Halichoeres leucurus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Halichoeres leucurus
Cá đực trưởng thành
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Halichoeres
Loài (species)H. leucurus
Danh pháp hai phần
Halichoeres leucurus
(Walbaum, 1792)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrus leucurus Walbaum, 1792
  • Labrus purpurescens Bloch & Schneider, 1801

Halichoeres leucurus là một loài cá biển thuộc chi Halichoeres trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1792.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh leucurus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: leukós (λευκός; "trắng") và ourá (οὐρά; "đuôi"), hàm ý có lẽ đề cập đến phần trong suốt của vây đuôi bên ngoài dải xanh óng.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ biển Andaman, H. leucurus được phân bố trải dài sang phía đông, băng qua khu vực Đông Nam Á đến quần đảo Solomonquần đảo Caroline (PohnpeiChuuk của Liên bang Micronesia cùng quốc đảo Palau), ngược lên phía bắc đến quần đảo Yaeyama (Nhật Bản); phía tây đến bờ biển phía tây Thái Lan, xa về phía nam đến khu vực tây bắc Úc.[1][3]

Việt Nam, H. leucurus được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam),[4] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[5] đảo Phú Quốc,[6] quần đảo Nam Du[7]quần đảo An Thới (Kiên Giang).[8]

H. leucurus sống trên những rạn san hô viền bờ và trong đầm phá có nhiều san hô (có thể xen lẫn với tảo) ở độ sâu đến ít nhất là 15 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

H. leucurus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 13 cm.[3] Cá đực có màu xanh lục, chuyển thành màu cam/nâu cam ở đầu; đầu có nhiều vệt sọc ngoằn ngoèo màu xanh ngọc lam. Vảy trên thân có các chấm cam. Vây lưng và vây hậu môn có viền xanh lam óng, lốm đốm các vệt xanh lục. Dải viền xanh lam trên vây đuôi rất rõ và nằm gần rìa (phần vây đuôi bên ngoài viền xanh gần như trong suốt). Cá cái và cá con có các hàng sọc ngang theo chiều dài cơ thể, với hai đốm đen viền xanh (giữa vây lưng và trên cuống đuôi).[9]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 13; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[3]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của H. leucurus là các loài thủy sinh không xương sống. Loài này có thể sống đơn độc hoặc theo cặp.[3]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

H. leucurus được đánh bắt không chủ đích trong các hoạt động buôn bán cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Rocha, L., Craig, M. & Liu, M. (2010). Halichoeres leucurus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187478A8546783. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187478A8546783.en. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Halichoeres leucurus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Garilao, Cristina V.; Capuli, Estelita Emily (biên tập). Halichoeres leucurus (Walbaum, 1792)”. FishBase. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Gerald R. Allen (2009). Field Guide to Marine Fishes of Tropical Australia and South-East Asia (ấn bản 4). Western Australian Museum. tr. 190. ISBN 978-1920843892.