Heniochus pleurotaenia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Heniochus pleurotaenia
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Heniochus
Loài (species)H. pleurotaenia
Danh pháp hai phần
Heniochus pleurotaenia
Ahl, 1923

Heniochus pleurotaenia là một loài cá biển thuộc chi Heniochus trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1923.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh monoceros được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: pleurā́ (πλευρά; "mặt bên") và tainía (ταινία; "dải sọc"), hàm ý đề cập đến vệt đen sau vây ngực của loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

H. pleurotaenia được phân bố tại Maldives; Sri Lanka; bờ biển Ấn Độ (bao gồm cả quần đảo Andaman và Nicobar); biển Andaman (dọc theo bờ tây Thái Lan); đảo SumatraJava (Indonesia).[1][3]

H. pleurotaenia sống tập trung ở khu vực có nhiều san hô phát triển trên các rạn viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

H. pleurotaenia có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm.[5] Gai vây lưng thứ tư vươn dài và lớp màng bao quanh gai này căng rộng hơn những gai còn lại (đặc điểm của các loài Heniochus). Trán của H. pleurotaenia lõm vào trong với một phần xương nhô lên ở gần đỉnh đầu cùng một cặp xương ngắn nhô lên ở trên mắt như sừng. Thân có màu vàng nâu với 2 dải sọc chéo màu trắng như Heniochus varius: dải thứ nhất từ gáy băng xuống ngực, và dải thứ hai từ phần gai vây lưng băng xuống cuống đuôi. Khác với H. varius, H. pleurotaenia có một vùng màu đen sẫm ở ngay sau vây ngực, lan rộng xuống toàn bộ vây bụng. Vây hậu môn và vùng thân gần kề có màu đen, được ngăn cách với vùng màu đen sẫm bởi một dải trắng. Vây lưng có màu vàng nâu như thân. Vây đuôi trong mờ.[6]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 23–25; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 17–18; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[7]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của H. pleurotaenia là các loài động vật phù du và một số loài thủy sinh không xương sống khác như cua hoặc giun nhiều tơ.[5] H. pleurotaenia có thể sống đơn độc, theo cặp (nhất là cá trưởng thành vào thời điểm sinh sản[4]), hoặc hợp thành đàn lên đến 20–30 cá thể.[1]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

H. pleurotaenia được đánh bắt để xuất khẩu trong hoạt động thương mại cá cảnh nhưng không thường xuyên.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Heniochus pleurotaenia. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165608A6067002. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165608A6067002.en. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Heniochus pleurotaenia. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Heniochus pleurotaenia trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ a b c R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3263. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  6. ^ Heniochus pleurotaenia Chaetodontidae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Rajan, P. T. (2010). Guide to Chaetodontidae (Butterfly fishes) and Scaridae (Parrot Fishes) of Andaman and Nicobar Islands. Kolkata, Ấn Độ: Zoological Survey of India. tr. 50. ISBN 978-8181712691.