Epinephelus merra

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Epinephelus merra
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Epinephelus
Loài (species)E. merra
Danh pháp hai phần
Epinephelus merra
Bloch, 1793

Epinephelus merra, tên thông thường là cá mú chấm tổ ong, là một loài cá biển thuộc chi Epinephelus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1793.

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

E. merra có phạm vi phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được tìm thấy dọc theo bờ biển Đông Phi đến Nam Phi, bao gồm Madagascar, mũi nam Ấn Độ và tất cả các hòn đảo nằm trong Ấn Độ Dương, trải rộng về phía đông khắp vùng biển các nước Đông Nam Á (và có mặt ở cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa), ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara, cũng như miền nam Nhật Bản; phía nam trải dài xuống đến hai bờ tây - đông của Úc; phía đông trải rộng khắp các đảo thuộc 3 tiểu vùng: Melanesia, Micronesia, Polynesia. Cá trưởng thành sống xung quanh các rạn san hô và các bãi đá ngầm ở độ sâu khoảng 50 m trở lại; cá con sống ở vùng nước nông hơn[1][2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

E. merra trưởng thành có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 60 cm. Thân thuôn dài, hình bầu dục. Cơ thể cá trưởng thành có màu vàng nâu hoặc nâu xám với các chấm màu nâu sẫm hình tổ ong phủ khắp đầu và thân, và cả các vây, đôi khi các đốm dính vào nhau tạo thành các vệt dài. Đuôi bo tròn[3][4][5].

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây mềm ở vây lưng: 14 - 16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 8; Số tia vây mềm ở vây ngực: 18 - 20; Số vảy đường bên: 54 - 64[3].

Thức ăn của E. merra là các loài cá nhỏ hơn, động vật thân mềmđộng vật giáp xác. Chúng được đánh bắt trong nghề cá thương mại, nhưng không được nhắm mục tiêu như các loài cá mú khác[1][2].

Ở Việt Nam, E. merra chủ yếu được nuôi ở vịnh Hạ Long và các vùng biển miền Trung, và cá con được đánh bắt ở ngoài khơi[1].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Epinephelus merra. Sách Đỏ IUCN.
  2. ^ a b Epinephelus merra Bloch, 1793”. FishBase.
  3. ^ a b John E. Randall, Gerald R. Allen, Roger C. Steene (1997), Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea, Nhà xuất bản University of Hawaii Press, tr.111 ISBN 9780824818951
  4. ^ “Epinephelus merra”. Reef Life Survey.
  5. ^ “Birdwire Rockcod, Epinephelus merra (Bloch, 1793)”. Fishes of Australia.