Thảo luận:Hoàng Sa Tự

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Ctmt trong đề tài Giữ bài bằng mọi cách?
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Phong cách viết bài này (với một loạt đề mục tỉ mỉ nhưng nội dung trong mục thì cụt lủn) làm tôi nghĩ đến một loạt tài khoản người dùng mà lâu nay không thấy xuất hiện. Tmct (thảo luận) 09:35, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có những nơi khác để Tmct, DHN, ... bày tỏ sư suy đoán về một loạt tài khoản nào đó lâu nay không thấy xuất hiện.
Sự xuất hiện của một loạt tài khoản ám chỉ nào đó không liên quan đến nội dung bài này sẽ bị gạch xóa bất kể đó là lời thảo luận của ai. Hãy nhớ cho bài này là bài có treo tiêu bản {{sơ khai Việt Nam}} và ai thích làm cho nó đầy đủ hơn thì cứ việc bổ sung theo khả năng, chê bai là việc quá dễ, chê bai một bài mới khởi tạo càng dễ hơn. Lịch sử wikipedia đã từng có nhiều bài được khởi tạo chỉ với vài dòng và sau đó trở thành bài có chất lượng.Ngvc (thảo luận) 11:23, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
@ IP 92.230.49.237: việc một thành viên có nhiều tài khoản và viết bài không phải là việc bị cấm trên wikipedia đâu bạn. Việc vô cớ nghi ngờ và cản trở sự đóng góp của người khác thì mới đáng bị xếp vào thành tích công kích cá nhân và nên bị khóa tài khoản. Bạn và Tmct hãy chứng minh nếu không muốn bị người ta chê cười là "ăn ốc nói mò".Ngvc (thảo luận) 11:23, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Luật nào cấm tôi nhận xét về phong cách viết bài? Và quy định nào nói không được dùng trang thảo luận để nhận xét về phong cách viết bài?Tmct (thảo luận) 09:08, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wikipedia có quy định: "không lên giọng kẻ cả khi phê bình việc soạn thảo... không đưa đẩy người khác xa ra việc hoàn thiện bài mới khởi tạo, làm mọi người lâm vào môi trường tiêu cực chán nản bỏ cuộc hoặc khiêu khích họ rơi vào cạm bẩy đánh mất phép lịch sự, cuối cùng là bị tẩy chay hoặc bị cấm chỉ.Ngvc (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và mới có một nhận xét của tôi về văn phong đã đủ đề Ngvc suy diễn thành "nghi ngờ tài khoản con rối" sao? Suy diễn vậy thì xa quá đấy. Tại WP có cả loạt thành viên dùng nhiều hơn 1 tài khoản, chuyện đâu có "nhạy cảm" đến thế. ?Tmct (thảo luận) 09:08, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thành viên 92.230.49.237 đã lùi lại sửa đổi 2077248 của Ngvc với lý do "Ở đây chỉ cần nghi vấn (là con rối.., khỏi cần chứng) là tài khoản bạn có thể bị khóa vĩnh viễn rồi". Xem lại lịch sử trang thảo luận.Ngvc (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đó là để giải thích cho câu tôi viết mà Ngvc đã gạch đi. Wikipedia chưa có tiền lệ cho việc gạch xóa các câu thảo luận không vi phạm quy định đâu nhé. Tmct (thảo luận) 09:08, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xem lại quy định của wikipedia ở bên trên.Ngvc (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Lịch sử wikipedia đã từng có nhiều bài được khởi tạo chỉ với vài dòng và sau đó trở thành bài có chất lượng"
Lịch sử WP cũng có nhiều bài được khởi đầu bằng dạng đề mục nhiều hơn nội dung như bài này với kết cục là : người khởi tạo bài không viết tiếp, người khác cũng không viết tiếp, và bài kết thúc bằng việc bị xóa cho chất lượng kém.Tmct
Trù ẻo chi vậy. Tmct thích kết cục xấu đó à.Ngvc (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
PS. Phong cách và nội dung thảo luận của Ngvc không phải của thành viên mới. Không trách tôi không đối xử như với thành viên mới được đâu nhé.
Tmct (thảo luận) 09:13, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hãy đi vào trọng tâm của trang này. Không ai quan tâm chuyện thành viên cũ mới, cách cư xử gì của Tmct cả. Nên xem lại quy định đã có ở ngay bên trên. Nên tiết kiệm tài nguyên wikipedia và thì giờ của mọi người. Tôi không rảnh để cãi nhau chuyện không đâu, không ích lợi cho bài, cho cả tôi.Ngvc (thảo luận) 10:38, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trọng tâm đây: "Phong cách viết bài này (với một loạt đề mục tỉ mỉ nhưng nội dung trong mục thì cụt lủn) làm tôi nghĩ đến một loạt tài khoản người dùng mà lâu nay không thấy xuất hiện.".

Nếu Ngvc muốn tạo tiền lệ ngăn chặn cách bình luận kiểu như vậy thì hãy chứng minh câu trên vi phạm quy định của Wikipedia. (Kiểu dẫn quy định nhưng lại không chứng minh quy định áp dụng được, như Ngvc đã làm, không có hiệu quả) Gợi ý cách làm: "lên giọng kẻ cả" ở từ ngữ nào? "đẩy [Ngvc] xa ra việc hoàn thiện bài" cụ thể bằng cách nào? "khiêu khích [Ngvc] rơi vào cạm bẩy đánh mất phép lịch sự" ra sao? v.v....; nên chỉ ra các tiền lệ đã có tại Wikipedia về các trường hợp tương tự đã bị cộng đồng phê phán và chỉ ra sự tương đồng của "hành vi vi phạm"; nên có các thành viên có uy tín tỏ thái độ để phần buộc tội thêm phần thuyết phục..... Nếu Ngvc làm được việc này, tôi sẽ đề nghị cộng đồng chấp nhận ghi câu nói trên vào Wikipedia:Thái độ văn minh làm một trong các câu mẫu về hành vi vi phạm, vụ này sẽ thành tiền lệ để sau này đánh giá các bình luận xem có vi phạm quy định đó hay không.

Còn nếu Ngvc không định làm việc đó một cách dứt khoát, thì tôi không có lý do tiếp tục thảo luận chuyện này nữa, và trong tương lai (cũng như trong quá khứ và hiện tại), các bình luận như trên được chấp nhận. Ngvc muốn tiếp tục suy diễn những gì (kiểu như "trù ẻo") không phải việc của tôi. Tmct (thảo luận) 11:18, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi ? Miếu bây giờ không còn ?[sửa mã nguồn]

Theo như bài viết hiện nay:

  • Theo bà giáo sư công pháp quốc tế Monique, Chemillier - Gendreau trong cuốn sách "La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris, L’Harmattan, 1996, trang 207 thì "Cuộc khảo sát trái phép đầu tiên của Ngô Kính Vinh năm 1909 cho thấy ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá => Như vậy, miếu này có rất nhiều, chứ không chỉ 1 miếu ? Mà sao gọi là "khảo sát trái phép" ? "Monique, Chemillier và Ngô Kính Vinh" là ai ?
  • cách tòa miếu cổ Vạn lý Ba Bình 7 trượng. => Tức là ở đó còn ít nhất 1 miếu cổ khác nữa ?
  • Năm 1974 các nhà khảo cổ Trung Quốc còn nhìn thấy ngôi miếu cổ Hoàng Sa Tự trên đảo. => Tức là bây giờ miếu không còn nữa ?

--92.230.53.90 (thảo luận) 18:38, ngày 28 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Monique Chemillier-Gendreau, sinh năm 1935 tại Tananarive (Madagascar), có chồng và 4 con. Giáo sư khoa công pháp quốc tế trường Đại học Paris VII-Denis Diderot, trước đó là Giáo sư tại Đại học Reims 1967 đến 1983. Sách của bà (hoặc đồng tác giả) đã xuất bản:
  • "Introduction générale au droit". Paris. Eyrolles. 1990.
  • "Humanité et souverainetés. Essai sur la fonction du droit international". Paris, La Découverte, 1995.
  • "La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys", Paris, L'Harmattan, 1996.
  • "L’Injustifiable. Les politiques françaises de l’immigration ". Paris, Éditions Bayard. Bayard Société. 1998.
  • "Le droit dans la mondialisation". Actuel Marx. Presses Universitaires de France. 2001.
  • "Droit international et démocratie mondiale : les raisons d'un échec". Éditions Les Indes Savantes. Paris. 2002.
  • "Le Vietnam et la mer". Éditions Les Indes Savantes. Paris. 2002.Luật sư Nhân (thảo luận) 04:45, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo TS Nguyễn Nhã trong RFI Cuộc khảo sát diễn ra sau đó (của chính quyền Quảng Châu), có mặt cả người Đức, đă rời Hồng Kông vào ngày 21-5-1909 và về Quảng Châu vào ngày 9-6-1909 là trái phép đối với chính phủ bảo hộ Pháp, hoặc trang 2. Chính quyền Nhà Thanh đuổi được nhóm thương gia người Nhật Nishizawa Yoshiksugu chiếm giữ đảo Pratas trong 3 tháng (từ 2-7-1907). Cũng bắt đầu từ đó, chính quyền Quảng Đông đặt tên Pratas là Đông Sa, vốn là tên một đảo ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, đã được ghi rất rõ trên bản đồ "Duyên hải toàn đồ" trong sách Hải quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh (1730) và chuyển luôn toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thành Tây Sa. Chắp râu ông nọ cắm cằm mụ kia. Tổng đốc Quảng Đông Ngô Nhân Tuấn phái người đi khảo sát như vậy là "trái phép".
"Các ngư dân Việt Nam mang cả vợ con đến sống ở Hoàng Sa, bị đối xử tàn tệ, vợ con bị bắt đến Hải Nam" theo [Monique, Chemillier-Gendreau, sđd, Paris, L’Harmattan, 1996, p. 210] : sau đó không rõ có cho người gọi điện bắt chuộc tiền không nữa. Quan lại nhà Thanh của Hoàng thượng Càn Long, Hoàng thượng Ung Chính hồi đó thật là tệ hại chẳng khác gì cướp biển Somali "thời nay" mấy tí. Luật sư Nhân (thảo luận) 05:18, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là "phát hiện" nhằm nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu "Hoàng Sa Tự" ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam. Bởi Trung Quốc không hề có tên Hoàng Sa và đã trùng khớp với việc xây miếu thờ ở Hoàng Sa từ lâu và kể cả thời Minh Mạng sau này của Việt Nam." RFI. Bây giờ ở đó có khu du lịch biển, ngắm san hô, spa tuyệt vời rất nhiều gái đẹp nhé, nhưng chỉ dành cho khách xịn thật là "thân hữu" hoặc người có quốc tịch Trung Quốc.Luật sư Nhân (thảo luận) 05:25, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi tạm dời đi những thông tin mà LS Nhân mới đưa vào bài, vì hoàn toàn không liên quan đến chủ đề. Nếu muốn, LS Nhân có thể đưa những thông tin đó vào bài khác, mục khác. Cũng cảm ơn trả lời của LS Nhân, như vậy chữ "trái phép" là quan điểm cá nhân do ông Nguyễn Nhã dẫn lại của bà Monique Chemillier-Gendreau. Việc qua tên một ngôi miếu (Hoàng Da Tự hay Miếu Cát Vàng) chưa đủ xác dịnh chủ quyền đảo (vì theo bài viết, ở đó còn những miếu khác như là Vạn lý Ba Bình... và mỗi đảo có 1 miếu...) mà cần chứng minh rõ ràng là miếu đó do chính quyền VN xây cất (có sách vở nào ghi rõ năm vua Minh Mạng cho xây miếu và miếu do vua Minh Mạng xây đó chính là miếu Hoàng Sa ? và miếu này là cổ nhất ở Hoàng Sa hay chưa ?). Trong bài viết trên của ông Nguyễn Nhã cũng ghi rõ báo cáo của lãnh sự Pháp Beauvais năm 1909: "... vấn đề này khiến chính phủ Trung Hoa chú ý đến các nhóm đảo khác nằm dọc bờ biển của Thiên Triều và tới một mức độ nhất định có thể được coi như một bộ phận của Thiên triều, trong đó có quần đảo Paracels", như thế vào thời điểm đó, có một bộ phận trong chính quyền thuộc dịa Pháp không rõ về chủ quyền Hoàng Sa. Nhưng những điều này không nằm trong chủ đề bài viết này, mà có thể mang qua bài Hoàng Sa hay đảo Phú Lâm. Còn mấy câu hỏi sau, liên quan đến chủ đề, mong ai đó trả lời nốt:

  • Theo bà giáo sư công pháp quốc tế Monique, Chemillier - Gendreau trong cuốn sách "La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris, L’Harmattan, 1996, trang 207 thì "Cuộc khảo sát trái phép đầu tiên của Ngô Kính Vinh năm 1909 cho thấy ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá => Như vậy, miếu này có rất nhiều, chứ không chỉ 1 miếu ?
  • cách tòa miếu cổ Vạn lý Ba Bình 7 trượng. => Tức là ở đó còn ít nhất 1 miếu cổ khác nữa ?
  • Năm 1974 các nhà khảo cổ Trung Quốc còn nhìn thấy ngôi miếu cổ Hoàng Sa Tự trên đảo. => Tức là bây giờ miếu không còn nữa ? 92.230.52.52 (thảo luận) 19:21, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tạm dời[sửa mã nguồn]

Thành viên 92.230.52.52 viết: "Tôi tạm dời đi những thông tin mà LS Nhân mới đưa vào bài, vì hoàn toàn không liên quan đến chủ đề": thành viên vô danh này IP 92.230.52.52 đã sử dụng quyền "mở" để sửa chữa bài trên wiki. Nhưng không rõ vì sao 92.230.52.52 lại cho rằng các đóng góp đó hoàn toàn không liên quan tới chủ đề? Lại nữa, các thông tin đó đều có nguồn kèm theo cả. Các thành viên khác sẽ không hiểu các nội dung đã bị cắt là nội dung gì thì làm sao mà thảo luận? Tôi tạm dời các có nguồn mà Thành viên 92.230.52.52 đã "tạm dời". Thành viên 92.230.52.52 cứ từ từ mà đem ra bàn vì sao, vì sao nhé, lúc đó xóa đâu có muộn. Bài đang biểu quyết xóa đừng cắt bớt thông tin nhé. Luật sư Nhân (thảo luận) 03:01, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị 92.230.52.52 trả bài lại những đoạn đã bị dời ra khi chưa được cộng đồng nhất trí. Nếu 92.230.52.52 không làm, cộng đồng sẽ đề nghị các BQV phân xử việc này. Bài này đã được biểu quyết giữ. --Sam-2MT 04:03, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thảo luận nội dung từng đoạn bị cắt[sửa mã nguồn]

Câu 1[sửa mã nguồn]

  • "Nhằm phục vụ việc thờ cúng thần linh cũng như để thuyền bè qua lại dễ nhận ra đảo (tránh đâm vào đảo). Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi xây ngôi miếu Hoàng Sa và lập bia trên đảo vào năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834). Nhưng vì sóng to gió lớn không làm được, nên vào tháng 6 năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sai Cai đội Thủy quân Phạm Văn Nguyên đem thợ Giám thành[1]cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, dựng bia trên đảo Hoàng Sa năm Minh Mạng thứ 16 (1835) [2]."
    • Câu này cho biết chủ trương và kế hoạch chuyến đi. Cái sự phải hoãn thi hành chính sách do sóng to gió lớn giải thích vì sao không xây miếu trên đảo Bạch sa như đã dự định vào năm 1834 mà phải xây vào năm sau 1835 trên đảo Phú Lâm.

Câu 2[sửa mã nguồn]

  • "Tỉnh Quảng Ngãi được chính thức thành lập (là đơn vị cấp tỉnh) vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13). Theo "Đại Nam thực lục" của Quốc sử quán triều Nguyễn, và cả những ghi chép trong "Hải Nam tạp trứ" của Thái Đình Lan - một nho sinh Đài Loan bị gió bão đánh trôi giạt vào bờ biển tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm này - lúc bấy giờ tỉnh Quảng Ngãi chưa có quan Tuần phủ riêng, tiến sĩ Phan Thanh Giản là người kiêm chức Tuần phủ Nam - Ngãi (cả Quảng Nam lẫn Quảng Ngãi, nhưng chỉ đóng dinh thự ở Quảng Nam). Hai vị quan trực tiếp xử lý toàn bộ công việc chính trị, hành chính, chính sự, quân sự...tại Quảng Ngãi là Bố chánh (mà lúc đó Ty Bố chánh gọi là Ty Phiên) và Án sát (Ty Án sát gọi là Ty Niết). Hai ty Phiên và Niết đều đặt tại tỉnh thành Quảng Ngãi. Bố chánh Quảng Ngãi 1834 là Lê Nguyên Trung, rồi sau đó là Trương Văn Uyển, năm 1835 là Tôn Thất Bạch; Án sát Quảng Ngãi năm 1834 là Nguyễn Đức Hội và năm 1835 là Đặng Kim Giám[3]."
    • Câu này cho biết đơn vị địa phương chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị trung ương thực hiện chánh sách xây miếu Hoàng Sa Tự đồng thời cho biết luôn tên tuổi lãnh đạo địa phương hồi đó. Tức từ lúc có kế hoạch (1834) đến lúc thực hiện (trong cả 2 năm 1834 và 1835).

Câu 3[sửa mã nguồn]

  • "Hằng năm cứ vào hạ tuần tháng giêng là các phái viên, biền binh xuất quân ở kinh thành, để đến thượng tuần tháng 2 là đến Quảng Ngãi và đến hạ tuần tháng 3 là đi Hoàng Sa[2].
  • "Sách "Đại Nam thực lục" ghi: Ngoài số binh thuyền ở kinh thành phái vào, ở Quảng Ngãi (lẫn Bình Định) còn chuẩn bị thêm 3- 4 chiếc thuyền nhẹ của dân địa phương. Văn bản cổ họ Đặng cho biết trường hợp tỉnh Quảng Ngãi năm 1834 đã chuẩn bị 4 thuyền, trong đó có 1 thuyền dành riêng cho ông Võ Văn Hùng đi với 8 thủy thủ ở tỉnh Quảng Ngãi[2]."
    • Câu này cho biết "theo thông lệ" cách thức và thời gian đi Hoàng Sa nói chung (từ các năm lân cận nằm 1835) để người đọc có thể hình dung về chuyến đi năm 1835. Nếu có thông tin chính xác về chuyến đi năm 1835 là tháng 6 năm 1835 và số thuyền là... chiếc đi nữa cũng không thể gọi câu trên là dư thừa và cần phải xóa. Câu này cho người đọc biết vì sao đoàn đi năm 1835 bị gọi là trễ và lãnh đạo đoàn bị phạt đến 80 trượng.

Câu 4[sửa mã nguồn]

  • "Hướng dẫn: Võ Văn Hùng; đà công: Đặng Văm Siểm [2]."
    • Đã có nguồn xác định tên tuổi và quê quán của người hướng dẫn và đà công của chuyến đi 1835 xậy cất miếu Hoàng Sa Tự vậy mà bị xóa vì không liên quan đến chủ đề? Vậy thợ thuyền nào biết bay từ trên trời rơi xuống xây cất Hoàng Sa Tự?

Câu 5[sửa mã nguồn]

  • "Châu bản tập Minh Mạng số 54 cho biết, ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua đã ra chỉ dụ thưởng phạt cho những người Hoàng Sa vào năm này như sau[2]: chuyến đi Hoàng Sa (Ất mùi - 1835) Minh Mạng thứ 16 về chậm trễ, đo vẽ bản đồ chưa chu toàn, cai đội Phạm Văn Nguyên và các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoàng bị phạt mỗi người 80 trượng[3]."
  • "Chuyến đi Hoàng Sa (Ất mùi - 1835) Minh Mạng thứ 16: Võ Văn Hùng(là người thuộc gia tộc họ Võ (Văn) tại làng An Vĩnh, một dòng họ có nhiều người đi Hoàng Sa trong nhiều thế kỷ) và Phạm Văn Sanh là những người có công trong việc hướng dẫn binh thuyền, tận tâm đo đạc hải trình nên được thưởng mỗi người 1 quan Phi Long ngân tiền. Các dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định cùng đi mỗi người cũng được thưởng 1 quan tiền[3]. Theo lệ hồi đó nếu trong đoàn có người bị chết thì bó xác bằng một đôi chiếu, 7 sợi dây mây, 7 chiếc đòn tre rồi thả trôi trên biển[3]"
    • Chuyến đi năm 1835 có nhiều mục đích khác nữa chứ không riêng việc xây cất miếu Hoàng Sa Tự. Trong đoàn, lãnh đạo bị phạt đến 80 trượng, còn người khác và dân binh lại được khen thưởng. Nó cũng cho biết người đi xây miếu biết rõ họ có khả năng bị chết rất cao và chết thì cũng bị mất xác luôn, khác hẳn các tai nạn lao động khi xây miếu trên đất liền. Xin nói rõ là việc phạt và khen này là chung cho cả chuyến đi 1835 chứ không riêng việc xây cất miếu Hoàng Sa Tự, nhưng thông tin chung này vì sao lại xếp vào loại thông tin không liên quan đến chủ đề Hoàng Sa Tự. Việc xây cất Hoàng Sa Tự cũng đã gần 200 năm đến nay vẫn có được một số thông tin ít ỏi về chuyến đi đó cũng là may lắm rồi.Luật sư Nhân (thảo luận) 03:48, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
  1. ^ Giám thành: theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 143, từ năm Minh Mạng thứ 3 vua chuẩn bản tấu của Bộ Công: Chiêu mộ dân ngoại tịch ở các doanh trấn, người nào am hiểu đồ họa, xét quả thực tài, cho bổ vào vệ giám thành. Giám thành được tổ chức thành vệ ở kinh thành càng ngày càng hoàn chỉnh. Năm Minh Mạng thứ 14, tấu của Bộ Công được chuẩn: Vệ giám thành lệ thuộc ty Hộ thành binh nữa, chuyên việc vẽ đồ bản và chỉ bảo cách thức xây dựng. Vệ giám thành chia thành đội, khoảng 4 đội, có khi tới 10 đội. Mỗi đội gồm 50 người là đúng biên chế, có khi thiếu người chỉ gồm 20, 30, 40 người
  2. ^ a b c d e Khám phá mới trong văn bản cổ lệnh Hoàng Sa - Kỳ 2 Chủ Nhật, 26/07/2009, 12:42 TS Nguyễn Đăng Vũ
  3. ^ a b c d Khám phá mới trong văn bản cổ lệnh Hoàng Sa Thứ Bảy, 18/07/2009, 10:54 TS. Nguyễn Đăng Vũ

Giữ bài bằng mọi cách?[sửa mã nguồn]

Trước hết là tình trạng bài gồm 1 loạt các tiểu mục 1 dòng, thậm chí có tiểu mục có nội dung gồm 2 chữ, là không chấp nhận được, đọc cực kì phản cảm! Bài cần nội dung có giá trị, không cần kéo cho dài một cách giả tạo!

Tiếp đó, tôi đọc mãi phần dài ngoằng mà ai đó đã thêm vào để bảo vệ bài mà không thấy đoạn đó nói là nó có liên quan gì đến Hoàng Sa Tự - chủ đề của bài. Có một câu nói đến 1 ngôi miếu, nhưng không rõ miếu nào (Hoàng Sa Tự hay Vạn lý Ba Bình?) Tại sao không đặt các thông tin đó vào một bài khác? Hoàng Sa thời nhà Nguyễn chẳng hạn?

Xin đừng cố giữ bài theo kiểu này. Bài chỉ cần 3-4 dòng và đặt tiêu bản sơ khai là ổn, miễn là nội dung tử tế và có nguồn chú thích. Ctmt (thảo luận) 22:54, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giữ bài bằng mọi cách cũng tốt. Quy định của wikipedia không cấm điều đó. Các thông tin đưa vào nếu không có nguồn dẫn thì Ctmt có quyền đặt tiêu bản {{Cần dẫn chứng}} và sau một thời gian nhất định để xóa đi.
Không có một ai có thể đọc mà biết hoặc hiểu hết nội dung của tất cả các bài bách khoa trên wikipedia cho dù họ có là tiến sỹ "đại tài". Đó là một quy luật "bất khả tri" về kiến thức nhân loại, vì vậy không thể phán ngang xương "tôi không hiểu khi đọc" ---> tôi xóa. Thành viên Ctmt cần đặt câu hỏi trong phần thảo luận "cái gì đây" cho cái sự đọc mà chẳng hiểu gì của mình.

Cụ thể thành viên Ctmt đã xóa các nội dung "không liên quan đến Hoàng Sa tự" sau:

  1. Khác với thông lệ chùa miễu do bá tánh phát tâm thiện nguyện cúng dường đóng góp và mà có. Ngôi miếu có tên Hoàng Sa tự ở đảo Phú Lâm do Nhà nước xây theo một chủ trương chung và không chỉ một cái. Như ở Đảo Hoàng Sa vẫn có ngôi miếu cổ chứ không chỉ đảo Phú Lâm.
  2. Các miểu cổ này do ngân sách nhà nước bỏ ra xây dựng.
  3. Song chi phí xây cất chỉ là một chuyện nhỏ. Đặc thù địa điểm xa xôi, hiểm nguy, vắng vẻ, khan hiếm nước ngọt và lương thực, vật liệu xây cất mới là vấn đề lớn. Ngay thời điểm văn minh hiện đại hiện nay có tàu sắt, radar khí tượng thủy văn, cần cẩu mà ở quần đảo Trường Sa việc xây cất chùa miễu, nhà thờ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cũng còn vô cùng khó khăn. Hehe!! ngay cả cái ăn của bộ đội còn lo không đủ nữa là.
  4. Việc xây dựng các ngôi chùa, miếu Hoàng Sa trên quần đảo Hoàng Sa là một chủ trương của Nhà nước Việt Nam thời phong kiến Nhà Nguyễn.
  5. Cấp cao nhất ra lệnh xây chùa, miếu trên quần đảo Hoàng Sa nói chung là vua Minh Mạng, và nói riêng trên đảo Phú Lâm cũng là vua Minh Mạng. Kế hoạch xây cất là năm 1834, do gặp khó khăn thời tiết, nên năm 1835 mới thực hiện.
  6. Cấp thực hiện ở Trung ương là Bộ Công và Bộ Binh.
  7. Cấp thực hiện ở địa phương Quảng Ngãi không phải là tuần phủ Phan Thanh Giản mà là Lê Nguyên Trung, Trương Văn Uyển và Nguyễn Đức Hội vào năm 1834 (chưa thực hiện được); và Tôn Thất Bạch Đặng Kim Giám (năm 1835).
  8. Lực lượng quan binh cụ thể trong năm 1835, là năm xây cất Hoàng Sa tự ở đảo Phú Lâm, do Cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên chỉ huy (chắc khoảng 70 -80 người) hướng dẫn đường Võ Văn Hùng, lái thuyền dẫn đường Đặng Văm Siểm, hậu cần Võ Văn Dũng(?)(chuyến đi này còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nữa chứ không chỉ riêng việc xây miếu)
  9. Thời gian chung cho cả chuyến đi 1835.
  10. Thưởng phạt chung cho cả chuyến đi 1835 (trong đó có xây miễu Hoàng Sa ở đảo Phú Lâm là chủ đề của bài viết này).

Bi nhiêu thông tin trên đã bị thành viên Ctmt cắt đi vì nội dung của nó "không tử tế"!

Ngậm miệng (thảo luận) 04:39, ngày 15 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

  1. Hãy bỏ thói chụp mũ khi muốn tranh luận tại Wikipedia. Tôi đã nói các thông tin bị cắt "không tử tế" khi nào?
  2. Hãy đọc lại tên bài. Bài viết về ngôi miếu ở Hoàng Sa chứ không nói về Hoàng Sa nói chung và quy trình thủ tục ra Hoàng Sa hàng năm (giống như khi viết về tháp Rùa thì đừng dành đến 9/10 bài để nói về Hà Nội). Nếu những thông tin tôi cắt ra ngoài thực sự nói về cái miếu, thì hãy viết lại cho rõ để người đọc thấy được mối liên quan trực tiếp đó, và hãy chú thích nguồn tử tế. Cảm ơn.
Ctmt (thảo luận) 16:03, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời