Quan hệ Áo – Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quan hệ Austria–Vietnam
Bản đồ vị trí Austria và Vietnam

Áo

Việt Nam

Quan hệ Việt Nam – Áo là quan hệ song phương giữa Cộng hòa ÁoCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Áo đã đặt Đại sứ quán của mình tại Hà Nội và Việt Nam cũng đã đặt Đại sứ quán của mình tại Viên. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập từ ngày 1 tháng 12 năm 1972.[1][2]

Lịch sử tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Vienna
Đại sứ quán Áo và lãnh sự quán Monaco tại Hà Nội

Năm 1972, khi chiến tranh ở Việt Nam còn chưa kết thúc, Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhiều người dân Áo đã xuống đường tuần hành ủng hộ Việt Nam. Trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hệ hai nước không ngừng phát triển. Đỉnh cao trong quan hệ là chuyến thăm Áo cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6 năm 2008, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.[3][4] Áo ủng hộ Việt Nam ứng cử vào HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam ủng hộ Áo ứng cử HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2009-2010. Tổng thống Áo Heinz Fischer cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm 2012.[5][6]

Ngày 1 tháng 12 năm 2022 là kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.[7][8]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Schallenberg gặp người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn tại Vienna. ngày 28 tháng 9 năm 2022

Thương mại song phương giữa hai nước những năm gần đây có phát triển nhưng còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo là giầy dép, máy vi tính, hàng dệt may, linh kiện điện tử, túi xách, va li, đồ gỗ... và nhập từ Áo chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, tân dược, gỗ và các sản phẩm gỗ.[2]

Kim ngạch thương mại hai nước năm 2011 đạt 626,89 triệu USD (trong đó Việt Nam Nhập từ Áo 461,53 USD và xuất sang Áo 165,36 USD) tăng gần 2,4 lần so với năm 2010 (chỉ đạt 267,41 USD).[9][2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Österreich, Außenministerium der Republik. “Lịch sử quan hệ Áo – Việt Nam”. www.bmeia.gv.at. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c “Giới thiệu về quan hệ Việt Nam – Áo”. Đại sứ quán Việt Nam tại Áo. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt đầu chuyến thăm Áo”. tapchicongsan.org.vn. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ baochinhphu.vn (3 tháng 6 năm 2008). “Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là tiền đề quan trọng cho mối quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Áo”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ “Tổng thống Cộng hòa Áo thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ song phương”. vnembassy-vienna.mofa.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ “Tổng thống Cộng hòa Áo Heinz Fischer bắt đầu chuyến thăm Việt Nam”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “Việt Nam – Áo: Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”. dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ “Làm sâu sắc hơn nữa hợp tác Việt Nam - Áo | Tạp chí Tuyên giáo”. tuyengiao.vn. 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ “Còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Áo”. moit.gov.vn. 30 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.