Thành phố Hồ Chí Minh (HQ-183)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành phố Hồ Chí Minh (HQ-183)
Hai chiếc tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh (HQ-183) và Hà Nội (HQ-182) di chuyển cùng nhau
Lịch sử
Việt Nam
Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh (HQ-183)
Đặt tên theo Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất của Việt Nam
Đặt hàng 14 tháng 12 năm 2009
Xưởng đóng tàu Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi, Sankt-Peterburg, Nga
Hoàn thành 2013
Nhập biên chế 3 tháng 4 năm 2014
Hoạt động 2014 - nay
Cảng nhà Cảng Cam Ranh
Tình trạng Đang hoạt động
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu ngầm lớp Kilo loại 636
Kiểu tàu Dự án tàu ngầm 636
Trọng tải choán nước
  • 2.350 tấn (khi nổi)
  • 3950 tấn (khi lặn)
Chiều dài 73,8 m (242 ft)
Sườn ngang 9,9 m (32 ft)
Mớn nước 6,6 m (22 ft)
Động cơ đẩy
  • 2 × động cơ 3650 hp điện-diesel
  • động cơ 1 x 5900 hp
  • 2 x động cơ phụ trợ 204 hp
  • 1 x động cơ tốc độ kinh tế 130 hp
Tốc độ
  • Nổi: 10 hải lý trên giờ (19 km/h)
  • Nạp khí: 9 hải lý trên giờ (17 km/h)
  • Lặn: 17 hải lý trên giờ (31 km/h)
Tầm xa
  • Nạp khí: 6.000 mi (9.700 km) ở vận tốc 7 kn (13 km/h)
  • Lạn: 400 dặm (640 km) ở vận tốc 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h)
Tầm hoạt động Lên đến 45 ngày với đội thủ thủy 52 người
Độ sâu thử nghiệm
  • Độ sâu vận hành: 240 m (790 ft)
  • Độ sâu tối đa: 300 m (980 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 7 sĩ quan và 61 thủy thủ[1]
Vũ khí
  • Tên lửa đất đối không 9M36 Strela-3 (SA-N-8)
  • Tên lửa hành trình và chống hạm 3M-54 Klub-S
  • Ngư lôi thụ động Type 53-65
  • Ngư lôi chống tàu ngầm TEST 71/76
  • 24 × mìn DM-1

Thành phố Hồ Chí Minh (HQ-183)tàu ngầm lớp Kilo chạy điện-diesel loại 636 Varshavyanka do Nga chế tạo. Đây là chiếc thứ hai trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua 2009. Tàu thuộc biên chế của Lữ đoàn Tàu ngầm 189, Quân chủng Hải quân Việt Nam. Cảng nhà tại Cam Ranh.

Đóng tàu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Liên bang Nga vào tháng 12 năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo), bao gồm cả việc huấn luyện thủy thủ đoàn cùng trang thiết bị và vũ khí.

Tàu được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty và lễ hạ thủy chính thức cũng tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi, thành phố Sankt-Peterburg, phía bắc Nga.

Bàn giao[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu đã được bàn giao và lên tàu hàng Rolldock Star (của Hà Lan) để về Việt Nam. Tàu đi từ Biển Baltic ra Đại Tây Dương, vòng qua châu Phi xuống Mũi Hảo Vọng để tới Ấn Độ Dương và khác với hành trình của tàu HQ-182, tàu đi qua Eo biển Sunda thay vì Eo biển Malacca. Do ảnh hưởng từ việc mở rộng tìm kiếm máy bay 370 của Malaysia Airlines tại Eo biển Malacca.

Ngày 3 tháng 4 năm 2014, lễ thượng cờ tàu HQ-183 cùng với HQ-182 được tổ chức tại Cảng Cam Ranh với sự tham dự của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sindhughosh Class”. Indian Navy. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.