Scarus festivus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Scarus festivus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Scaridae
Chi (genus)Scarus
Loài (species)S. festivus
Danh pháp hai phần
Scarus festivus
Valenciennes, 1840
Danh pháp đồng nghĩa
  • Callyodon lunula Snyder, 1908
  • Callyodon verweyi de Beaufort, 1940

Scarus festivus là một loài cá biển thuộc chi Scarus trong họ Cá mó. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1840.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "vui mắt", không rõ hàm ý, có lẽ đề cập đến việc cá đực có nhiều màu sắc[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ Dương, S. festivus được ghi nhận dọc theo bờ biển Đông Phi, bao gồm Madagascar và những đảo quốc xung quanh, trải dài về phía đông đến Maldivesquần đảo Chagos[1].

Thái Bình Dương, từ vùng biển Nha Trang (Việt Nam), S. festivus được ghi nhận trải dài đến vùng biển các nước Đông Nam Á hải đảo và một số đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương; phía bắc giới hạn đến quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara (Nhật Bản)[1].

Môi trường sống của S. festivus là các rạn san hô viền bờrạn san hô trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

S. festivus có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 45 cm[3]. Cá đực có màu xanh lục; vảy có viền màu cam. Trán có bướu lớn nhô lên rõ rệt. Đầu có các vệt màu xanh lục lam bao quanh miệng, băng qua mắt, cũng như trên mõm và dưới cằm. Vây đuôi có thùy dài và nhọn, có dải viền màu cam tạo thành hình lưỡi liềm; rìa sau của đuôi có màu lục lam. Cuống đuôi có thể có đốm màu vàng. Vây lưng và vây hậu môn cùng hai thùy đuôi có dải rìa ngoài màu xanh lam. Vây lưng và vây hậu môn có dải màu cam ở giữa[4][5].

Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 14[3][4].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của S. festivus chủ yếu là tảo, đôi khi chúng ăn cả san hô[1].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

S. festivus chủ yếu được đánh bắt thủ công và được bán ở các chợ cá[1].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f G. Allen; O. Gon (2012). Scarus festivus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T154677A17895868. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T154677A17895868.en. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Scarus festivus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b D. R. Bellwood (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3482. ISBN 978-9251045893.
  5. ^ Corinna Sommer; Wolfgang Schneider; Jean-Maurice Poutiers (1996). The Living Marine Resources of Somalia. FAO. tr. 293. ISBN 978-9251037423.