Mỹ Tú

Mỹ Tú
Huyện
Huyện Mỹ Tú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
Huyện lỵThị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Trụ sở UBNDĐường Trần Phú, ấp Cầu Đồn, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa
Phân chia hành chính1 thị trấn, 8 xã
Thành lập1976
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Văn Việt
Bí thư Huyện ủyPhạm Tuân
Địa lý
Tọa độ: 9°34′21″B 105°44′54″Đ / 9,5725°B 105,74833°Đ / 9.57250; 105.74833
MapBản đồ huyện Mỹ Tú
Mỹ Tú trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Tú
Mỹ Tú
Vị trí huyện Mỹ Tú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích368,18 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng90.524 người
Mật độ246 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính944[1]
Mã bưu chính97
Mã điện thoại079
Biển số xe83-P1-P2-P3-P4-M1
Số điện thoại
  • 0299.3.8.171.032
  • 0299.3.871.692
Số fax0299.3.871.032
Websitemytu.soctrang.gov.vn

Mỹ Tú là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mỹ Tú nằm ở phía tây của tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý:

Với vị trí này đã tạo điều kiện cho Mỹ Tú có lợi thế mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện. Do nằm ở phía Tây sông Hậu nên Mỹ Tú tiếp giáp cả vùng mặn và vùng ngọt.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Do nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên khí hậu của huyện mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. gió mùa Tây Nam được hình thành từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình/năm là 3,9 m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9 m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1 m/s.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mỹ Tú có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (huyện lỵ) và 8 xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Phú Mỹ, Thuận Hưng với 83 ấp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Tú vốn là tên một thôn thuộc tổng Thạnh An, huyện Phong Thạnh, phủ Ba Xuyên từ năm Minh Mạng thứ 20. Đầu thời Pháp thuộc, thôn Mỹ Tú thuộc tổng Thạnh An, huyện Phong Thạnh, hạt Ba Xuyên.

Từ ngày 05 tháng 1 năm 1876, Mỹ Tú là làng thuộc tổng Thạnh An, huyện Phong Thạnh, hạt Sóc Trăng.[2]

Ngày 30 tháng 8 năm 1916, thực dân Pháp cho thành lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng. Làng Mỹ Tú khi đó thuộc quận Châu Thành. Tuy nhiên, quận lỵ Châu Thành lại đặt tại làng Khánh Hưng (nay là thành phố Sóc Trăng).

Giai đoạn 1956-1976[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt Mỹ Tú là xã thuộc tổng Thuận Phú, quận Bố Thảo, tỉnh Ba Xuyên.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, quận Bố Thảo đổi thành quận Thuận Hoà thuộc tỉnh Ba Xuyên, đồng thời xã Mỹ Tú hợp với xã Thuận Hưng thành xã Mỹ Thuận.

Ngày 31 tháng 5 năm 1972, tái lập xã Mỹ Tú với các ấp: Mỹ Tân, Mỹ Thuận, Mỹ Lợi B, Thiện Tân, Thiện Tánh, Tân Mỹ và Tân Hoà[2].

Về phía chính quyền Cách mạng, xã Mỹ Tú vẫn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Sau đó, chính quyền cũng cho tách đất xã Mỹ Tú để thành lập thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (thị trấn huyện lỵ huyện Châu Thành).

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơthành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Châu Thành (thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ) được đổi tên thành huyện Mỹ Tú, do tỉnh Hậu Giang lúc này đã có huyện Châu Thành vốn trước đó thuộc tỉnh Cần Thơ.

Như vậy, từ năm 1976, Mỹ Tú trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang, bao gồm thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và 9 xã: An Ninh, Hồ Đắc Kiện, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Phú Mỹ, Phú Tâm, Thuận Hưng.

Ngày 23 tháng 12 năm 1988, địa giới hành chính của huyện Mỹ Tú có sự điều chỉnh như sau[2]:

  • Tách đất xã Long Hưng, An Ninh, Hồ Đắc Kiện và Mỹ Hương lập xã mới Thiện Mỹ.
  • Tách đất xã Hồ Đắc Kiện lập xã mới Thuận Hoà.
  • Tách đất xã Long Hưng lập xã mới Hưng Phú.
  • Tách đất xã An Ninh lập xã mới An Hiệp.
  • Tách đất xã Mỹ Phước, Phú Mỹ và Thuận Hưng lập xã mới Mỹ Thuận.
  • Tách đất xã Phú Tâm lập xã mới Phú Tân.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Mỹ Tú thuộc tỉnh Sóc Trăng, bao gồm thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và 15 xã: An Hiệp, An Ninh, Hồ Đắc Kiện, Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Phú Mỹ, Phú Tâm, Phú Tân, Thiện Mỹ, Thuận Hòa, Thuận Hưng.[3]

Ngày 30 tháng 10 năm 1995, sáp nhập một phần đất xã An Hiệp và xã An Ninh vào thị xã Sóc Trăng để thành lập mới phường 7.[4]

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP[5], về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú để thành lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:

  • Thành lập thị trấn Châu Thành trên cơ sở tách đất 2 xã: Thuận Hòa (603,80 ha) và Hồ Đắc Kiện (165 ha). Thị trấn Châu Thành có diện tích 768,80 ha và 8.592 nhân khẩu.
  • Thành lập huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh 23.632,43ha diện tích tự nhiên và 103.518 nhân khẩu của huyện Mỹ Tú (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Thuận Hòa, Hồ Đắc Kiện, An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm, Thiện Mỹ và thị trấn Châu Thành).

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Châu Thành, huyện Mỹ Tú còn lại 36.815,56 ha diện tích tự nhiên và 111.647 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (huyện lỵ nằm cách thành phố Sóc Trăng 20 km về hướng tây) và 8 xã: Mỹ Tú, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Hưng Phú, Long Hưng, Phú Mỹ, Thuận Hưng.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại huyện Mỹ Tú có 5 trường THPT gồm:

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệpđường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đi qua.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”.
  4. ^ Nghị định 70-CP
  5. ^ [1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]