Cao Lộc

Cao Lộc
Huyện
Huyện Cao Lộc
Biểu trưng
Ga Đồng Đăng ở thị trấn Đồng Đăng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhLạng Sơn
Huyện lỵThị trấn Cao Lộc
Phân chia hành chính2 thị trấn, 20 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Duy Anh
Địa lý
Tọa độ: 21°52′2″B 106°46′4″Đ / 21,86722°B 106,76778°Đ / 21.86722; 106.76778
MapBản đồ huyện Cao Lộc
Cao Lộc trên bản đồ Việt Nam
Cao Lộc
Cao Lộc
Vị trí huyện Cao Lộc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích643,8 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng79.873 người[1]
Thành thị17.575 người
Nông thôn62.298 người
Mật độ124 người/km²
Khác
Mã hành chính183[2]
Biển số xe12-D1
Số điện thoại0253.861.306
Số fax0253.861.240
Websitecaoloc.langson.gov.vn

Cao Lộc là một huyện biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cao Lộc nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý:

Thành phố Lạng Sơn nằm trọn trong lòng huyện, chia huyện Cao Lộc thành hai phần. Trong đó, hai xã Tân Thành và Xuân Long nằm về phía tây nam thành phố Lạng Sơn, tách rời với phần còn lại của huyện.

Huyện Cao Lộc có diện tích 643,8 km², dân số năm 2019 là 79.873 người, huyện lỵ là thị trấn Cao Lộc cách thành phố Lạng Sơn 3 km về phía đông bắc, cách thành phố Cao Bằng 124 km về hướng đông nam và cách Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 15 km về phía nam. Quốc lộ 4 chạy qua địa bàn huyện theo hướng tây bắc - đông nam.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cao Lộc có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:

Thị trấn Đồng Đăng và các xã Mẫu Sơn, Xuất Lễ, Cao Lâu, Thanh Lòa, Bảo Lâm giáp biên giới.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Cao Lộc thuộc tỉnh Lạng Sơn được thành lập vào năm Thành Thái thứ 4 trên cơ sở tách ba tổng Cao Lâu, Trinh Nữ, Hoài Viễn thuộc châu Lộc Bình và tổng Hoàng Đồng thuộc châu Thoát Lãng. Lỵ sở của châu ban đầu đặt tại Bản Ranh (tổng Cao Lâu), sau dời về Bản Xâm (cũng thuộc tổng Cao Lâu). Đến năm Thành Thái thứ 10, lỵ sở được chuyển đến phố Kỳ Lừa.[3][4]

Sau năm 1975, huyện Cao Lộc thuộc tỉnh Cao Lạng, gồm 18 xã: Cao Lâu, Công Sơn, Gia Cát, Hải Yến, Hòa Cư, Hoàng Đồng, Hợp Thành, Lộc Yên, Mai Pha, Mẫu Sơn, Quảng Lạc, Tân Liên, Tân Thành, Thanh Lòa, Thạch Đạn, Xuất Lễ, Xuân Long và Yên Trạch.[5]

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, sáp nhập 4 xã: Hoàng Đồng, Hợp Thành, Mai Pha và Quảng Lạc vào thị xã Lạng Sơn[6] (nay là thành phố Lạng Sơn).

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Cao Lộc thuộc tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập.[7]

Ngày 10 tháng 6 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 246-CP[8]. Theo đó:

  • Chuyển thị trấn Đồng Đăng và 6 xã: Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung, Bảo Lâm, Thụy Hùng A (sau đổi là xã Thụy Hùng), Song Giáp thuộc huyện Văn Lãng (trước đó thuộc huyện Văn Uyên cũ) về huyện Cao Lộc quản lý
  • Hợp nhất xã Thạch Đạn và xã Bảo Lâm thành xã Thạch Lâm
  • Tách các xóm Đông Nọi, Chè Lân, Thâm Áng, Pàn Danh của xã Lộc Yên để sáp nhập vào xã Hoà Cư
  • Sáp nhập xã Lộc Yên (trừ 4 xóm Đông Nọi, Chè Lân, Thâm Áng, Pàn Danh) và xã Thanh Loà thành xã Lộc Thanh.

Ngày 13 tháng 11 năm 1986, chia lại xã Thạch Lâm thành 2 xã: Thạch Đạn và Bảo Lâm.[9]

Ngày 22 tháng 11 năm 1986, chuyển xã Hợp Thành của thị xã Lạng Sơn (trừ hợp tác xã Liên Thành sáp nhập vào xã Đông Kinh) trở lại huyện Cao Lộc quản lý.[10]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Cao Lộc (thị trấn huyện lỵ huyện Cao Lộc) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Hợp Thành.[11]

Ngày 29 tháng 8 năm 2000, chia lại xã Lộc Thanh thành 2 xã: Lộc Yên và Thanh Lòa.[12]

Ngày 25 tháng 2 năm 2016, thị trấn Đồng Đăng mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.[13]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Song Giáp vào xã Bình Trung.[14]

Huyện Cao Lộc có 2 thị trấn và 20 xã trực thuộc như hiện nay.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 1, quốc lộ 4A đi qua. Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Ở đây có Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nối sang thành phố Bằng Tường của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Lạng Sơn” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999). Địa chí tỉnh Lạng Sơn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 238.
  4. ^ “Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử”. Báo Lạng Sơn điện tử. 30 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 27 tháng 12 năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  6. ^ “Quyết định số 229-CP năm 1977 về việc điều chỉnh địa giới của huyện Cao Lộc vào thị xã Lạng Sơn thuộc tỉnh Cao Lạng”.
  7. ^ “Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ Quyết định 246 về việc điều chỉnh địa giới xã thuộc tỉnh Lạng Sơn
  9. ^ QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHIA XÃ THẠCH LÂM THÀNH HAI XÃ THẠCH ĐẠN VÀ XÃ BẢO LÂM THUỘC HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
  10. ^ Quyết định 145-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn
  11. ^ Nghị định số 86-CP năm 1994 của Chính phủ.
  12. ^ NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP XÃ THANH LÒA VÀ LỘC YÊN THUỘC HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
  13. ^ “Quyết định số 158/QĐ-BXD năm 2016 về việc công nhận thị trấn Đồng Đăng mở rộng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”.
  14. ^ “Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]