Chất tạo khói

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chất tạo khóihợp chất hoặc hỗn hợp các chất được dùng để tạo ra các màn khói do quá trình thăng hoanhiệt độ cao và ngưng tụ trong không khí.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì sơ khai, để tạo màn khói, người ta thường đốt các chất tạo khói như củi, lá cây, mùn cưa, giẻ tẩm dầu... Khi ngành công nghiệp hóa chất phát triển, các chất tạo khói được sản xuất từ các chất vô cơhữu cơ. Lúc đầu chỉ là chất tạo khói mù, che sự quan sát của đối phương. Do sự phát triển của khoa học quân sự, nhất là về các loại vũ khí, trang bị và phương thức tác chiến, để đáp ứng cho chiến tranh, chất tạo khói cũng phải phát triển để chống được vũ khí công nghệ cao, có thời gian tồn tại lâu trong môi trường, bảo đảm đủ mật độ khói trong thời gian quy định, thực hiện được các mục đích quân sự khác nhau.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phương pháp tạo khói[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trạng thái của Chất tạo khói[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đặc tính của màn khói và mục đích sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chất tạo khói ngụy trang không gây bệnh lí cho người, động vật, môi trường sinh thái, dùng để tạo màn khói che phủ các mục tiêu và nghi binh đánh lừa đối phương, hạn chế tác dụng của các loại vũ khí điều khiển bằng lade, vô tuyến, hồng ngoại, thường dùng hỗn hợp khói antraxen, C4, dầu tạo khói, khói clorua kim loại; khói màu (tín hiệu) thường dùng các loại phẩm nhuộm hữu cơ có khả năng thăng hoa, ngưng tụ tạo thành khói màu, như hợp chất rodamin C (màu đỏ), anramin (vàng), metilen (xanh)...
  • Chất tạo khói độc gây mất sức chiến đấu hoặc làm trở ngại hành động chiến đấu của đối phương, dùng để giải tán đám đông, chống bạo loạn, thường là chất cloraxetophenon (CN), adamxit (DM) và octoclorobenralmalonodinitrin (CS).

Theo nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chất tạo khói có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ (photpho trắng, NH4Cl3, hỗn hợp khói SO3. HSO3Cl4)
  • Chất tạo khói từ các hợp chất hữu cơ (antraxen, các loại phẩm nhuộm hữu cơ, các loại khói độc)
  • Chất tạo khói từ dầu mỏ (DFO, dầu cốc trong hỗn hợp dầu điêzen. DS No1.DS No56).

Một số chất tạo khói[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chất tạo khói chủ yếu: photpho trắng, hỗn hợp khói C4 (hỗn hợp anhydric sunfuric trong axit sunfuric (oleum) và trong axit clorsunfori), titan clorua (TiCL4), hỗn hợp tạo khói antraxen.

  • Photpho trắng là một chất dẻo như sáp, mùi tỏi, được sử dụng rộng rãi, photpho trắng đã sử dụng ôxihơi nước trong không khí, khả năng tạo khói gấp 7 lần khối lượng của nó (tức là khói gồm 85,7% các phân tử của không khí và 14,3% là chất tạo khói). Khói photphoric (H3PO4) ít độc và ít làm hư hại quân trang, quân dụng. Nhược điểm là khi màn khói tạo ra làm không khí nóng, dẫn đến hiện tượng đối lưu trong màn khói gây ảnh hưởng đến khả năng lan truyền của màn khói và tồn tại trên mặt đất lâu.
  • Chất tạo khói anhydric sunfuric trong axit sunfuric (oleum) và trong axit clorsunforic, khả năng tạo khói của các dung dịch này dựa trên cơ sở bay hơi của SO3 từ các dung dịch đó. Anhydric sunfuric kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành những hạt xon khí - axit sunfuric (H2SO4). Do hút ẩm, các hạt H2SO4 lớn dần, nhưng không vượt quá kích thước hạt xon khí nên tạo thành màn sương đậm đặc. Khả năng tạo khói thấp hơn so với WP.
  • Chất tạo khói titan clorua (TiCl4), kí hiệu FM là chất lỏng không màu, tự bốc khói trong không khí gây ăn mòn kim loại. TiCL4 trong công nghiệp là chất lỏng màu xám hay vàng, hơi TiCl4 hóa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt xon khí - sản phẩm của quá trình thủy phân tetraclorua titan. Lúc đầu TiCl4 hóa hợp với hơi nước tạo ra các hạt khói penta hydrat (TiCl4.5H2O), sau đó diễn ra phản ứng thủy phân bên trong phân tử để sinh ra các oxyclorua titan và cuối cùng là axit titanic hydrat hóa (Ti(OH)4H2O) tạo ra khói màu trắng đậm đặc có lẫn một lượng nhỏ hiđrô clorua. Thành phần hạt khói phụ thuộc nhiều vào độ ẩm không khí và vào “tuổi” của hạt khói tồn tại trong không khí.
  • Hỗn hợp tạo khói antraxen: khi cháy amoni clorua phân li thành amoni và hiđrô clorua. Trong không khí các sản phẩm phân li nguội dần và kết hợp lại với nhau tạo thành hạt khói NH4Cl (amoni clorua). Các hạt này thể rắn hấp thụ hơi nước trong không khí (trên 88%) tạo thành các hạt khói.

Hiện thực[sửa | sửa mã nguồn]

Chất tạo khói được nhồi vào đạn, bom, mìn… hoặc trong thiết bị tạo khói. Quân đội các nước hiện đang sử dụng các chất tạo khói: photpho trắng, anhydric sunfuric trong axit sunfuric và trong axit clorsunforic, titan clorua, silic clorua, thiếc clorua, hỗn hợp tạo khói antraxen, hỗn hợp dầu tạo khói.

Trong QĐNDVN đang sử dụng chất tạo khói do Liên XôNga sản xuất như: photpho trắng, anhydric sunfuric trong axit sunfuric và trong axit clorsunforic, hỗn hợp tạo khói antraxen và hỗn hợp tạo khói antraxen do Việt Nam sản xuất từ sản phẩm than cốc.

Trong những năm gần đây, chất tạo khói phát triển theo hướng đối phó với sự xuất hiện của vũ khí chính xác và phương tiện trinh sát hiện đại như: Chất tạo khói tạo màn khói giống hệt nền địa hình; tạo màn khói bán trong suốt, hoạt động trong màn khói phải được trang bị phương tiện nhìn đặc biệt; tạo màn khói từ các hạt chất dẻo, kim loại giống như vật liệu phức tạp của máy bay tàng hình.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bách khoa toàn thư Quân sự Việt Nam - Quyển 3ː Kỹ thuật-Hậu cần Quân sự. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam (xuất bản 12 tháng 12 năm 2022). 2022. tr. 148. ISBN 978-604-51-8635-0.