Ninh Tiến

Ninh Tiến
Xã Ninh Tiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDThôn Cổ Loan Trung
Thành lập1956[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°14′17″B 105°56′58″Đ / 20,23806°B 105,94944°Đ / 20.23806; 105.94944
Ninh Tiến trên bản đồ Việt Nam
Ninh Tiến
Ninh Tiến
Vị trí xã Ninh Tiến trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,18 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.426 người[2]
Mật độ1.241 người/km²
Khác
Mã hành chính14350[3]
Mã bưu chính431585

Ninh Tiến là một xã thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ninh Tiến nằm ở phía tây nam thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Xã Ninh Tiến có diện tích 5,18 km², dân số năm 2019 là 6.426 người[2], mật độ dân số đạt 1.241 người/km².

Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 3,5 km. Đây cũng là xã có tuyến đường Quốc lộ 1 mới tránh thành phố Ninh Bình (tức đường Nguyễn Minh Không) đi qua. Ninh Tiến nằm ở rìa phía đông của quần thể di sản thế giới Tràng An, nơi có sông Sào Khêsông Chanh chảy qua (rồi hợp lưu với sông Vân thành sông Vạc).

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ninh Tiến được chia thành 9 thôn: Cổ Loan Hạ 1, Cổ Loan Hạ 2, Cổ Loan Thượng, Cổ Loan Trung 1, Cổ Loan Trung 2, Hoàng Sơn Đông, Hoàng Sơn Tây, Phúc Sơn 1, Phúc Sơn 2.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất xã Ninh Tiến có từ thế kỷ thứ X, thế kỷ thứ XI.

Năm 1956, xã Ninh Tiến được thành lập trên cơ sở 5 thôn: Phúc Sơn, Hoàng Sơn, Phủ Võng, Cổ Loan, Phúc Trì thuộc huyện Hoa Lư.[1]

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 69-CP[5] về việc thành lập phường Nam Thành thuộc thị xã Ninh Bình trên cơ sở sáp nhập 44,87 ha diện tích tự nhiên và 1.207 nhân khẩu của thôn Phúc Trì, xã Ninh Tiến thuộc huyện Hoa Lư.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Tiến còn lại 518,29 ha diện tích tự nhiên và 4.047 nhân khẩu với 4 thôn: Phúc Sơn, Hoàng Sơn, Cổ Loan Trung, Cổ Loan Hạ.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2004/NĐ-CP[6] về việc chuyển xã Ninh Tiến thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2007/NĐ-CP[7] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình và xã Ninh Tiến trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Năm 2009, xã Ninh Nhất được chia làm 9 thôn: Phúc Sơn 1, Phúc Sơn 2, Hoàng Sơn Đông, Hoàng Sơn Tây, Cổ Loan Trung 1, Cổ Loan Trung 2, Cổ Loan Thượng, Cổ Loan Hạ 1, Cổ Loan Hạ 2.[1]

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Ninh Tiến nổi tiếng là một vùng quê có truyền thống hiếu học. Đến nay xã đã có nhiều người giữ cương vị lãnh đạo như:

  • Nguyễn Thị Thu Hà: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
  • Lê Văn Bàng: Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
  • Thiếu tướng Hoàng Văn Thạ: Nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Pháo Binh
  • Hoàng Xuân Khuyên: Nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh Ninh Bình
  • Thiếu tướng Hoàng Lượng: Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3
  • Đại tá Hoàng Văn Trực: Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về kinh tế - Bộ Công an
  • Thiếu tướng Hoàng Thuận: Phó Tư lệnh Pháo Binh
  • Thiếu tướng Hoàng Cao Tánh: Nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, Cục Trưởng Cục An ninh Xã hội, Tổng cục An ninh, Bộ Công An
  • Nguyễn Hoàng Hiệp: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Thiếu tướng Tống Mạnh Chinh: Giám đốc bệnh viện 30 tháng 4 thuộc Bộ Công An
  • NSƯT - Đại tá Nguyễn Quang Mạo: Một người con của quê hương Ninh Tiến, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc, nghệ thuật của nước nhà. Bài hát nổi tiếng về Ninh Tiến: "Ninh Tiến quê hương yêu dấu".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Sơ lược về xã Ninh Tiến”. Trang thông tin điện tử xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
  2. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Nghị định 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  6. ^ “Nghị định 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 1 năm 2004.
  7. ^ “Nghị định 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]