Thảo luận:Giáo hoàng Phanxicô

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Tên chính thức[sửa mã nguồn]

Vatican chính thức dùng Franciscum hay Franciscus không có chữ I. Tôi nghĩ vấn đề này coi như được giải quyết. Nguồn này đủ mạnh để giải quyết sự mâu thuẫn của các tờ báo.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 21:29, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ừ, không có 2, mắc mới gì có 1 :) Tân (thảo luận) 04:33, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thống nhất đoạn mở đầu[sửa mã nguồn]

Bài viết này chắc chắn sẽ dài ra rất nhiều. Vì vậy một đoạn mở đầu có tính tóm tắt là một điều vô cùng cần thiết đối với các đọc giả "lười đọc". Nay thể theo cái nhu cầu này và hiện thời đoạn mở đầu chưa bao quát hết, tôi xin đề nghị đoạn mở đầu như sau:

  • Đoạn 1: (tóm tắt cực kỳ vắn tắt về Tân Giáo hoàng)
  • Đoạn 2: (tóm tắt cực kỳ vắn tắt về hành trạng thế tục và tôn giáo)
  • Đoạn 3: (tóm tắt về việc được bầu làm giáo hoàng, kỷ lục "lần đầu tiên", lễ đăng quang, Tông hiệu ...)
  • Đoạn 4: Quan điểm thần học, xu hướng (bảo thủ hay cấp tiến)... (CHƯA CÓ VIẾT)

Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus[1]; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio) là giáo hoàng thứ 266 và đương nhiệm của Giáo hội Công giáo Rôma.

Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires.[2] Ngày 11 tháng 3 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires và đến năm 2001 được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong hồng y vào năm 2001.

Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ đăng quang) sẽ được cử hành vào ngày 19 tháng 3, 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse[3]. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ phía Nam của châu Mỹ, đồng thời cũng là vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III)[4]; và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô.[5] Tông hiệu của ông, Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi.[6]


Xin mọi người cho ý kiến, sửa chữa, trước khi đưa nó vào bài.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 06:57, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ những thông tin về nơi sinh, gia đình, học hành, linh mục... đã được sắp xếp theo trình tự trong tiểu sử. Đoạn mở đầu chỉ cần tập chú vào chức vụ giáo hoàng với các thông tin liên quan, vì bài này viết về giáo hoàng, mà độc giả quan tâm chức vụ này là chính. Wikipedia là một bách khoa, mà bách khoa để tra cứu từng thông tin chứ không phải để nắm ý chính (key word) giống như báo chí. Cho nên, không cần quan tâm lo lắng cho đối tượng "lười đọc" vì họ lười đọc nghĩa là họ không có ý muốn tra cứu bách khoa.-- Trình Thế Vânthảo luận 07:56, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn chú ý tới cái "lười đọc" tôi bỏ ngoặc kép. Tôi không có ý những đọc giả đó không muốn tra cứu mà là họ ngại đọc một đoạn quá dài. Bạn biết rằng văn bản mà trên 120 chữ rất ít người muốn đọc huống chi đoạn thân bài lên tới cả vài ngàn, vài chục ngàn chữ.
Wikipedia khác với Bách khoa khác là nó có thể được viết vô cùng chi tiết và dài. Chính vì vậy quy định về đoạn mở đầu mới ra đời. Bạn thấy, đoạn mở đầu của Wikipedia nhiều khi chính là toàn bộ những gì một Bách khoa thông thường có.
Tôi không rõ bạn nghĩ rằng người đọc chỉ quan tâm tới chức danh Giáo hoàng thôi là tại sao. Nhưng theo các kiến thức báo chí mà tôi biết được, người đọc luôn tò mò về thành phần xuất thân của mọi "người quyền lực". Nếu xét theo góc nhìn Việt Nam, thì Giáo hoàng mới này sẽ càng mới lạ vì nói chung tôi chắc Giáo phẩm TCG và giáo dân nói riêng và dân chúng ở VN nói chung chắc chắn không bao giờ chú ý tới một Hồng y ở tận Nam Mỹ. Những cái râu ria chắc chắn sẽ rất nhiều người muốn biết.
Tôi vẫn nghĩ đoạn viết của mình chưa hoàn chỉnh, và rất mong bạn góp ý trước khi tôi đưa vào bài. Mục tiêu của tôi là nếu được thì bài viết này sẽ là Bài viết tốt trong vài tháng nữa. Và đoạn mở đầu chắc chắn phải có vì nó chính là một phần của Viết tốt. Nếu tương lai có thay đổi, ta sẽ lại sửa nó cho phù hợp.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 08:35, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không bác bỏ những phần về "xuất thân", ngược lại tôi cũng muốn càng có nhiều thông tin như vậy. Nhưng ý tôi là muốn sắp xếp nó theo trình tự ở bên dưới (từ khi nhỏ đến khi ở chức vụ này). Tôi cũng chưa thấy việc đó ảnh hưởng gì đến bố cục của nội dung của bài, cá nhân tôi nghĩ nó là hợp lý (vì nó sẽ tránh lặp lại ý ở bên trên). Bên cạnh đó, hộp thông tin bên cánh tay phải cũng đã nêu được những thông tin cơ bản. Một bài quá dài, Wikipedia thường có cách chia tách nó thành một bài riêng. Chính vì vậy, nếu một bài có phần mở đầu đã ôm đồm hết nhiều ý nhỏ, thì cách này trở nên vô dụng. Tôi đề nghị thêm một đoạn nhận định về tư tưởng cá nhân của ông nữa. -- Trình Thế Vânthảo luận 08:55, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đó không phải là ôm đồm, đó là tóm tắt những điểm quan trọng trong bài viết. Trong Wikipedia, đoạn mở đầu được dùng để giới thiệu về bài viết và tóm tắt những điểm quan trọng nhất (The lead serves as an introduction to the article and a summary of its most important aspects Lead section MoS) Đó là tại sao mọi bài viết tốt và hoàn chỉnh trên Wikipedia đều phải có đoạn mở đầu. Những cái thừa như cha ông tên gì, mẹ ông tên gì tôi đâu có đưa nốt vào đâu mà nó lại "ôm đồm". Bạn thử xem như bài chọn lọc Barack Obama nó cũng phải viết những điểm chính yếu trong cuộc đời của ông này dù sau đó trong thân bài đã có. Infobox là một phần độc lập do Info box gần như là một bản số liệu, nó không thể thay thế các câu văn được; tôi ví dụ bạn có thể thêm câu "ông lấy bằng Thạc sĩ Hóa ... rồi học Thần học" vào Infobox được không?
Nếu bạn muốn viết thêm tư tưởng, tôi nghĩ chúng ta lại phải có đoạn thứ 4. Và xin nhớ, bạn hãy viết càng vắn tắt càng tốt. Chi tiết hãy đưa vào phần thân bài.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:12, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nếu các bạn cần thì tôi xin dịch bài này từ tiếng Tây Ban Nha, bên kia viết khá đấy đủ. Trước đây từng có học tiếng TBN 3 năm nên thử xung phong dịch xem sao.--A (thảo luận) 08:58, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vậy thì tốt quá. Cảm ơn bạn!-- Trình Thế Vânthảo luận 09:03, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi dùng Google Translation thì thấy đoạn mở đầu của bên Tây Ban Nha khá là thừa, có 5 đoạn thì 3 đoạn nói về bầu Giáo Hoàng. A nếu có dịch nên chú ý, vì chắc chắn bên Tây Ban Nha sẽ viết thừa hơi nhiều do họ có tư liệu nguồn.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:18, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ ý kiến của TGCV. Đoạn mở đầu bài viết nên nêu vắn tắt về tiểu sử của giáo hoàng, để người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt những ý chính về cuộc đời ông này, khỏi phải gặp khó khăn khi đọc các đoạn (dài và chi tiết) trong bài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:20, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy phần mở đầu cứ để theo bên en, mình chỉ dịch phần tiểu sử--A (thảo luận) 09:21, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tình hình bên kia viết rồi lại xóa, hay ta cứ đợi khoảng tháng sau rồi tính sau--A (thảo luận) 10:10, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC):[trả lời]
Vậy tôi mới hy vọng vài tháng nữa bài này có thể "tốt", còn giờ thì nó sẽ thay đổi và bút chiến liên tục thôi.
Vì không ai bàn gì thêm, tôi đưa đoạn mở đầu đề nghị vào trong bài.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 13:54, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Sức khỏe[sửa mã nguồn]

Thông tin Ngài đã phẫu thuật cắt một lá phổi không thấy trong bài.27.77.83.43 (thảo luận) 11:44, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi đã thêm vào (với nguồn dẫn).--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 14:07, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chiếu theo quy tắc về bố cục trình bày cũng như sự hiện diện của các thông tin tiểu số, nguồn uy tín,... tôi đã xóa các loạt thuyết mà IP 113.161.81.56 nhiều lần thêm là thuyết tọa khuyết ra khỏi bài, vì nó không có sự phổ quát đáng kể để đưa thông tin vào bài, nhất là đầu bài, mà phù hợp hơn trong một bài viết nói về thuyết này. Mong rằng bạn không cố ý thêm lại các thông tin này vào bài. ✠ Tân-Vương  18:28, ngày 26 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]