Sói thảo nguyên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sói thảo nguyên
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Canis
Loài (species)Canis lupus
Phân loài (subspecies)C. l. campestris
Danh pháp hai phần
argunensis (Dybowski, 1922)[1]
  • bactrianus (Laptev, 1929)[2]
  • cubanenesis (Ognev, 1923)[2]
  • desertorum (Bogdanov, 1882)[2]
    Dwigubski, 1804
Phạm vi phân bố của phân loài C. l. campestris
Phạm vi phân bố của phân loài C. l. campestris

Sói thảo nguyên (Canis lupus campestris), hay còn được biết đến là Sói Biển Caspi là một Phân loài sói xám có nguồn gốc từ thảo nguyên Caspi, các vùng thảo nguyên Kavkaz, hạ vùng Volga, phía nam của Bắc Kazakhstan cho tới trung lưu sông Emba, vùng phía Bắc dãy Ural, và các vùng thảo nguyên thấp tại Các quốc gia hậu Xô viết ở châu Âu. Nó cũng có thể được bắt gặp ở bắc AfghanistanIran, đôi khi là ở những thảo nguyên của RumaniHungary.[1] Cuốn tiểu thuyết Sói thảo nguyên của nhà văn người Đức Hermann Hesse chính là được lấy từ loài động vật này.

Rueness cho rằng loài sói thảo nguyên ở Kavkaz không đủ khác biệt về mặt di truyền để có thể coi là một phân loài, nhưng có thể coi là một hình thái học đại diện địa phương của loài Sói xám.[3] Ở Kazakhstan, người dân nuôi giữ chúng như là chó bảo vệ.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có kích thước trung bình, nặng 35–40 kg (77–88 lb), do đó hơi nhỏ hơn so với sói Á-Âu và lông của nó thô và ngắn hơn. Các chi có màu xám nhạt, và lưng có màu xám hoặc nâu nhạt kết hợp với màu đen mạnh mẽ. Lông trên vai thường không vượt quá 70–75 mm. Loài sói thảo nguyên ở Trung Á và Kazakhstan có xu hướng có nhiều tông màu đỏ hơn. Hộp sọ chúng dài 224–22 mm và rộng 128–152 mm. Chúng thi thoảng là loài cuồng sát gây ra cái chết cho nhiều con Hải cẩu Caspi.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Mammals of the Soviet Union Vol.II Part 1a, SIRENIA AND CARNIVORA (Sea cows; Wolves and Bears), V.G Heptner and N.P Naumov editors, Science Publishers, Inc. USA. 1998. ISBN 1-886106-81-9
  2. ^ a b c Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Kopaliani, N.; Shakarashvili, M.; Gurielidze, Z.; Qurkhuli, T.; Tarkhnishvili, D. (2014). “Gene Flow between Wolf and Shepherd Dog Populations in Georgia (Caucasus)”. Journal of Heredity. 105 (3): 345. doi:10.1093/jhered/esu014. PMID 24622972.
  4. ^ “Kazakhstan: Villagers use 'guard wolves' for protection”. BBC. ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ Rumyantsev, V. D. and L. S. Khuraskin. 1978. New data on the mortality of the Caspian seal due to wolves. Page 187 in Congress of the All-Union Theriological Society, 2nd (P. A. Panteleev, et al. eds.). Nauka, Moscow, USSR. ZR 116(19):5669

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]