HMS Kelly (F01)

HMS Kelly
HMS Kelly
Tàu khu trục HMS Kelly (F01)
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Kelly (F01)
Đặt tên theo John Kelly
Đặt hàng 24 tháng 3 năm 1937
Xưởng đóng tàu Hawthorn Leslie and Company, Hebburn
Đặt lườn 26 tháng 8 năm 1937
Hạ thủy 25 tháng 10 năm 1938
Nhập biên chế 23 tháng 8 năm 1939
Số phận Đắm do trúng bom trong trận Crete tại Địa Trung Hải, 23 tháng 5 năm 1941
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục K
Trọng tải choán nước
  • 1.760 tấn Anh (1.790 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.400 tấn Anh (2.400 t) (đầy tải)
Chiều dài 356 ft 6 in (108,66 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.500 nmi (10.190 km; 6.330 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 218
Vũ khí

HMS Kelly (F01) là một soái hạm khu trục, chiếc dẫn đầu của lớp tàu khu trục K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Được đặt tên theo Thủy sư đô đốc Sir John Kelly (1871-1936), nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như là soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 5, dưới quyền chỉ huy của Lord Louis Mountbatten tại vùng biển nhà, trong Chiến dịch Na Uy và tại Địa Trung Hải; cho đến khi bị không kích đánh chìm trong Trận Crete vào ngày 23 tháng 5 năm 1941.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Kelly được đặt hàng vào ngày 24 tháng 3 năm 1937 cho hãng Hawthorn Leslie and CompanyHebburn trên sông Tyne, và được đặt lườn vào ngày 26 tháng 8 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 10 năm 1938 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chỉ 11 ngày trước khi xung đột nổ ra.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng biển nhà (1939)[sửa | sửa mã nguồn]

Vào xế trưa ngày 14 tháng 12 năm 1939, chiếc tàu chở dầu SS Atheltemplar trúng phải một quả mìn do tàu khu trục Đức rải ngoài khơi cửa sông Tyne. Kelly và chiếc tàu khu trục lớp Tribal HMS Mohawk được phái đi hộ tống cho các tàu kéo Great Emperor, JoffreLangton. Trong khi hoạt động, Kelly cũng trúng phải một quả mìn và bị hư hại nặng lườn tàu. Trong khi Mohawk đưa một đội đổ bộ sang chiếc Atheltemplar, và Joffre cùng Langton kéo chiếc tàu chở dầu, bản thân Kelly được Great Emperor kéo quay trở về Tyne. Khi về đến cửa sông vào lúc nữa đêm, nó được các tàu kéo Robert RedheadWashington trợ giúp đi ngược dòng. Nó được kéo đến xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie để sửa chữa, vốn kéo dài hơn ba tháng, và hoàn tất vào đầu tháng 3 năm 1940.[3]

Đây là tai nạn không may thứ hai của Kelly, sau khi nó vừa quay trở lại hoạt động sau một tháng trong ụ tàu để sửa chữa những hư hỏng sau một cơn bão. Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 28 tháng 2 năm 1940, nhưng nó lại mắc tai nạn va chạm với chiếc HMS Gurkha chỉ hai ngày sau đó, vào ngày 2 tháng 3, khiến phải mất thêm tám tuần trong ụ tàu, lần này là tại Thames. Nó ra khỏi ụ tàu vào ngày 27 tháng 4, vừa kịp lúc để tham gia vào việc triệt thoái lực lượng Đồng Minh khỏi Namsos.

Chiến dịch Na Uy (1940)[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đêm 9-10 tháng 5 năm 1940, trong khuôn khổ Chiến dịch Na Uy, Kelly bị trúng ngư lôi phóng từ tàu phóng lôi E-boat S 31, dưới quyền chỉ huy của Đại úy Hải quân (Oberleutnant zur See) Hermann Opdenhoff. Bị hư hại nặng do trúng ngư lôi giữa tàu, nó được kéo bởi chiếc tàu kéo Great Emperor, và trong suốt bốn ngày đã bị các xuồng phóng lôi và máy bay đối phương tấn công trong lúc di chuyển với tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h). Nó được sửa chữa tại Hebburn và đưa trở lại vào hoạt động vào tháng 12 năm 1940. Con tàu chỉ phục vụ tổng cộng chưa đến hai tuần trong một giai đoạn kéo dài 14 tháng.[4]

Kelly gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 5 vào tháng 12 năm 1940, và sau khi hoàn tất việc chạy thử máy và một số phục vụ tại khu vực eo biển Manch, nó cùng chi hạm đội lên đường đi sang Địa Trung Hải, đi đến Malta vào tháng 4 năm 1941.

Địa Trung Hải (1941)[sửa | sửa mã nguồn]

HMS Kelly tại Gibraltar, tháng 4 năm 1941

Vào tháng 4 năm 1941, Kelly gia nhập cùng Abdiel, Dido, Jackal, Jersey, Kashmir, KelvinKipling tại Gibraltar để hình thành nên Lực lượng S, một đơn vị hộ tống để tăng cường cho Hạm đội Địa Trung Hải trong Chiến dịch Salient. Nó đi đến Malta vào ngày 28 tháng 4, và được bố trí cùng với chi hạm đội của nó để gia nhập Lực lượng K nhằm tấn công tàu bè phe Trục trên đường đi Bắc Phi.

Vào ngày 8 tháng 5, sau khi chiếc Jersey bị mất do trúng mìn, chi hạm đội rời Malta và gia nhập cùng Ajax, Dido, OrionHMAS Perth để hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu đi Ai CậpHy Lạp trong khuôn khổ Chiến dịch Tiger. Vào ngày 10 tháng 5, nó dẫn đầu các tàu khu trục bắn phá Benghazi trước khi quay trở về Malta. Vào ngày 21 tháng 5, nó được biệt phái đến Crete cùng KashmirKipling để bắt đầu tuần tra về phía Bắc hòn đảo từ ngày 22 tháng 5.

Vào ngày 23 tháng 5, trong cuộc triệt thoái khỏi Crete, Kelly chịu đựng nhiều đợt không kích. Nó thành công trong việc bắn rơi một trong số những máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 tấn công, cùng làm hư hại nặng một chiếc khác vốn bị rơi trên đường quay trở về căn cứ.[5] Tuy nhiên cuối cùng Kelly bị trúng bom và bị đắm ở tọa độ 34°40′B 24°10′Đ / 34,667°B 24,167°Đ / 34.667; 24.167, với phân nửa số thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Whitley 2000, tr. 117
  2. ^ Gardiner & Chesneau 1980, tr. 41
  3. ^ Hough 1991
  4. ^ HMS Kelly (F 01) at U-boat.net
  5. ^ Christopher 1987, tr. 358

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Christopher, F. Shores; Cull, Brian (1987). Air War for Yugoslavia, Greece and Crete 1940-41. Nicola Mazilia. Grub Street. ISBN 9780948817076.
  • Cocker, Maurice (1981). Destroyers of the Royal Navy, 1893-1981. Littlehampton Book Services Ltd. ISBN 978-0711010758.
  • Connell, G.G. (1987). Mediterranean Maelstrom – HMS Jervis and the 14th Flotilla. London: Harper&Collins Publishers. ISBN 9780718306434.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Hough, Richard (1991). Bless Our Ship. London: Hodder and Stoughton. ISBN 978-0-340-54396-2.
  • Lenton, H. T. (1998). British and Empire Warships of the Second World War. Greenhill Book. ISBN 9781557500489.
  • Lenton, H.T.; Colledge, J.J. (1968). British and Dominion Warships of World War II. Doubleday and Company.
  • Whitley, M. J. (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell. ISBN 1-85409-521-8.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]