Chi Dó trầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Dó trầm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Thymelaeaceae
Phân họ (subfamilia)Thymelaeoideae
Tông (tribus)Aquilarieae
Chi (genus)Aquilaria
Lam., 1783
Loài điển hình
Aquilaria malaccensis
Lam., 1783
Các loài
Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Agallochum Lam., 1783
  • Aloexylum Lour., 1790
  • Aquilariella Tiegh., 1893
  • Decaisnella Kuntze, 1891
  • Gyrinopsis Decne., 1843
  • Ophispermum Lour., 1790

Dó trầm hay dó bầu, trầm dó, trầm hương tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Trầm gồm 21 loài.[1][2] sống ở châu Á trong các khu vực rừng mưa của Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, BorneoNew Guinea. Cây cao 6–20 m, lá dài 5–11 cm và rộng 2–4 cm. Hoa màu xanh vàng, quả gỗ dài 2,5–3 cm.

Cây trầm hương có thân cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen. Đây là cây tạo ra trầm hương và kỳ nam sử dụng làm nước hoa và nhang, dược phẩm có giá trị cao. Gỗ trầm được sử dụng làm các đồ dùng gia dụng. Cây dó trầm hiện cũng đang được trồng để khai thác tại một số quốc gia như Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam có 3 loài trầm gồm A. crassna, A. banaenseA. baillonii, phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc.[3]

Các loài[2][sửa | sửa mã nguồn]

Một vài hình ảnh về cây dó trầm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ng L.T., Chang Y.S. và Kadir A.A. (1997) "A review on agar (gaharu) producing Aquilaria species" Journal of Tropical Forest Products 2(2): trang 272-285
  2. ^ a b The Plant List. Phiên bản 1.1 Aquilaria. Tra cứu ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Tổng cục Lâm nghiệp. “Trang thông tin về giống Lâm nghiệp”. Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2015. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ Broad S. (1995) "Agarwood harvesting in Vietnam" TRAFFIC Bulletin 15:96

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]