Nguyễn Văn Trí (Mỹ Tho)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Trí
Chức vụ
Nhiệm kỳ1960 – 1965
Thông tin chung
Sinh1912
Mỹ Tho, Liên bang Đông Dương
Mất28 tháng 9, 1965(1965-09-28) (53 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Văn Trí (1912 - 28 tháng 09 năm 1965) (bí danh: Hai Trí) là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, Chính ủy Quân khu 7, Phó Chính ủy Quân khu 8, Xứ Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nông trường Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

- Tên thật: Nguyễn Văn Trí.

- Bí danh: Hai Trí

- Năm sinh: 1912 (trên giấy tờ 1913)

- Quê quán: tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Thời kì chống Pháp từ 1927 - 1954[sửa | sửa mã nguồn]

- Ông thi đỗ vào trường Collège de My Tho, là một trong hai trường trung học ở lục tỉnh Nam Kì lúc ấy, là bạn học cùng lớp của ông Phạm Hùng.

- Ông tham gia Cách mạng từ năm 1926, được ông Trần Nguyên Phụ (nguyên là lãnh đạo nghĩa quân Đề Thám) giới thiệu gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, và được cử đi học tại Trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

- Năm 1927, ông về nước. Năm 1929 gia nhập An Nam Cộng sản Đảng, trong Ban chấp hành Đặc ủy Hậu Giang cùng các ông: Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Thanh Sơn,… [1]

- 1930, Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, là tỉnh ủy viên Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre. Ông là người xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên của tỉnh Bến Tre [2]

- Năm 1931, ông bị bắt và kết án tử hình cùng với các ông Phạm Hùng, Nguyễn Văn Tây. Nhưng do phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong nước cùng với Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp, thực dân Pháp phải giảm án xuống chung thân khổ sai và đày ông đi Côn Đảo.[3]

- 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Mỹ Tho.

- 1946, ông là phó chính ủy Khu 8. Ông Nguyễn Văn Trí cùng với Nguyễn Văn Kỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười. Trong thời gian này ông đã xây dựng trường Quân Chính Khu 8.

- Cuối năm 1946, để tăng cường công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang, Xứ Ủy lâm thời điều động đồng chí Nguyễn Văn Trí từ khu 8 về làm Chủ nhiệm chính trị khu 7, Huỳnh Kim Trương làm Tham mưu trưởng.[4]

- 1946 - 1949, Ông làm Thường vụ khu ủy, Bí thư quân khu Ủy, Chính ủy khu 7 thay cho ông Trần Xuân Độ, trung tướng Nguyễn Bình làm tư lệnh[5].

- Cuối tháng 7 năm 1948, trên bờ kênh Năm Ngàn giữa chiến khu Đồng Tháp Mười, Đại hội đại biểu xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất được triệu tập. Ông được bầu làm Xứ Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ cùng các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thị Thập, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Phạm Thái Bường.

- 1949 – 1950, Ông về làm Khu ủy viên Khu 8, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 8.

- Năm 1950, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Tỉnh căn cứ Đồng Tháp Mười, ông được cử làm Bí thư tỉnh Ủy[6]

- Ngày 5 tháng 9 năm 1951, Trung ương thành lập Ban căn cứ địa Nam Bộ do ông Nguyễn Văn Trí làm Trưởng ban. Tại chiến khu Đ, Ban Căn cứ địa họp và xác định xây dựng một hệ thống căn cứ địa chính cho toàn chiến trường Nam Bộ, gần chiến khu Đ. Đó là các chiến khu: Minh Châu, Đồng Tháp Mười và U Minh.[7]

Sau Hiệp định Geneva 1954[sửa | sửa mã nguồn]

- 1954, ông được phân công làm Phó Chánh Văn phòng Ban thi hành Hiệp định đình chiến Trung ương, sau Ban đổi tên là Ban thi hành Hiệp định Geneva.

- 1957, Ông Nguyễn Văn Trí được phân công làm Phó trưởng ban Thống nhất TW, ông Phạm Hùng làm trưởng Ban.[8]

- Năm 1960, ông làm Thứ trưởng Bộ Nông trường nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với những đóng góp của ông trong thời kỳ này, ông được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động.

Ông từ trần ngày 28 tháng 9 năm 1965 tại Hà Nội.

Danh hiệu Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trung tuần tháng 9-1929 đã diễn ra sự kiện rất quan trọng đối với các tổ chức Đảng ở miền Hậu Giang. Đó là Hội nghị thành lập tổ chức "Đặc ủy An Nam Cộng sản đảng Hậu Giang" do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì và chỉ đạo bầu Ban chấp hành Đặc ủy, gồm đồng chí: Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Trí... do đồng chí Ung Văn Khiêm làm bí thư. [1]
  2. ^ Tại Bến Tre, tháng 4-1930, thực hiện quyết định của XUNK về việc xây dựng cơ sở Đảng ở đây, Tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho đã cử một Ban cán sự gồm 3 đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Văn Trí về hoạt động. [2] Lưu trữ 2012-01-27 tại Wayback Machine
  3. ^ “Theo cuốn "Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn". Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Theo cuốn Xứ Ủy Nam bộ với chiến khu Đồng Tháp Mười huyền thoại[liên kết hỏng]
  5. ^ Theo 65 năm Lịch sử phát triển Quân khu 7
  6. ^ Trên cơ sở Ban Kiến thiết Đồng Tháp Mười (do Xứ ủy lập năm 1947), năm 1950, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Tỉnh căn cứ Đồng Tháp. Xứ ủy chỉ định Tỉnh ủy Đồng Tháp gồm 9 người: ông Nguyễn Văn Trí (Hai Trí), Khu ủy viên Khu 8, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 8 làm Bí thư tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phát làm Phó Bí thư; Lê Văn Sơn Tỉnh là Ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính. [3][liên kết hỏng]
  7. ^ 5-9-1951 Trung ương thành lập Ban căn cứ địa Nam Bộ do ông Nguyễn Văn Trí làm Trưởng ban. Tại chiến khu Đ, Ban Căn cứ địa họp và xác định xây dựng một hệ thống căn cứ địa chính cho toàn chiến trường Nam Bộ, gần chiến khu Đ. Đó là các chiến khu: Minh Châu, Đồng Tháp Mười và U Minh. [4] Lưu trữ 2011-07-23 tại Wayback Machine
  8. ^ Căn cứ sắc lệnh số 037- SL ngày 26 tháng 7 năm 1957 sáp nhập Ban Quan hệ Bắc Nam và Ban Thống nhất thành một cơ quan lấy tên là Ban Thống nhất. Chỉ định vào Ban Thống nhất các ông: Ông Phạm Hùng làm trưởng ban, ông Nguyễn Văn Trí làm Phó trưởng ban, và ông Ngô Đức Đệ, Phó trưởng ban. [5]
  9. ^ Ngày 4/9/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 37/SL, tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất cho 29 cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có ông Nguyễn Văn Trí - Nguyên trưởng Ban Căn cứ địa Nam Bộ.[6][liên kết hỏng]