Cổng thông tin:Quân sự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

edit 

Chào mừng

Cổng thông tin Quân Sự


Hiện nội dung chọn lọc mới...
edit 

Bài viết chọn lọc

Dreadnought là kiểu thiết giáp hạm thống trị trong thế kỷ 20. Chiếc đầu tiên của loại này, thiết giáp hạm Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, đã có một tầm ảnh hưởng lớn đến mức khi được hạ thủy vào năm 1906, mọi thiết giáp hạm được chế tạo sau nó được gọi là những “dreadnought” còn những chiếc trước đó được đặt tên lại là những thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Thiết kế của nó mang hai đặc tính rất cách mạng: sơ đồ vũ khí trang bị 'toàn súng lớn', và vận hành bằng hệ thống động lực turbine hơi nước. Sự ra đời của những dreadnought làm sống lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân, chủ yếu là giữa Anh QuốcĐức nhưng cũng ảnh hưởng trên khắp thế giới, khi lớp tàu chiến mới là một biểu trưng chủ yếu của sức mạnh quốc gia.

Khái niệm về một tàu chiến toàn súng lớn đã được phát triển nhiều năm trước khi chế tạo chiếc Dreadnought. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu dự án chế tạo một thiết giáp hạm toàn súng lớn vào năm 1904, nhưng hoàn tất nó như một chiếc tiền-dreadnought; Hải quân Hoa Kỳ cũng đã chế tạo những chiến hạm toàn súng lớn. Kỹ thuật tiến triển nhanh chóng trong suốt thời đại dreadnought; các thiết kế tiếp theo gia tăng nhanh chóng về kích cỡ cũng như áp dụng các cải tiến về vũ khí, vỏ giáp và động lực. Trong vòng mười năm, những chiếc thiết giáp hạm mới đã vượt trội hơn bản thân Dreadnought; những tàu chiến mạnh hơn hẳn này được gọi là những siêu dreadnought. Đa số dreadnought bị tháo dỡ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng nhiều chiếc siêu-dreadnought mới hơn đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. [ Đọc tiếp ]


edit 

Bạn có biết

Người Hoa bị người Hà Lan sát hại
Người Hoa bị người Hà Lan sát hại


edit 

Hình ảnh nhân vật chọn lọc


edit 

Hình ảnh chọn lọc


Một vài lính thuộc lục quân Liên Xô canh gác bức tường Berlin


edit 

Nhân vật chọn lọc

Pyotr I ([Пётр Алексе́евич Рома́нов, Пётр I, Пётр Вели́кий] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)), có sách viết theo tiếng AnhPeter I hay tiếng PhápPierre I (sinh 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva – mất 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721), đồng cai trị với vua em Ivan V - một người yếu ớt và dễ bệnh tật - trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế (hay Pierre Đại đế, Pi-e Đại đế, tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Vua Pyotr Đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 - 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc OttomanThụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển.

Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I - tức tượng "Kị sĩ đồng". Sankt-Peterburg trở thành một "thành Venezia của phương Bắc", và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.(Xem thêm...)


edit 

Những trận đánh

Trận Trebia, hồ Trasimene và Cannae
Trận Trebia, hồ Trasimene và Cannae

Trận Cannae là một trận đánh thuộc Chiến tranh Punic lần 2 diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 216 TCN trên chiến trường gần ngôi làng CannaeApulia (nay là Canne) thuộc Đông Nam Ý. Trong trận chiến này, quân đội Đế quốc Carthage dưới sự chỉ huy của Hannibal Barca đã đánh bại một lực lượng quân đông hơn của Cộng hòa La Mã do các quan chấp chính Lucius Aemilius PaullusGaius Terentius Varro chỉ huy. Kết cục của trận đánh đã khiến một số thành bang Ý từ bỏ liên minh với Cộng hòa La Mã. Tuy kết quả của Chiến tranh Punic lần 2 vẫn là thắng lợi cuối cùng cho người La Mã, trận Cannae vẫn được coi là chiến tích tiêu biểu của Hannibal, một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử quân sự thế giới cũng như là thất bại nặng nề nhất của quân đội La Mã.


edit 

Chủ đề và các thể loại chính

edit 

Các dự án Wikimedia

edit 

Những điều bạn có thể làm

Chủ đề Quân sự đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


edit 

Chủ đề liên quan