 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2012.
  280. ^ Sikdar, S (11 tháng 2 năm 2023). “Jean-Eric Vergne wins first E-Prix held in India”. Hindustan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  281. ^ a b c Baski, Sunny (13 tháng 1 năm 2019). “1,200 new vehicles a day choke Hyderabad roads”. Telangana Today. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2019.
  282. ^ “Chaos reigns supreme at MGBS”. The Hindu. 22 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  283. ^ “SETWIN buses back on roads”. The Hindu. 4 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  284. ^ “History”. Indian Railways. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  285. ^ “Pre-feasibility study for bus rapid transit” (PDF). Institute for Transportation and Development Policy. tháng 3 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012. pp. 2–3
  286. ^ Ramani, K.V. (22 tháng 4 năm 2008). “Co-benefits from transportation sector: A case study-Hyderabad, India”. Institute for Global Environmental Strategies. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  287. ^ “India's longest flyover opens”. The Indian Express. 20 tháng 10 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  288. ^ “Speed limits fixed for vehicles on city roads”. The Hindu. 10 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  289. ^ “Municipal infrastructure” (PDF). Greater Hyderabad Municipal Corporation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  290. ^ Kurmanath, K.V (3 tháng 3 năm 2010). “A hub beginning to take roots”. Business Line. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  291. ^ “RGIA is sixth busiest airport in country”. The Hindu. 1 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.

Tài liệu tham khảo tổng thể và trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]