Varanasi

Varanasi
Kashi
Banaras
Avimukta
Ānandavana
Rudravāsa[1]
—  Metropolis  —
Varanasi Collage
từ trên xuống: Bến Manikarnika, Bến Dashashwamedh, Sân bay Lal Bahadur Shastri, Đền Tây Tạng ở Sarnath, Đại học Banaras Hindu, Đền Kashi Vishwanath
Tên hiệu: Thủ đô tinh thần của Ấn Độ
Varanasi trên bản đồ Uttar Pradesh
Varanasi
Varanasi
Varanasi trên bản đồ Ấn Độ
Varanasi
Varanasi
Varanasi trên bản đồ Châu Á
Varanasi
Varanasi
Location in Uttar Pradesh
Country India
BangUttar Pradesh
Khukhu Varanasi
Huyệnhuyện Varanasi
Chính quyền
 • KiểuHội đồng khu tự quản
 • Thành phầnHội đồng khu tự quản Varanasi
 • thị trưởngMridula Jaiswal (BJP)
 • Ủy viên KhuNitin Ramesh Gokarn, Sở hành chính Ấn Độ
 • District MagistrateYogeshwar Ram Mishra, IAS
 • Inspector General, Varanasi RangeDeepak Ratan, IPS
 • Senior Superintendent of PoliceNitin Tiwari, IPS
Diện tích
 • Metropolis112,10 km2 (43,28 mi2)
Độ cao80,71 m (264,80 ft)
Dân số (2011)
 • Metropolis1,201,815
 • Thứ hạnghạng 32
 • Mật độ11,000/km2 (28,000/mi2)
 • Vùng đô thị[2]1,432,280 (hạng 32)
Ngôn ngữ
 • Chính thứctiếng Hindi[3]
 • Additional officialUrdu[3]
 • LocalBhojpuri
Múi giờIST (UTC+5:30)
PIN221 001 to** (** area code)
Telephone code0542
Biển số xeUP 65
GDP$2,34 tỷ (2013–14)[4]
Sex ratio0.926 (2011) /
Literacy (2011)80,12%[5]
HDI0.645 [6]
Trang webvaranasi.nic.in

Vārāṇasī phát âm (tiếng Hindi: वाराणसी, IPA: [βɑrɑɳɐsiː]), cũng gọi là Ba-la-nại, Benares, Banaras, hay Benaras (tiếng Hindi: बनारस, Banāras, IPA: [bɐnɑrɐs]), hay Kashi hay Kasi (tiếng Hindi: काशी, Kāśī), là một đô thị lâu đời và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Ấn Độ giáo nằm bên bờ sông Hằngbang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích-ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm và cùng thời với nền văn minh Sumer.[7][8] Thành phố này thường được gọi là "thành phố của các ngôi đền học thuật"."[9]

Nền văn hóa của Varanasi liên hệ sâu sắc với sông Hằng và tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng. Thành phố này đã là một trung tâm tôn giáovăn hóa ở Bắc Ấn Độ trong hàng ngàn năm. Varanasi có phong cách nhạc Hindustani riêng, và là nơi đã sản sinh ra nhiều nhà triết lý, nhà thơ, nhà văn và các nhà soạn nhạc nổi bật trong lịch sử Ấn Độ, bao gồm: Kabir, Ravi Das, Munshi Premchand, Jaishankar Prasad, Acharya Ram Chandra Shukla, Pandit Ravi Shankar, Hariprasad Chaurasia và Ustad Bismillah Khan. Varanasi là nơi có Đại học Banaras Hindu. Tulsidas đã viết tác phẩm Ramcharitmanas ở đây. Ngôn ngữ được nói ở Varanasi là Kashika Bhojpuri có liên hệ với tiếng Hindi.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chính thức của Varanasi không phải là một tên hiện đại. Tên gọi này có lẽ căn cứ trên thực tế là thành phố nằm giữa hai con sông: sông Varuna về phía Bắc và sông Assi về phía Nam chảy vào sông Hằng.[10] Tên gọi Varanasi đọc là Baranasi trong tiếng Pali, tạo ra tên Banaras.[11] Sự khác biệt về chính tả tên gọi như BenaresBenaras đã được sử dụng phổ biến dưới thời kỳ Ấn Độ là thuộc địa của Anh nhưng tên đó ngày nay không được dùng. Tên gọi Banaras vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

Một giả thuyết khách về nguồn gốc tên gọi cho rằng chính con sông Varuna được gọi là Varanasi trong thời kỳ cổ đại, do đó thành tên gọi của thành phố.[12] This is generally disregarded by historians though there may be some earlier texts suggesting it to be so.[13]

Qua nhiều thời kỳ Varanasi cũng được biết đến với nhiều tên gọi như Avimuktaka, Anandakanana, Mahasmasana, Surandhana, Brahma Vardha, Sudarsana, RamyaKasi. Trong văn học và thánh, thành phố thường được gọi trong thơ văn là Kasi hay Kashi, "nơi sáng chói"; một sự ám chỉ tư cách trong lịch sử của thành phố là một trung tâm học vấn, văn họcvăn hóa. Kasikanda đã mô tả sự vinh quang của thành phố bằng 15.000 câu thơ trong Skanda Purana, trong đó thần Shiva từng nói về Thành phố này.

Thành phố rất thường được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng", và "thành phố học vấn". Thành phố này cũng được gọi là "thủ đô văn hóa của Ấn Độ".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Varanasi: About the city”. Official website of Uttar Pradesh Tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ “Urban Agglomerations/Cities having population 1 lakh and above” (PDF). Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ a b “52nd REPORT OF THE COMMISSIONER FOR LINGUISTIC MINORITIES IN INDIA” (PDF). nclm.nic.in. Ministry of Minority Affairs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “Uttar Pradesh District Factbook Varanasi District” (PDF). 2017. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ “Varanasi City Census 2011 data”. census2011.co.in. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ http://ssca.org.in/media/4_2016_HDI_t1hcMZm.pdf
  7. ^ Lannoy, Richard (tháng 10 năm 1999). Benares Seen from Within. University of Washington Press. tr. Back Flap. ISBN 029597835X. OCLC 42919796.
  8. ^ Talageri, Shrikant G. “The Geography of the Rigveda”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
  9. ^ “Varanasi: The eternal city”. Banaras Hindu University. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
  10. ^ Alexander Cunningham & Surendranath Majumdar Sastri (2002) [1924]. Ancient Geography of India. Munshiram Manoharlal. tr. 131–140. ISBN 8121510643. OCLC 54827171.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ “History of India”. EVaranasiTourism.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
  12. ^ M. Julian, Life and Pilgrimage of Hsuan Tsang, 6, 133, 2, 354.
  13. ^ “Varanasi Vaibhav ya Kaashi Vaibhav - Kashi Ki Rajdhani Varanasi Ka Namkaran” (bằng tiếng Hindi). Department of Information Technology, Government of Ấn Độ. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
Thành phố thiêng Hindu ở Ấn Độ

Allahabad | Ayodhya | Badrinath | Dharmasthala | Dwarka | Gaya | Guruvayur | Haridwar | Rishikesh | Kalahasti | Kanchipuram | Kedarnath | Kollur | Mathura | Mayapur | Nashik | Nathdwara | Puri | Rameswaram | Sabarimala | Somnath | Sringeri | Srirangam | Tirumala - Tirupati | Ujjain | Varanasi | Virpur | Vrindavan