Thảo luận:Pháp Luân Công

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Kiến nghị chỉnh sửa[sửa mã nguồn]

  1. Viết là Chân-Thiện-Nhẫn, chứ không phải dịch từ tiếng Anh là Chân, Thiện, và Nhẫn. Tại sao? Vì một số người dịch Trung-Anh không hiểu văn hóa người Hoa và không hiểu ý tứ trong cách đặt tên này. Trong tất cả các giáo lý trong nguyên gốc tiếng Trung thì đều là 3 chữ Chân-Thiện-Nhẫn đi cùng nhau. Trong Pháp Luân Đại Pháp, thì Chân-Thiện-Nhẫn là dùng để biểu thị đặc tính vũ trụ. Kiểu như năm xưa Lão Tử nói có một cái có khắp nơi mà vô hình, và tôi gọi đó là Đạo. Tức là chỉ có 1 cái và ông gọi đó là Đạo. Đặc tính vũ trụ được Pháp Luân Đại Pháp gọi là Chân-Thiện-Nhẫn, kiểu như Lão Tử gọi đó là Đạo, và biểu hiện của Chân-Thiện-Nhẫn là muôn màu muôn vẻ chứ không phải thật sự chỉ có 3 biểu hiện thôi. Không phải vũ trụ này có 3 đặc tính, và không có 2 đặc tính, không có 4 đặc tính, và chỉ có duy nhất 3 đặc tính!!!! Không tin thì thử dở bản tiếng Trung ra, không chỗ nào gọi là vũ trụ này có 3 đăc tính a b và c cả! Đây là người Tây phương họ không rành lối tư duy Á Đông nên có một số đã dịch là Chân Thiên và Nhẫn. Người Tây họ không có cái văn hóa đó thì thôi, nhưng người Á Đông chúng ta lại không hiểu chỗ này thì chán!
  2. Tên chính thức của môn phái là Pháp Luân Đại Pháp chứ không phải là Pháp Luân Công. Cái này thì trong rất nhiều chỗ thì ông Lý Hồng Chí có giảng rõ rồi. Nay nếu muốn viết về môn phái của người ta, thì phải viết đúng tên mà người ta đặt chứ. Chính cha đẻ môn phái đặt tên là Pháp Luân Đại Pháp, mà wiki mình lại gọi khác đi thì đó là mình không đúng. Trong Chuyển Pháp Luân và trong nhiều bài thuyết giảng, ông Lý Hồng Chí nói rõ rằng, trong phong trào khí công, thì nhiều môn phái đã tạm không nói ra tên chính thức của môn mình là gì, vì nếu nói ra các tên chính thức như Tu Phật Đại Pháp, Tu Đạo Đại Pháp, Kim Cương Thiền, La Hán Pháp, Cửu Chuyển Kim Đan Thuật, v.v. thì sẽ bị gặp phiền toái rất lớn. Do đó các môn đều tự gọi là "gì gì đó công". Hàng loạt các tên như Hương Công a, Đại Nhạn Công a, Tự Nhiên Công a,... đều là như thế. Tên Pháp Luân Công chỉ là tạm đặt ra thôi. Chính cha đẻ môn phái đã nói rõ vậy từ ít nhất là 1994 (bài giảng Pháp Quảng Châu) mà giờ ta cứ đè ra vào gọi đó là Pháp Luân Công, thế thì không hợp lý. Có lẽ là gọi theo các phương tiện truyền thông. Nhưng mà tên chính thức thì đúng ra là Pháp Luân Đại Pháp.
  3. Mình vừa chỉnh sửa xong ý này thì bị xóa đi. Mình chả hiểu tại sao lại xóa đi. Cho nên viết ra ở đây. Các vị làm wiki tự cân nhắc. Cảm ơn.
  4. SenTrang (thảo luận) 16:06, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không có Chân Thiện và Nhẫn. Bạn xem lại nhé. Tên wikipedia dùng là tên ngắn gọn và search Google đầu tiên thấy ngay, chứ không phải tên chính thức. Ví dụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là tên đúng, nhưng bài viết về nước này lại có tên là Hoa Kỳ. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tên đúng, nhưng bài viết lại có tên ngắn gọn là Việt Nam thôi. Trong nội bộ PLC gọi là PLĐP, nhưng đa số người đọc thì dùng từ PLC nhiều hơn. Tuanminh01 (thảo luận) 16:14, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Tôi xin trả lời thắc mắc của bạn SenTrang (thảo luận như sau: Các lập luận của bạn cần phải đưa ra luận chứng, tức là phải chèn nguồn, tài liệu vào bài viết để tôi và các thành viên khác xem xem suy nghĩ của bạn là có căn cứ. Đây cũng là yêu cầu của wiki đối với toàn bộ bài viết, nhất là các bài viết nhạy cảm. Thân ái ! — Møñgζ∀ng√∑ß∃† ~ trả lời CAPTCHA để vào trang thảo luận :)) 16:15, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
@ Tuấn: Tên bài thì mình không nói gì, bạn đặt tên bài là Pháp Luân Công thì OK mà. Nhưng mà tên chính thức môn phải của người ta, thì mình tối thiểu là phải gọi cho đúng chứ!!!!!!!!!!!!!!!!!! SenTrang (thảo luận) 16:16, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
@ Tuấn: "Một người có thể đề cao phẩm chất đạo đức một mặt bằng cách sống chiểu theo chân, thiện, và nhẫn" <-- bạn bảo không có hả? đây này!
@ Mongrangvebet:Cóm mình có đưa ra bằng chứng rõ là trong sách Chuyển Pháp Luân mà. Chỉ là bạn Tuấn nào đó xoá béng rồi.

PLC là tên chính thức Lý Hồng Chí đăng ký tại Trung Quốc chứ tôi cũng đâu có bịa ra được, bạn liên hệ ông Lý là rõ. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 16:20, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]

@Tuấn: Mình không rõ là đăng ký thế nào, nhưng mà cái đó cũng là giải thích rồi. Khi môn vừa xuất hiện 1992 thì phải tạm gọi thế. Đến (ít nhất) 1994 thì người ta giải thích rõ ra. Giờ mình cứ đè vào đó mà gọi!!! Tôi chịu cái lối tư duy của bạn.

Đại Pháp, Đại Thánh, Đại Điện, Đại Đạo là những từ ngữ tâng bốc nịnh bợ, chỉ dùng trong nội bộ giáo phái mà thôi. Với người ngoài mấy từ kiểu đó rất không trung lập, mà wikipedia thì hướng tới trung lập. Vào minhhue hay falundafa các bạn thích viết gì thì viết, ở đây phải viết theo văn phong riêng. Tuanminh01 (thảo luận) 16:26, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]

@Tuấn: Nếu bạn nói thế thì chính bạn mới là người không trung lập. Đây là "tên" mà người ta đặt ra, mình tôn trọng cái tên đó. Giả sử có ai đó bảo bạn trông xấu trai lắm vì thế tôi không gọi bạn là Tuấn, hoặc vì bạn không thông minh, nên tôi không gọi bạn là Minh. Thế thì bạn có chịu không!!!!!!!!!!! Đây chỉ là cái tên. SenTrang (thảo luận) 16:30, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Wikipedia không phải là sách CPL viết cho các bạn PLC tự đọc, mà viết cho đám đông. Giáo phái nào cũng có các tên rất kêu, rất hoành tráng, nhưng tên bài và tên dùng chính trên wikipedia sẽ chỉ là cái tên trung lập nhất có thể. Mà tên này là ông Lý đăng ký, nếu ông có gọi nó là Pháp Luân Chân Chính Vĩnh Hằng Trí Huệ Đại Pháp thì phải đặt ngay lúc đó, chứ sau này thanh minh thì đã muộn. Tuanminh01 (thảo luận) 16:38, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Chuẩn mực về nhân quyền là chuẩn mực mang tính phổ quát, tức mang tính quốc tế trên cơ sở tôn trọng tự do cá nhân của mỗi con người. Chính quyền Trung Quốc không thể viện cớ là "mang màu sắc Trung Hoa" mà họ nói để "hợp thức hóa" những việc làm phi pháp của họ. Ví như, họ không thể viện cớ là luật của Trung Quốc để lấy cớ độc chiếm chiếm biển Đông, vi phạm luật biển quốc tế. Về vấn đề đàn áp Pháp Luân Công, Nghị viện Châu Âu và Hoa Kỳ đã thông qua những luật để lên án và ngăn chặn việc này, không cho dân của họ đến Trung Quốc ghép tạng và ngừng hỗ trợ cho bác sỹ ở Trung Quốc. Vậy việc đàn áp là bất hợp pháp so với chuẩn mực nhân quyền quốc tế và cả luật của Trung Quốc, vì không có luật nào của Trung Quốc cho phép việc không xét xử, tống giam vào tù và mổ cướp nội tạng cả.

Thực ra, khi mà ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc hầu như nắm giữ mọi quyền lực, vì họ quy định mọi quyền lực đều nằm trong tay ĐCS Trung Quốc, báo chí, truyền thống và quân đội. Nguồn dẫn mang tính trung lập là suy xét một vấn đề từ nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận chính xác chứ không phải có bao nhiêu thì cứ viết bấy nhiêu, cuối cùng đi đến một sự hỗn độn cho người đọc.

Wikipedia là mang tính trung lập và quốc tế, bạn không thể viện dẫn là "chính quyền Trung Quốc nói bất hợp pháp là bất hợp pháp được", chính quyền là một tổ chức lãnh đạo ở một nước, họ có thể đúng có thể sai. Một tổ chức làm sai thì có thể bị xét xử, bị lên án hay thậm chí bị thay thế như ở các nước Dân chủ. Không thể nói, Hitler nói thảm sát người Do Thái là hợp pháp vì ông đứng đầu chính quyền. Cũng không thể nói là "đường lưỡi bò chín đoạn" của chính quyền Trung Quốc là đúng vì bản đồ của họ tự vẽ ra là như vậy. Trong bài viết đã trích dẫn những câu nói nguyên văn từ những người lãnh đạo chính quyền Trung Quốc và đài truyền hình CCTV như "bôi nhọ danh dự, hủy hoại thể xác, vắt kiệt tài chính" là thể hiện cho quan điểm của chính quyền Trung Quốc.

Và có rất nhiều link dẫn đến các nguồn độc lập của quốc tế không phải của Pháp Luân Công. To Purity (thảo luận) 13:06, ngày 31 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề văn phong: có thành viên đã sửa lại bỏ đi những nội dung mang tính thiên vị, chỉnh sửa lại văn phong của Wikipedia điều này là hoàn toàn hợp lý và đã rất trung lập.

Về vấn đề tín ngưỡng: Có bạn có thể nói là nhảm nhí nhưng mọi người đều có tín ngưỡng riêng của họ, có tiếng nói riêng của họ. Bạn cũng có thể nói là nhảm nhí đó là quyền được nói của bạn. Ví dụ như nhiều người tin vào Phật, nhiều người tin vào Chúa và họ bỏ cả cuộc đời của họ để đi tu thì đó là lựa chọn của họ, cần được tôn trọng. Chỉ cần tín ngưỡng đó không gây ảnh hưởng đến xã hội và người khác như tín ngưỡng "tự tử để lên thiên đường" thì đó là điều cần lên án, vì nó đi ngược lại tiêu chuẩn phổ quát về nhân quyền của con người. Bạn cũng có thể nói lên quan điểm của mình, nhưng nếu có hành động mang tính công kích hoặc bạo lực thì là vi phạm nhân quyền.

Học viên Pháp Luân Công có niềm tin của họ vào Chân Thiện Nhẫn. Tín ngưỡng này không vi phạm các tiêu chuẩn phổ quát về nhân quyền và đạo đức nên được chấp nhận và tôn trọng, tức là họ được tự do thực hành. Đây là vấn đề cá nhân, bạn không thích thì có thể nêu ý kiến của mình nhưng không thể tự ý sửa đổi.MF6 (thảo luận) 14:44, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Wikipedia ko phải forum để thảo luận về tính phổ quát của nhân quyền hoặc giải thích PLC đúng hay sai. Tính đúng đắn của niềm tin PLC hoặc giải thích về chân thiện nhẫn ko giúp cho bài viết được khách quan hơn. Xét từ góc độ đó thì bài viết này toàn do các bạn thân PLC viết và nguồn chỉ 1 chiều. Cần thêm nguồn thông tin ko phải do các trang minhhue hoặc Epoch times. Xét về góc độ quảng cáo nhiệt tình thì PLC cũng không kém so với ĐCS Trung Quốc. Tuanminh01 (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC).[trả lời]
Trung lập ở Wikipedia được hiểu là trình bày quan điểm khác nhau một cách tương xứng, trong bài không hề có những quan điểm của chính phủ TQ khi cấm Pháp Luân Công, như vậy là không trung lập ở mức độ cao nhất, đặt biển là hoàn toàn phù hợp. Về "bất hợp pháp", cho phép tổ chức a hoạt động hoặc cấm tổ chức b hoạt động thường là quyết định từ chính phủ, và tôi thấy chính phủ TQ đã ra quyết định cấm Pháp Luân Công hoạt động, chưa thấy tòa án nào của TQ nói rằng quyết định này là "bất hợp pháp" như một vài tài khoản viết trong bài. Thêm nữa, Wikipedia không phải là một phương tiện để tuyên truyền, việc kêu gọi người khác tham gia Wikipedia với mục đích cố tạo vẻ đồng thuận thì rất không được khuyến khích. --CNBH (thảo luận) 15:10, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ví dụ như câu "Một trong những nguyên nhân của cuộc đàn áp được chấp nhận đó là sự ghen tị của Chủ tịch Giang Trạch Dân", những thành viên tham gia Wikipedia lâu năm chắc sẽ cảm thấy câu này rất có vấn đề, ai chấp nhận ở đây, những thành viên phụ trách thông tin của Pháp Luân Công?, hay là một vài học giả phương Tây?--CNBH (thảo luận) 15:18, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Bài viết tôn trọng các quy định của Wikipedia, viết lại theo văn phong trung lập và có nguồn dẫn chứng, các nguồn dẫn chứng từ các báo lớn phương Tây như The Washington Post,... là có thể chấp nhận và tôn trọng, cũng có quan điểm của CCTV. Vì bài này thuộc thể loại Nhân quyền nên phải bàn về Nhân quyền. Nếu không đạt đến sự đồng thuận giữa các thành viên, tôi nghĩ nên để Ban quản trị của Wikipedia giải quyết việc này.MF6 (thảo luận) 15:33, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bài này OK mà[sửa mã nguồn]

  1. Khi viết về nội dung giáo lý hay quan điểm Pháp Luân Công thì phải là đưa ra quan điểm của Pháp Luân Công, lấy từ nguồn của Pháp Luân Công; đó là việc làm hợp lý.
  2. Bạn có thể không đồng ý với thế giới quan của một môn tín ngưỡng, nhưng Wikipedia là Bách Khoa Toàn thư mở, do đó, sự bất đồng quan điểm của bạn không thể được lấy làm lý do để phản đối. Các môn phái kinh điển như Ki Tô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, vô thần giáo đều có quan điểm bất đồng. Bạn Treluong không đồng ý là việc cá nhân bạn thôi.
  3. Nếu vì bạn không đồng ý với quan điểm thế giới quan của một môn phái, từ đó mà sửa đi, thì chẳng phải Wikpedia là tài sản của cá nhân bạn. mất đi ý nghĩa bách khoa toàn thư mở của Wikipedia.
  4. Trung Quốc là quốc gia cộng sản đàn áp Pháp Luân Công; thế giới đều lên án. Đưa thông tin về Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc thì mới đúng là không trung lập. Trên toà, không thể coi lời khai của hung thủ nói xấu về nạn nhân là lời trung lập được. Nhất là ở Trung Quốc, các thông tin đều là 1 chiều; nghĩa là càng không trung lập.
  5. Dẫn các thông tin nghiên cứu của Tây phương, nhận định của các cơ quan trung lập như Liệp Hiệp Quốc, Ân Xá Quốc Tế,... thì mới là các đánh giá được xem là trung lập.
  6. Dẫn thông tin của các chính phủ có uy tín về tự do như nghị quyết của quốc hội Mỹ, của quốc hội EU, cũng có thể tính là trung lập; ít nhất, nó đại diện cho cộng đồng nhân dân ở đó. Không thể đánh đồng với thông tin của Trung Quốc, vốn chính là đại diện của hung thủ cuộc đàn áp. Ví dụ quyết định phản đối đàn áp Pháp Luân Công từ Hạ nghị viện, các bằng khen giải thưởng của hội đồng thành phố,... cái đó là đại diện cho nhân dân ở đó. Có thể tính là trung lập rất cao.
  7. Tuyên bố đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp là tuyên bố chính xác. Trung Quốc theo hiến pháp là nhà nước pháp quyền. Nghĩa là, nếu không có cơ sở toà án hợp lệ, không qua quốc hội, không qua tổ chức hợp pháp ra luật mà đàn áp Pháp Luân Công, thì đó là bất hợp pháp. Phòng 610 và các cơ quan công an của Trung Quốc không phải là tổ chức được phép ra luật. Bạn nói "Nói lạ nhỉ, chính quyền đặt ra luật pháp, thích cấm tổ chức nào thì cấm, bất hợp pháp cái gì ở đây?" thì là bạn đang đi ngược lại chính chủ trương pháp quyền của hiến pháp Trung Quốc, vì cho tới ngày nay, không hề có một cơ sở pháp lý nào cho lệnh cấm Pháp Luân Công.
  8. Tại sao có việc đó xảy ra, tại sao ở Trung Quốc có thể ra lệnh và thực hành lệnh đó mà không có cơ sở pháp lý? Đó là vấn đề của Trung Quốc, không phải là problem của bài này. Riêng sự tồn tại của các trại lao động cải tạo ở Trung Quốc --nơi giam người và bắt lao động mà không cần qua toà án đúng luật-- đã là bất hợp pháp trong rất nhiều năm. Mãi gần đây, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc mới tuyên bố giải tán trại cải tạo.
  9. Ngoài các nghiên cứu cụ thể về luật Trung Quốc sẽ đưa ra bằng chứng chi tiết hơn, thì để chỉ ra tính bất hợp pháp của lệnh này cũng dễ thôi. Nguyên tắc tối cơ bản của nhà nước pháp quyền là tội ai người nấy chịu, nghĩa là dù một nhóm tín ngưỡng có tư tưởng thế nào, thì không thể bắt giam một cá nhân chỉ vì cá nhân đó là thuộc nhóm đó. Đó là vừa vi phạm tự do tín ngưỡng, vừa vi phạm nguyên tắc đúng người đúng tội của cơ chế pháp quyền. Nhưng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, lệnh ban ra là bất kể ai theo Pháp Luân Công đều bị bắt, thậm chỉ cá người nhà, thủ trưởng, tổ trưởng dân phố, công an khu vực đều bị phạt hoặc bị liên đới ở các mức độ khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà học viên Pháp Luân Công được các quốc gia Tây phương thu nhận như là tị nạn chính trị đâu, đó chính là vì lý do này.

103.9.196.17 (thảo luận) 12:19, ngày 30 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết theo quan điểm một chiều[sửa mã nguồn]

Bài viết này hoàn toàn theo quan điểm 1 chiều, các nguồn dẫn đại đa số là nguồn từ các trang web của Pháp Luân Công rất phiến diện. Treluong (thảo luận) 19:08, ngày 28 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nhận xét 1 chiều trên là không đúng. Muốn nói về chủ trương của một môn phái hay tín ngưỡng thì nhất định phải trích dẫn thông tin từ nguồn của môn phái đó. Bạn hãy thử trình bày Phật giáo hay Thiên Chúa giáo mà không lấy bài từ tín ngưỡng đó xem? Còn nếu muốn có thông tin ở chiều khác, cái đó không phải là không thể, nhưnng cũng phải là có nguồn gốc đáng tin cậy. Không thể lấy thông tin tứ chính quyền Trung Quốc, vì thông tin đó là lừa đảo để đàn áp (ví dụ dàn dựng vụ tự thiêu 2001). 103.9.196.17 (thảo luận) 06:40, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đã tu đến mức sáng lập môn phái và thần Hóa lên cao tầng như thế thì ông Lý Hồng Chí sẽ sống lâu và chẳng bao giờ chết theo quy luật của con người đâu nhỉ. vì ông là người ở cấp cao mà. Thật là nhảm nhí.

Lý Hồng Chí đã thần hóa quá đáng khả năng của con người và còn đưa ra những lý thuyết luyện công ở cao tâng một cách ngược lịch sử khí công. Con người phải hi sinh tất cả những cuộc sống đời thường để tu luyện và nếu được kết quả như lão thuyết mà không được phép áp dụng gì trong xã hội loài người thì tu để làm gì. Thật nhảm nhí vô cùng vo cung dung

(1) Những gì viết trên đây là vô căn cứ, Sư phụ Lý Hồng Chí không nói như thế. Đó chỉ là suy luận của bạn thôi. (2) Hơn nữa, đây là thông tin về môn tín ngưỡng, cá nhân bạn không tin thì thôi. Thiên chúa giáo giảng rằng Đức Chúa Trời tạo ra thế giới trong 7 ngày (cái này là viết hẳn trong Kinh Thánh, không cần suy luận), bạn không tin thì thôi. 103.9.196.17 (thảo luận) 06:40, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết không đưa ra các quan điểm của chính phủ Trung Quốc, có những đoạn viết rất vô lý, như nói cấm Pháp Luân Công là "bất hợp pháp", vậy không biết người viết bài hiểu pháp luật tại các nước như Trung Quốc là do ai đề ra?, bất hợp pháp theo cái pháp luật gì?.--CNBH (thảo luận) 11:51, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thông tin Trung Quốc là thông tin lừa dối. Không chỉ vấn đề PLC, mà nhiều vấn đề khác cũng thế. Đến nay TQ không thừa nhận đàn áp sinh viên 1989. Trung Quốc tuyên bố biểu tình Hồng Kông hôm nay là do Mỹ dàn dựng. Tất cả là dối trá. Vụ tự thiêu 2001 vu vạ PLC là dàn dựng. Nếu Wikipedia muốn trung lập, thì tuyệt đối không thể dùng thông tin của ĐCSTQ về vấn đề PLC.

Thảo Luận: Nhà nước Trung Quốc cấm Pháp Luân Công là "bất hợp pháp" bởi vì nhà nước Trung Quốc không có một pháp luật nào quy định cho việc đàn áp Pháp Luân Công. Hơn nữa, việc nhà nước Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công luôn bị dư luận quốc tế lên áng, các hành động đàn áp Pháp Luân Công là độc ác, dã man, vô đạo đức. Ví dụ như vào ngày 10 tháng 3 năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã công bố một báo cáo có tựa đề “Báo cáo về tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân tính hay ngược đãi, hay trừng phạt: Phái đoàn tới Trung Quốc” (E/CN.4/2006/6/Add.6) bởi báo cáo viên đặc biệt Giáo sư Manfred Nowak. Huyzxczxc99 (thảo luận) 12:17, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nói lạ nhỉ, chính quyền đặt ra luật pháp, thích cấm tổ chức nào thì cấm, bất hợp pháp cái gì ở đây?, chính phủ TQ đã tuyên bố Pháp Luân Công là thứ bất hợp pháp thì việc trấn áp hoàn toàn là "hợp pháp" theo luật pháp Trung Quốc. "Dự luận quốc tế" là bao nhiêu nước, có đến 1/5 số nước trên thế giới không? Và cuối cùng, không có quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề thì hiển nhiên là không trung lập. --CNBH (thảo luận) 03:20, ngày 12 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Bạn nhầm rồi, chính quyền Trung Quốc không có đạo luật nào cấm Pháp Luân Công. "Đạo Luật" theo đúng nghĩa phải là do tổ chức có thẩm quyền ra luật. Ở Trung Quốc chỉ có các chỉ thị của công an, an ninh đàn áp mà không có đạo luật nào hết. Vì thế học viên Pháp Luân Công hầu hết là bị giam giữ theo hình thức giam cầm trong "trại tạm giam", "lớp tẩy não" (giáo dục), "trại lao động", v.v. tức là các cơ sở giam người mà không cần chính thức qua thủ tục tố tụng. Nếu không tin, bạn thử tìm trong hệ thống luật pháp Trung Quốc có đạo luật nào cấm PLC hay không?. Tuyên bố "cấm PLC là phi pháp" là tuyên bố chính xác. 06:40, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Vấn đề có chỉ thị cấm mà không có cơ sở luật không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc, mà còn xuất hiện ở Việt Nam. Đây cũng không phải là vấn đề gì mới mẻ cả.

Wikipedia không phải của Trung Quốc, việc đàn áp Pháp Luân Công là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền quốc tế.

Tôi thấy bài viết này là công lập[sửa mã nguồn]

Xin đưa ra những hiểu biết cá nhân mình khi nghiên cứu Pháp Luân Công:

- Về việc cấm Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc: Trung Quốc đặt Pháp Luân Công và phòng 610 ngoài vòng pháp luật, nên việc đàn áp không theo bất kỳ nguyên tắc nào về pháp quyền ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc thao túng toàn bộ hệ thống tòa án nên việc kiện tụng hầu như không được giải quyết thỏa đáng.

- Về việc phong tỏa internet và thông tin bên ngoài: Đàn áp Pháp Luân Công và sư dụng thông tin 1 chiều để hướng dư luận trong nước theo chiều hướng công kích Pháp Luân Công là cách mà chính quyền Trung Quốc làm. Sau đó, bằng việc phong tỏa thông tin đa chiều trên thế giới, chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát người dân của họ từ trong tư tưởng. Đây là những trang bị chặn ở Trung Quốc cùng VPN hay được người Trung Quốc khai thác http://www.greycoder.com/the-best-vpns-to-use-in-china/, gần đây Google cũng bị block luôn vì các Google+ tích hợp với những trang thông tin tự do, đăng tải những nội dung có tính chất khai sáng cho người dân sống ở đại lục trước đây vốn bị phong tỏa thông tin, toàn tiếp nhận nhận định 1 chiều từ chính quyền.

- Về những biện pháp phòng ngự khác của chính quyền Trung Quốc trong việc che đậy tội ác trong và ngoài Đại lục:

  • Chính quyền Trung quốc đã lập ra một trang mà họ gọi là http://www.facts.org.cn/ để tổng hợp những bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công và người sáng lập. Điều này nói ở quan điểm quản lý đất nước là chẳng phải là điều cần phải làm ồn ào đến thế nếu Pháp Luân Công thật sự là một tà giáo, vì chính quyền các nước khác sẽ sớm nhận ra và cảnh giác, nhưng trái lại, Pháp Luân Công được đón nhận và khen ngợi ở các nước thứ ba. Các hoạt động diễu hành và quảng bá về môn khí công này rất được ủng hộ và tự do tổ chức.
  • Sự phổ biến của Pháp Luân Công và câu chuyện của nó được diễn thành các vở múa trong một đoàn Nghệ thuật gọi là Shen Yun (Thần Vận), đoàn diễn đã đi khắp các quốc gia để chuyển tải tinh hoa của văn hóa truyền thống 5000 năm ở Trung Quốc, thuật lại câu chuyện về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp ở Trung Quốc qua 1-2 vở múa, chính phủ các quốc gia đều rất hỗ trợ để tổ chức chương trình này. Trong khi đó chính phủ Trung Quốc viết một bài bôi nhọ Thần vận trên Đại sứ quán TQ ở Hoa Kỳ, coi đây là 'công cụ chính trị' của Pháp Luân Công. http://www.china-embassy.org/eng/sgxw/sghds/t1005243.htm. Một tình huống khôi hài được đặt ra có lẽ khiến chính phủ Mỹ không khỏi bối rối và khó xử: Trường nghệ thuật Phi Thiên ở New York, Hoa Kỳ là nơi chuyên đào tạo vũ công để múa và dùng nghệ thuật để làm chính trị chống lại chính quyền TQ. Câu trả lời sẽ là gì có lẽ cả hai chính quyền ấy đều rõ? Và theo tôi câu trả lời ấy được thể hiện rằng chương trình Thần Vận luôn kín lịch kín vé cho các tour diễn, còn các chính quyền khác không còn tin lời chính quyền Trung Quốc nữa. Cá nhân tôi mong và tin rằng Thần Vận sẽ có ngày đến Việt Nam và cả Trung Quốc nữa.203.127.77.198 (thảo luận) 05:32, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tóm lại là không biết bạn đang muốn bàn để phát triển nội dung hay nêu ý kiến cá nhân mình để trông chờ ai đó thảo luận cho xôm tụ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:34, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi đưa ra nhận định dựa vào những sự việc khách quan đã xảy ra để cho thấy những việc nào là sự thật thì dư luận 1 chiều cố tình bẻ cong đi cũng không được. Còn ai muốn thảo luận thì xin mời. Nhưng các bạn nên nghiên cứu kỹ để viết ra những thông tin chính xác và nhận định toàn diện.203.127.77.198 (thảo luận) 09:48, ngày 19 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thế nào là chính xác, phải là một tờ báo bị thao túng bởi một chính quyền tà ác, có lịch sử diệt chủng và dối trá một chiều thì mới là chính xác ư. Tại sao người Trung Quốc khi đến VN lại cứ khăng khăng biển đảo Việt Nam hay chính đất nước VN là của Trung Quốc. Đó chính là hệ quả của việc phong toả thông tin đa chiều, nên cái nhà nước Trung Quốc đó muốn tuyên truyền dối trá, một chiều, đổi trắng để nhồi sọ dân chúng theo ý chúng muốn là điều quá dễ dàng. Ngay cả vụ Biển Đông cũng vậy, tàu bên nó đâm tàu mình trước, mà nó vẫn trắng trợn nhồi sọ dân nó là tàu Việt Nam đâm tàu của nó, nhằm kích động thù hận. Một chính quyền tà ác, dối trá như vậy, bạn còn muốn tin những thông tin nào của nó đây. Siliocaradio (thảo luận) 07:03, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]


Nguồn hàn lâm[sửa mã nguồn]

Cần 4 nguồn hàn lâm cho 2 điểm nói rõ Thái Lan cấm PLC và Tây Ban Nha dẫn độ PLC (mỗi điểm 2 nguồn) như 2 biển mâu thuẫn đã nêu trong bài, sau 2 ngày không ai thêm tôi sẽ di dời vào phần thảo luận để tiếp tục thảo luận theo đúng tinh thần về giải quyết mâu thuẫn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:31, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa xóa đoạn viết về lợi ích sức khỏe được lấy từ hai nguồn sau: [1] [2] đoạn đó viết mang tính quảng cáo, nguồn tự xuất bản, hoặc không uy tín, không có tác giả, không phải xuất bản từ hội y học, hội khoa học.....chỉ là báo lá cải. Vấn đề liên quan đến sức khỏe cần phải được dẫn nguồn từ một bài báo uy tín hơn nữa. Tránh biến wiki là nơi quảng cáo tôn giáo, quảng cáo sản phẩm.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 09:14, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Báo nông nghiệp mà bạn bảo không uy tín thì nguồn nào uy tín, diendantoanhoc?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:19, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Báo nông nghiệp mà đăng một bài về lợi ích sức khỏe, chuyên đề dành cho lĩnh vực y học, thì tất nhiên là không khoa học. Lại nữa vấn đề muốn là khoa học trước hết phải đúng chuyên môn: Báo nông nghiệp nên đăng các thông tin về các lĩnh vực nông nghiệp thì đúng hơn. Ngoài ra kể cả là đăng đúng chuyên ngành cũng cần phải xuất bản từ một tạp chí đúng chuyên ngành uy tín chứ không phải lấy cái gì trên báo cũng là hay cả, cũng là đúng cả.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 09:30, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nếu bài Báo nông nghiệp mà các bạn nói tới là bài trả lời của ông Nguyễn Lân Dũng trong link phía dưới thì quá không đáng tin. Đoạn đầu phần trả lời copy từ chính Wikipedia tiếng Việt. Còn ông Nguyễn Lân Dũng chả có gì chứng tỏ ông có hiểu biết sâu về Pháp Luân Công mà ông này còn thường xuyên trả lời về tất cả các lĩnh vực. Những gì ông này nói ngoài lĩnh vực sinh học ra thì không thể gọi là ý kiến chuyên môn hay chuyên gia gì cả.--113.167.249.122 (thảo luận) 09:48, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Vừa xem lại thì không phải chỉ đoạn đầu mà gần như toàn bộ phần trả lời của ông Nguyễn Lân Dũng đều copy từ Wikipedia tiếng Việt. Ông copy mỗi đoạn một vài câu nên ý tứ lộn xộn, không mạch lạc. Tuy vậy ông Nguyễn Lân Dũng không hề ghi nguồn Wikipedia tiếng Việt. Một nhà khoa học có tiếng mà làm việc như vậy sao?--113.167.249.122 (thảo luận) 09:58, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Trước đây tranh luận với Alphama về việc Chính Phủ Thái Lan cấm tà giáo Pháp Luân Công. Alphama cho rằng có một nguồn trên trang tôn giáo và dân tộc: [3] nên không đủ làm căn cứ. Giờ đã tìm được nguồn thứ hai rồi. [4]

Thảo luận chỉnh sửa của Eightcirclestheorem về Pháp Luân Công[sửa mã nguồn]

Bạn Eightcirclestheorem (hoặc cùng một người là Đào Thanh Oai hay Daothanhviet ) có thành kiến với PLC và từ trước đến giờ hầu như tham gia viết các bài liên quan đến PLC nhầm mục đích bôi nhọ chứ không phải xây dựng.

Eightcirclestheorem có thành kiến tiêu cực về PLC dựa trên suy diễn của cá nhân mình chứ không dựa trên bất kỳ nguồn tin cậy nào, tự ý trích dẫn sách các đoạn viết trong sách Chuyển Pháp Luân vốn có bản quyền tác giả, hơn nữa tự ý trích dẫn từng đoạn cá biệt dễ làm người khác hiểu sai về PLC, cụ thể như sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng#Ph.C3.A1p_Lu.C3.A2n_C.C3.B4ng_v.C3.A0_chi.C3.AAu_b.C3.A0i_qu.E1.BA.A3ng_b.C3.A1

Hành vi thù địch với PLC mới đây nhất là bài sửa đổi về Pháp Luân Công khi thêm mục phát chính niệm. Thêm mục phát chính niệm của Pháp Luân Công không phải là hành vi thù địch mà là trích dẫn nội dụng của PLC ra mà thôi.Chí5Phèo (thảo luận) 08:10, ngày 15 tháng 5 năm 2017 (UTC) Đầu tiên, Eightcirclestheorem thêm mục Nghi Thức Phát Chính Niệm vào bài viết không mang tính xây dựng mà chỉ mang tính đả kích, bởi vì Nghi Thức Phát Chính Niệm đây là vấn đề nội bộ của những bạn tu học PLC dựa trên đức tin cá nhân, nếu như ai chưa tìm hiểu kỹ về PLC sẽ đọc mà không hiểu, thậm chí xem có cái nhìn tiêu cực đối với PLC.[trả lời]

Thứ hai là Eightcirclestheorem thêm mục Nghi Thức Phát Chính Niệm vào bài viết. Mục “Nghi Thức Phát Chính Niệm” mà Eightcirclestheorem coppy vào thứ nhất là chứa nội dung vi phạm bản quyền từ trang web nội bộ của PLC, (các bài viết trên website Minh Huệ (minghui.org), các tác phẩm như âm nhạc, v.v.. trên đó cũng đều là có quyền sở hữu. Không có uỷ quyền thì không được tuỳ tiện không xin phép mà phát hành, bán, sửa chữa, thay đổi các tác phẩm như thế, nếu không thì cũng ‘[được xác nhận] là hành vi vi phạm bản quyền.- http://vn.minghui.org/news/54644-thong-cao-201411.html)

To Purity (thảo luận) 13:07, ngày 31 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn Phát chính niệm lấy tù nguồn của chính PLC nói về mình thì sao lại là "bôi nhọ"?Daothanhviet (thảo luận) 01:18, ngày 1 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

// Chú Thích Về Phát Chính Niệm:

Hiện tại toàn thế giới đều biết rõ về việc Trung Quốc đàn áp và mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công (Chongmocuoptang.com). Học viên Pháp Luân Công tin rằng những việc vô nhân đạo thế này không thể do con người bình thường làm ra được mà là do những thứ ác xấu, ma quỷ... khổng chế con người mà làm việc này. Việc đàn áp và mổ cướp nội tạng là do ĐCS Trung Quốc phát động và thao túng nên trong phần PCN có nói về việc thanh trừ tà linh công sản Trung Quốc. Đây không phải là phẩn đối ĐCS Trung Quốc mà là thanh trừ những thứ bất hảo bên trong nó. Bất kỳ thứ gì cũng đều có tốt và xấu, thanh trừ cái xấu thì cái tốt mới có thể hiển hiện. Việc phát chính niệm chính là để thanh trừ những thứ bất hảo này. Đối với những người hành ác, tội ác quá lớn, quá nhiều thì họ cần phải nhận quả báo trong đời này. Những việc mà học viên Pháp Luân Công làm đều cùng 1 mục đích là ngăn chặn và dừng lại cuộc đàn áp và tội ác mổ cướp tạng tại Trung Quốc.
Phát chính niệm có thể đưa vào một bài khác chi tiết hơn, chẳng hạn Các phương pháp hành thiền của PLC. Tôi tạm thời xoá đoạn này khỏi bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 01:43, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bài viết này toàn nói những điều tốt đẹp về Pháp Luân Công lấy từ một nguồn do tổ chức này cung cấp, thiếu tính trung lập. Nội dung Phát Chánh Niệm rất quan trọng, hàng ngày hàng chục triệu tín đồ Pháp Luân Công phải thực hiện do vậy tôi đưa vào. Tôi không hề đưa nguyên văn nên không thể xem là vi phạm bản quyền.Eightcirclestheorem 14:56, ngày 19 tháng 11 năm 2016 (UTC)

gửi anh tuanminh[sửa mã nguồn]

Yêu cầu anh Tuấnminh xóa bài sửa đổi vào ngày 6-11-2016. Anh đang phá hoaị , và tạo nghiệp rất rất nặng cho bản thân anh, nếu anh không muốn bị báo ứng thì hãy xoá ngay sửa đổi bài viết và trả laị nguyên trạng. Trannhankiet (thảo luận) 13:47, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cách bạn đe doạ tôi cũng không khác gì cách chính phủ TQ đe doạ PLC. Hãy tranh luận hoà nhã hơn bạn nhé, theo đúng chân thiện nhẫn. Tuanminh01 (thảo luận) 01:46, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Xin chào Trannhankiet là người tu luyện không nên nói chuyện như vậy bạn ạ.

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 6 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

Ngày 3/2/2014, 4 thành viên tự nhận theo Pháp Luân Công đã có kế hoạch mang theo búa ra lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý định đập phá. Trước đó, ngày 4/1/2014, nhóm này cũng đã dùng dây cáp nhằm kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) nhưng không thành. Kế hoạch kéo đổ tượng Lenin và đập phá lăng Hồ Chủ tịch đều được nhóm này công bố công khai trên mạng xã hội trước khi tiến hành. 4 người này đã bị tòa kết án 4-5 năm tù vì tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại công trình Nhà nước[29].

>> thông tin mang tính phiến diện, ở Việt Nam, Pháp Luân Công phát triển rất mạnh mẽ, sao chỉ ghi thông tin như thế này? >> Thông tin này hoàn toàn mang tính phá hoại uy tin của Pháp Luân Công, mấy người tự nhận là theo Pháp Luân Công, trong khi tất cả những người khác không xem họ là học viên, đề nghị xóa đoạn này.

Thông tin này giữ vì có nguồn rõ ràng. Nếu bạn có nguồn thông tin nói họ không phải học viên PLC, xin mời đưa nguồn để tôi bổ sung vào bài. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 01:35, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Trong tài liệu http://vi.falundafa.org/book/dymf_html/index.html Đại Viên Mãn Pháp - phần Phụ lục IV: Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần biết có ghi rất rõ ràng:

5.Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, [hãy] lấy tu luyện tâm tính làm [cơ] bản, tuyệt đối không được can thiệp đến chính trị quốc gia, càng không được tham dự vào hoạt động đấu tranh có tính chính trị; ai vi phạm thì đã không còn là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, hết thảy những hậu quả đều do đương sự tự chịu trách nhiệm. Hãy lấy: ‘sớm đến ngày viên mãn’, ‘tinh tấn thực tu’ làm bản nguyện.

Trong tài liệu: http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4231 "Tu Luyện Không phải là chính trị" : Ông Lý Hồng Chí đã giảng rất rõ ràng về vấn đề chính trị. Vì vậy Những người kia đều là mạo danh học viên Pháp Luân Công để làm những việc bất hảo. Thời điểm đó rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã lên tiếng phản đối. Vì đây là vấn đề riêng trong nội bộ học viên nên không có bài báo. Chỉ có thể nghiên cứu xác thực qua các bài giảng của ông Lý Hồng Chí.

Đối với vấn đề Trung Quốc, vì Trung Quốc có bộ máy tuyên truyền rất mạnh mẽ và chi rất nhiều tiền để mua chuộc tung tin sai sự thật làm người dân trên thế giới hiểu sai về Pháp Luân Công, vì vậy các học viên Pháp Luân Công phải đứng ra để nói sự thật về cuộc đàn áp và mổ cướp tạng, kiện chính phủ Trung Quốc về những tội ác đã vi phạm. Những việc làm này với 1 mục đích chấm dứt cuộc đàn áp tại Trung Quốc. So với chính trị nó còn có ý nghĩa hơn nhiều.Sukijun (thảo luận) 03:24, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nguồn của PLC nói về PLC được coi là không khách quan, xin bạn cho nguồn báo chí nói rõ những người này không phải học viên PLC. Tuanminh01 (thảo luận) 04:00, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Những người này tự nhận là học viên Pháp Luân Công, trong khi họ không thực hành theo những yêu cầu cơ bản nhất. Không tồn tại báo chí nào có khả năng chứng minh họ là học viên Pháp Luân Công, chỉ có những người tu luyện Pháp Luân Công mới có thể nhận thức ra họ là ai, hoặc thông qua những yêu cầu của ông Lý Hồng Chí để nhận định.

Hàng ngày có rất nhiều người giả danh học viên Pháp Luân Công để làm những điều không tốt, nếu đưa vào wiki thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của pháp môn này. Nếu các bạn có thể chứng minh họ là học viên Pháp Luân Công và họ đã làm những điều xấu thì xin hãy đưa vào. http://vn.minghui.org/news/60901-uc-dac-vu-cong-san-gia-danh-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-gui-thu-vu-khong-toi-cac-quan-chuc-dac-cu.html http://vietdaikynguyen.com/v3/14293-gia-mao-hoc-vien-phap-luan-cong-dot-nhap-trai-linh-o-hong-kong/ (tờ báo do học viên PLC làm)

Sukijun (thảo luận) 19:25, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 6 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

Không cần ghi thông tin về nghi thức Phát chính niệm, người bỏ vào đây nhằm mục đích không tốt, sao ko đưa thông tin các bài công pháp lên, phát chính niệm chỉ dành cho người tu luyện, không dành cho những người bình thường đọc Bachvanphi (thảo luận) 18:05, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý, nội dung không bách khoa và quá chi tiết. Nội dung trên có thể đưa vào một bài khác, chẳng hạn Các phương pháp hành thiền của PLC. Đã xoá khỏi bài. Tuanminh01 (thảo luận) 01:39, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 7 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

Nội dung trích dẫn số [14] dẫn link nguồn từ địa chỉ: "^ a ă â b c of Business/Communication and Journalism/ANZCA 2008/Refereed Papers/Kavan_ANZCA08.pdf Falun Gong in the media: What can we believe? - Massey University" không có nội dung ! Tôi nghĩ những nội dung trích dẫn từ mục [14] này không có độ chính xác ,là được thêm vào để thực hiện mục đích cá nhân. Mong bảo quản viên xóa bỏ để tạo sự chính xác cho trang .

Sptuanvu (thảo luận) 01:02, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Link trong bài bị gõ sai chính tả, đây mới là link chuẩn https://www.massey.ac.nz/massey/fms/Colleges/College%20of%20Business/Communication%20and%20Journalism/ANZCA%202008/Refereed%20Papers/Kavan_ANZCA08.pdf
Nội dung đã có nguồn như cung cấp ở trên. Tuanminh01 (thảo luận) 06:19, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 7 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

1. Yêu cầu sửa đổi: Nội dung lấy từ trích dẫn số [14]:^ a ă â b c of Business/Communication and Journalism/ANZCA 2008/Refereed Papers/Kavan_ANZCA08.pdf Falun Gong in the media: What can we believe? - Massey University Theo nghiên cứu của các học giả thì có những vấn đề sau[14]:

Các học giả đồng ý rằng số lượng các học viên Pháp Luân Công là khoảng giữa 2 đến 10 triệu, không phải 70 tới 100 triệu như Pháp Luân công tuyên bố. Con số này khá nhỏ nếu so với các tôn giáo như Phật giáo, Lão giáo... nên lý do chính phủ Trung Quốc trấn ấp họ vì cảm thấy bị cạnh tranh ảnh hưởng là không chính xác. Lý Hồng Chí có dạy rằng bệnh là do nghiệp lực, và rằng bằng cách uống thuốc hay nhận sự giúp đỡ y tế một cách trả lại nghiệp trở vào cơ thể. Điều này là dấu hiệu khiến một số học viên từ chối uống thuốc hoặc chăm sóc y tế. Không có bằng chứng cho thấy trong giai đoạn đầu Pháp Luân Công lên kế hoạch lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, các thành viên Pháp Luân Công về sau đúng là đã mang nhiều động cơ chính trị. Họ khao khát sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc - diễu hành xuống đường phố hát "không Đảng Cộng sản, không tra tấn", họ vây xung quanh đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ và âm thầm tụng kinh "tất cả cái ác sẽ bị tiêu diệt", và hoan hỉ chia sẻ bất kỳ tin tức nào cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sụp đổ. Đây có vẻ là kết quả của việc bị chính phủ Trung Quốc cấm hoạt động. Trong cuộc chiến giữa chính phủ Trung Quốc và Pháp Luân Công, hai bên theo đuổi mục tiêu trái ngược nhau nhưng lại sử dụng các phương tiện truyền thông giống nhau, với cùng một chiến lược: từ chối khi bị tố cáo, và vạch ra những câu chuyện âm mưu để hạ uy tín đối thủ. Một nhà nghiên cứu tại Đại học Massey (New Zealand) sau khi đăng bài phân tích về Pháp Luân Công đã bị những học viên Pháp Luân Công truy tìm email và số điện thoại để đe dọa là một ví dụ[14]

2.Sửa thành: xóa bỏ

3.Lý do: Link nguồn [14] là giả, không có nội dung, không thể hiện điều gì liên quan đến nội dung đựoc trích dẫn

Sptuanvu (thảo luận) 01:29, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Link trong bài bị gõ sai, đây mới là link chuẩn https://www.massey.ac.nz/massey/fms/Colleges/College%20of%20Business/Communication%20and%20Journalism/ANZCA%202008/Refereed%20Papers/Kavan_ANZCA08.pdf Các nội dung được trích dẫn có thể đọc trong đó
Nội dung đã có nguồn như cung cấp ở trên. Tuanminh01 (thảo luận) 06:18, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 7 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

1. Nội dung sửa đổi: Còn theo quan điểm của chính phủ Trung Quốc thì việc trấn áp Pháp luân công vì những nguyên do sau[28]:

Pháp Luân Công tuyên truyền mê tín dị đoan và phản khoa học: Lý Hồng Chí, lãnh đạo của "Pháp Luân Công", tuyên bố rằng nhân loại đã bị phá hủy 81 lần, và rằng trái đất sẽ hủy diệt sau 30 năm nữa. Ông tuyên bố rằng nhân loại bị hư hỏng, và rằng bằng cách thực hành "Pháp Luân Công", "luật thật" trên tất cả các tôn giáo, người ta sẽ không bao giờ bị bệnh hay gặp nguy hiểm. Ông thậm chí còn tuyên bố rằng Holocaust diệt chủng người Do Thái của Hitler là một "kết quả của những thay đổi trong các hiện tượng siêu nhiên". Do quá tin vào những hứa hẹn của Pháp luân công mà hơn 1.000 học viên giáo phái ở Trung Quốc đã chết vì từ chối điều trị y tế cho bệnh của họ. Hàng trăm học viên cam kết tự hành xác hoặc tự tử. Hơn 30 người đã bị giết bởi các học viên có vấn đề về tâm thần của Pháp Luân Công. Pháp Luân Công tuyên bố ủng hộ "tính trung thực, lòng nhân từ và khoan dung", nhưng trong thực tế, các giáo phái không dung nạp quan điểm trái ngược nào. Họ tổ chức bao vây các công dân Trung Quốc, phương tiện truyền thông và các tổ chức chính phủ đặt câu hỏi về những sai lầm của họ. Tuy là tổ chức tôn giáo nhưng Pháp luân công thường xuyên có hoạt động chính trị như kiện cáo chính phủ Trung Quốc, quấy rối các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Mỹ, và có âm mưu lật đổ chính phủ Trung Quốc. 2.Sửa thành: Xóa bỏ 3. Lý do: Nguồn [28] KHÔNG TRUNG LẬP

Sptuanvu (thảo luận) 01:43, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bài viết không thiếu những nội dung PLC kết án chính phủ TQ thì ngược lại, cũng phải có nội dung Chính phủ TQ kết án PLC, trình bày quan điểm của cả 2 phía đó mới là TRUNG LẬP thưa bạn. Việc bạn tìm cách xóa mọi nguồn tin bất lợi cho PLC, rồi đe dọa những người viết nó, xét ra cũng chả khác gì cách mà đối thủ của các bạn đang làm cả
Wikipedia chấp nhận đa luồng thông tin, việc Lý Hồng Chí phát ngôn quá đà hoặc bị truyền thông phản ứng là hoàn toàn bình thường. Tuy vậy đoạn văn sẽ được viết lại để mang tính chỉ trích ôn hòa hơn. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 06:22, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 7 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

Tôi thành khẩn yêu cầu hủy bỏ trang này viết về nội dung Pháp Luân Công một cách phiến diện, sai lệch và vô căn cứ. Đặc biệt người viết bài này mang nặng hơi hướng chỉ trích, ý đồ không được tốt và mang một mục đích phỉ bắng, bôi nhọ vô căn cứ. Người viết không hề biết gì về Pháp Luân Công thực sự hữu ích như thế nào, lại dám đi viết bài định nghĩa về Pháp Luân Công trên Wikipedia. Tôi thành khẩn mong quản trị viên Wiki xem xét lại về bài này và cho phép chúng tôi được quyền đóng góp những nội dung xác thực và chính xác hơn về Pháp Luân Công, cũng là đảm bảo cho tất cả nội dung trên Wikipedia được đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan cho người đọc. Xin cảm ơn! 115.79.215.203 (thảo luận) 02:37, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bạn là phần chỉ trích dùng ngôn ngữ chưa được khách quan. Phần các bạn học viên PLC viết thì lại mang tính tâng bốc, do vậy tôi đang xem lại nội dung và đã viết lại phần đầu bài cho khách quan hơn. Các bạn cần góp ý gì thì đề nghị, tôi sẽ xem xét bổ sung vào bài. Mong bạn kiên nhẫn. Trân trọng. Tuanminh01 (thảo luận) 06:23, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 7 tháng 11 năm 2016[sửa mã nguồn]

Thân gửi đến tác giả bài viết, bảo quản viên anh Tuanminh01, Mình thấy nội dung bài này trong tháng 10 vẫn còn rất ổn và có tính khách quan, nhưng không hiểu lý do gì (có thể những người khác đã gây ảnh hưởng đến anh bằng những lời nói dối không đúng sự thực,...) mà bài viết đã bị anh sửa đổi theo hướng không còn khách quan và mang ý nghĩa không tốt, trong khi Wiki là thư viện mở nhằm mang lại những thông tin hữu ích, giá trị cho người đọc hơn là những chỉ trích, lời nói xuyên tạc. Mình không nói ai sai ai đúng ở đây cả, chỉ hy vọng rằng anh bình tĩnh mà suy xét, có cái nhìn đúng đắn và khách quan, đặt trọn tâm huyết vào bài viết này, tự mình tìm hiểu thật kỹ về Pháp Luân Công, tôi tin rằng anh sẽ biết được điều gì là chân thực, và những lời nói dối, phỉ báng kia sẽ không có chổ tồn tại. Một điều quan trọng nữa là các học viên Pháp Luân Công chưa giờ nói những điều tiêu cực, chưa bao giờ đi chỉ trích một quan điểm nào khác như cái cách mà những người kia đang viết về Pháp Luân Công. Chúng tôi biết Pháp Luân Công thực sự tốt và có thể giúp ích cho nhiều người nên chúng tôi luôn mong muốn mang những điều tốt đẹp của Pháp Luân Công đến cho nhiều người hơn nữa, ngoài những điều đó ra chúng tôi không bàn luận gì khác nữa. Cũng mong anh nhân dịp này mà tìm hiểu đích xác về Pháp Luân Công là gì và thu được nhiều lợi ích từ đó. Mến chúc Anh và gia đình luôn sức khỏe, an lạc và hạnh phúc để đóng góp nhiều giá trị tốt đẹp hơn nữa cho cộng đồng. Cuối cùng, cin gửi lời chào thân ái đến anh. Mong sẽ có duyên hội ngộ! Sauho (thảo luận) 03:58, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã góp ý kiến. Phần thêm vào bài trong tháng 10 là có nguồn rõ ràng, nội dung của nó có mặt trong cả bài tiếng Anh và các tiếng nước khác, do vậy nội dung của nó sẽ được giữ. Mâu thuẫn của PLC, xét về logic, sẽ phải phát triển từ nhỏ đến lớn, và việc trong nháy mắt có 10000 người tụ tập tại Bắc Kinh tháng 4/1999 mà không có các cuộc tụ tập vài trăm người trước đó của các học viên PLC thì là phi logic. Tuy vậy tôi sẽ chỉnh sửa văn phong cho khách quan hơn và rõ ràng hơn. Trân trọng. Tuanminh01 (thảo luận) 06:20, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chỉnh sửa bài viết[sửa mã nguồn]

Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình góp ý kiến cho nội dung bài viết. Cá nhân tôi thấy bài viết đã trở thành một loạt các đoạn cực đoan xen kẽ nhau của cả hai bên ủng hộ và phản đối:

  • Nguồn ủng hộ thì toàn trích từ minhhue, phapluan và daikynguyen, vốn là trang chủ của PLC VN và báo ủng hộ PLC, nên giọng văn có phần tâng bốc, giảng đạo. Phần nói về Giang Trạch Dân quá ư hằn học.
  • Nguồn phản đối thì trích nguồn có phần khách quan, nhưng lại viết với giọng văn chỉ trích quá mạnh mẽ, đôi lúc như chửi bới.

Do vậy tôi đang xem lại toàn bộ bài và có thể viết lại phần lớn bài viết với giọng văn ôn hòa hơn và cân đối từ đầu. Việc này mất thời gian, rất mong các bạn kiên nhẫn và tránh chỉ trích lẫn nhau vô ích, mục đích của chúng ta là nâng cấp bài viết mà thôi. Trân trọng, Tuanminh01 (thảo luận) 04:28, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề Phát Chính Niệm[sửa mã nguồn]

Bài viết này toàn nói những điều tốt đẹp về Pháp Luân Công lấy từ một nguồn do tổ chức này cung cấp, thiếu tính trung lập. Nội dung Phát Chánh Niệm rất quan trọng, hàng ngày hàng chục triệu tín đồ Pháp Luân Công phải thực hiện do vậy tôi đưa vào. Tôi không hề đưa nguyên văn nên không thể xem là vi phạm bản quyền.--Eightcirclestheorem 15:03, ngày 19 tháng 11 năm 2016 (UTC)

Ông Lý Hồng Chí phải chịu trách nhiệm trước học viên Pháp Luân Công[sửa mã nguồn]

Trong sách Pháp Luân Công trang 41, phiên bản tiếng Việt, ông Lý Hồng Chí có viết: 'Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị che chở mạng sống cho quý vị nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn". Vậy khi học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp nội tạng thì lúc đó Pháp Thân của ông Lý Hồng Chí đang ở đâu họ càng cố gắng vượt qua khổ nạn càng bị mổ cắp đúng không? Lưu ý rằng trong ba năm từ năm 1996 đến 1999 đã có 300 cuộc biểu tình của Pháp Luân Công, Rồi ông Lý Hồng Chí ở Mỹ kêu gọi tín đồ Pháp Luân Công phát chính niệm lại càng làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị Trung Quốc, nên càng tăng cường đàn áp do vậy số lượng người bị đàn áp tăng lên!! Chưa nói đến chuyện ông Lý Hồng Chí muốn xóa bỏ văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của Trung Quốc,thần thánh hóa bản thân (mà hiện nay tín đồ Pháp Luân Công tại Việt Nam đang thực hiện) thì đừng hỏi tại sao mà Trung Quốc cấm tập Pháp Luân Công. Do đó ông Lý Hồng Chí phải chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng triệu tín đồ Pháp Luân Công. --Eightcirclestheorem 15:22, ngày 19 tháng 11 năm 2016 (UTC)

Cần người dịch phiên bản tiếng Anh của Pháp Luân Công sang tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Như các bạn đã thấy, phiên bản tiếng Việt đã được tôi dịch phần Lịch sử tại TQ. Nội dung viết khách quan và công bằng, không khen chê, không mù quáng, không cay cú. Nhờ các bạn quan tâm đến bài này dịch giùm nội dung của bản Pháp Luân Công tiếng Anh sang tiếng Việt để nội dung được hoàn tất. Các bạn đăng ký tại đây để còn chia mục ra dịch, tránh bị dịch trùng lắp lãng phí công sức. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 10:01, ngày 8 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thành viên kia đang cố tình xóa mọi thông tin bất lợi cho PLC khỏi bài mà không dựa trên lý lẽ hợp lý nào, tôi đề nghị Tuanminh01 cảnh cáo anh ta về hành vi nàyDaothanhviet (thảo luận) 16:25, ngày 20 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tạm khóa bài[sửa mã nguồn]

@Daothanhviet:, @Sptuanvu:: Tôi tạm khoá bài, hai bạn thảo luận nội dung đưa vào tại đây nhé, sau khi thống nhất tôi sẽ thêm vào bằng tay. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 02:43, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]


_Những trang trên là thông tin của Pháp Luân Công đưa ra, thông tin đều có SỰ XÁC NHẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ THỨ BA chứ không phải tự biên tự diễn mà có được. Nếu xóa đi, chỉ để lại những thông tin mà Daothanhviet đưa ra thì còn gì là trung lập ?

"thông tin đều có SỰ XÁC NHẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ THỨ BA" - vậy thì Sptuanvu hãy thay các link tự xuất bản này bằng các link có nội dung xác nhận của các tổ chức kia (báo chí, ebook...), chứ không thể dùng link tự xuất bản của chính đối tượng nói về mìnhDaothanhviet (thảo luận) 03:20, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

__Theo lý lẽ của Daothanhviet thì chỗ nào có ghi "Pháp Luân Công" thì đều là nguồn "tự xuất bản" nhỉ ? _YÊU CẦU Daothanhviet KHÔNG XÓA TRÍCH DẪN BÊN THỨ 3 CỦA TÔI !

Theo lịch sử trang thì là bạn tự xoá đấy chứ, ĐTV chưa comment mà. Tôi thấy yêu cầu đó là hợp lý. Tuanminh01 (thảo luận) 03:34, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

_Thế ban đầu bạn đưa ra link đòi xóa, tôi đưa ra phản bác thì ai xóa những comment đó ?

Bạn đưa được nguồn thứ 3 thì thông tin sẽ được giữ. Tuanminh01 (thảo luận) 03:39, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

_ Nhỡ tôi đưa thông tin từ nguồn thứ 3 có ghi "Pháp Luân Công" trong đó, rồi Daothanhviet tiếp tục quy chụp đó là nguồn "tự xuất bản" thì thế nào ?

Nếu nguồn thứ 3 của bạn đủ uy tín thì Tuanminh01 sẽ tự quyết định chứ lo gì tôi xóa. Tôi đưa lại những đoạn tự xuất bản đó cho bạn biết mà kiếm link mới đây:
  • Pháp Luân Công đã giành được hơn 3000 giải thưởng và bằng khen[1] - clearwisdom.net là web của chính PLC
  • Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp, luật sư bị ngăn cấm bào chữa.[2] - minhui.org là web của PLC
  • Đài Loan học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện, và số lượng học viên rất đông. Ở khu tự trị Ma Cao, Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuy nhiên, có một số vụ việc như chính quyền không cho phép học viên thành lập những điểm nói rõ sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc tại những nơi tham quan du lịch, người ta nghi ngờ rằng có áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc phía sau sự ngăn cản này.[3] - vào link không thấy nội dung nào như bài viết

Ok, daothanhviet cần phân biệt rõ "nguồn tự xuất bản" là thế nào! Trong những trang bài viết đó đều là lấy dẫn chứng từ bên thứ ba về để chứng minh luận điểm của mình chứ không phải là "tự biên, tự diễn"

• Pháp Luân Công đã giành được hơn 3000 giải thưởng và bằng khen[6] - clearwisdom.net là web của chính PLC---> Có ghi hơn 3000 link dẫn chứng bên thứ ba bên trong, ông có đọc bài viết không vậy daothanhviet ? http://en.minghui.org/emh/special_column/recognition.html

• Ở Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp, luật sư bị ngăn cấm bào chữa.[2] - minhui.org là web của PLC---> Trong đó có ghi nguồn thứ ba rồi, nguồn của http://www.news.com.au/world/asia/a-bloody-harvest-thousands-of-people-slaughtered-for-their-organs-new-report-reveals/news-story/f447a106a86b2735d6beb4ae1685c160 và còn rất nhiều nguồn thứ ba khác

• _Ở Đài Loan học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện, và số lượng học viên rất đông. Ở khu tự trị Ma Cao, Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuy nhiên, có một số vụ việc như chính quyền không cho phép học viên thành lập những điểm nói rõ sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc tại những nơi tham quan du lịch, người ta nghi ngờ rằng có áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc phía sau sự ngăn cản này.[3] - vào link không thấy nội dung nào như bài viết ---> Nguồn đây,chỉ có daothanhviet là không vào được thôi : http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2009/127268.htm

• Năm 2012, ấn bản Minh Huệ Đa Ngữ, một trang web thông tin về Pháp Luân Công đã được đăng và phiên dịch thành nhiều thứ tiếng.[4][5] - Vẫn là của minhui.orgDaothanhviet (thảo luận) 03:43, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)---> Nó nói đúng sự thật, có rất nhiều trang web về Pháp Luân Công đã được đăng và phiên dịch thành nhiều thứ tiếng, khi nào nó nói dối thì hãy nói chứ đừng chụp mũ như thế : • Anh: http://en.minghui.org/ • Viêt: http://vn.minghui.org/news/ • Pháp: http://fr.minghui.org/ • và còn hơn cả chục nước nữa, xem thêm tại đây: http://www.minghui.org/mh/subsites.html

Bạn hãy đưa link báo chí về các giải thưởng này (nếu giải ở Mỹ thì lấy AP, CNN, Reuters, The New York times, nếu giải thưởng ở Úc thì lấy báo chí Úc, nếu giải thưởng ở New Zealand thì lấy báo chí New Zealand). Nói chung là link báo chí chứ không phải các link liên quan đến PLC như minhhui, minhhue, falundafa, daikynguyen v.v... Cảm ơn bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 04:27, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

☑YXong. Tôi đã tạm xóa thông tin trên ra khỏi bài viết, chờ bạn cung cấp nguồn tin báo chí của các nước sở tại thì tôi sẽ bổ sung lại vào bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 04:34, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

--- Ok ad, mình sẽ cập nhật : LHC được đề cử giải Nobel hòa bình 2001: http://www.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/02/01/hongkong.nobel/

☑YXong Duyệt. Thông tin này có thể đưa vào bài Lý Hồng Chí thì phù hợp hơn. Tuanminh01 (thảo luận) 05:22, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Người sáng lập Pháp Luân Công lọt Top 100 thiên tài đường đại của telegraph.co.uk , số 12 tại link :http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1567544/Top-100-living-geniuses.html

☑YXong Thông tin này có thể đưa vào bài Lý Hồng Chí thì phù hợp hơn. Tuanminh01 (thảo luận) 05:22, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tin của CNN, Pháp Luân Công đoạt giải tự do tôn giáo năm 2001 : http://www.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03/14/religion.china.usa/index.html

☑YXongDuyệt. Tuanminh01 (thảo luận) 05:22, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạt giải tự do nhân quyền của tổ chức U.S. Freedom House : http://www.tibet.ca/en/library/wtn/archive/old?y=2001&m=3&p=16_3

 Chưa đồng ý Từ chối với lý do: Link này không phải báo chí. Mời bạn cung cấp link khác. Tuanminh01 (thảo luận) 05:22, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

_Ad ơi, những giải của Lý Hồng Chí đều là thành tựu của có liên quan Pháp Luân Công, người ta trao giải vì những ảnh hưởng của Pháp Luân Công với xã hội. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, những giải lớn đều có trên báo nhưng những giải ở Trung Quốc trước 1999 và những giải nhỏ hơn thì đều bị xóa hoặc không có trên báo lớn, chỉ có bản chụp tại đây : http://thinhnguyen.org/cac-bang-khen-va-giai-thuong. Giống như Việt Nam có nhiều giải thưởng cho những tổ chức khác nhau nhưng các giải có tầm vóc lớn mới được lên báo, các giải nhỏ hơn không được lên nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của các giải đó được . 3000 giải thưởng, bằng khen ... có liên quan quan đến Pháp Luân Công cũng thế, mong ad xem xét , tất cả giải thưởng và bằng khen đều có chụp lại rõ ràng tại đây : http://en.minghui.org/emh/special_column/recognition.html

 Chưa đồng ý Link mẹ hát con khen hay thì đâu có dùng được. Tôi post lên trang tuanminh.org bảo tôi có 10000 bằng khen trên toàn cầu thì bạn tính sao? Phải lấy link báo chí là vì thế. Tuanminh01 (thảo luận) 05:59, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Mà bài viết PLC thì chỉ lấy giải của PLC mà thôi, giải của Lý Hồng Chí thì viết vào bài Lý Hồng Chí. Cái nào ra cái đó bạn nhé. Tuanminh01 (thảo luận) 06:01, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ad nói ad có 10000 bằng khen mà ad không đưa ra được ảnh chụp thì có ai tin ad chứ ? Đằng này trên web của Pháp Luân Công đều có ảnh chụp ghi rõ thông tin ngày tháng, đơn vị cấp giải thưởng đàng hoàng mà

Thời Pháp Luân Công truyền ra (1992) thì internet chưa phổ biến, những giải thưởng tại Trung Quốc được chụp bằng hình ... thì làm sao có link được, yêu cầu tất cả giải thưởng đều phải có link mới được công nhận liệu có hợp lý ?

Ảnh chụp không có giá trị pháp lý, giờ Photoshop dễ dàng, vậy nên mới cần nguồn báo chí để mọi người đều có thể xác minh một cách khách quan. Cái gì mà không được báo chí hay sách vở hàn lâm khẳng định thì wikipedia không đưa vào, bạn hiểu rồi chứ? Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 06:13, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nói như thế không công bằng cho lắm, cùng một cách làm là chụp ảnh, đưa tin thì 3000 giải thưởng không được công nhận trong khi đó thì việc "Từ năm 2014 đến 2016, Công an các tỉnh Vĩnh Phúc[119], Gia Lai[120], Ninh Thuận[121], Kon Tum[122] đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ và ngăn chặn việc phát tán tài liệu tuyên truyền Pháp Luân Công" cũng chỉ là thông tin một chiều của báo thân Đảng,con hát mẹ khen hay lại được đưa lên trang chính. Như thế liệu có công bằng và trung lập ? Ít ra phải đưa link chứng minh 3000 giải thưởng kia không có thật mới công bằng, còn không nên giữ ý kiến ban đầu là Pháp Luân Công đạt được 3000 bằng khen, giải thưởng... mới đúng với tính thần trung lập.

Lịch sử là như vậy, luôn chỉ ghi nhận những người chiến thắng. Các báo thân PLC đâu rồi? Chả lẽ chỉ có mỗi Đại kỷ nguyên? Bạn hãy tìm kiếm đi. Tuanminh01 (thảo luận) 09:32, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  1. ^ Giải thưởng và bằng khen
  2. ^ “ĐCS Trung Quốc ngăn chặn giới luật sư tham gia bào chữa cho ông Lật Chí Cường”. vn.minghui.org. ngày 23 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ “Hong Kong looks dimly upon harassment of Falun Gong”. theepochtimes.com. ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.

Thêm nguồn giải thưởng của Pháp Luân Công _Pháp Luân Đại Pháp: Giải Thưởng & Thư Công Nhận [1] _Các Bằng Khen Và Giải Thưởng [2]

 Chưa đồng ý Từ chối với lý do: Link này không phải báo chí. Mời bạn cung cấp link khác. Tuanminh01 (thảo luận) 09:52, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ dafoh.net/gioi-thieu-phap-luan-dai-phap/phap-luan-dai-phap-giai-thuong-thu-cong-nhan
  2. ^ thinhnguyen.org/cac-bang-khen-va-giai-thuong

Tại Việt Nam[sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đều bị giải tán--> Nói Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp Pháp là sai vì Tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 [1] có viết: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Mọi công dân đều có quyền tập Pháp Luân Công theo Hiến Pháp - văn bản có tính Pháp Lý cao nhất.

VÀ QUAN TRỌNG LÀ : Không có bất kì văn bản có tính HỢP PHÁP nào nói tập Pháp Luân Công là trái với Pháp Luật

Đó là BBC nói vậy. Bạn có thể đưa ra nguồn nói ngược lại, tức là Pháp Luân Công được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam không? Nếu có, tôi sẽ đưa thông tin vào bài. Tuanminh01 (thảo luận) 08:28, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

  1. ^ btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4881/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_trong_Hien_phap_Viet_Nam

Từ năm 2014 đến 2016, Công an các tỉnh Vĩnh Phúc[117], Gia Lai[118], Ninh Thuận[119], Kon Tum[120] đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ và ngăn chặn việc phát tán tài liệu tuyên truyền Pháp Luân Công.---->Cho hỏi văn bản nào cho phép họ làm điều đó? tất cả đều là nguồn 1 chiều của những tờ báo địa phương,không hề xuất hiện trên trang web chính thức của cơ quan cấp cao nhà nước , không hề có văn bản nào ra lệnh làm việc này cả (vì việc đó đi ngược làm Hiến Pháp, trái với Pháp Luật nên họ chỉ dảm ra chỉ thị miệng) . Họ tự tiện làm việc đó để tiếp tay cho hoạt động chống phá Pháp Luân Công của Trung Quốc tại Việt Nam. Đề nghị xóa bỏ để giữ vững tính trung lập và sự tôn trọng luật pháp Việt Nam.


Pháp Luân Công hợp Pháp vì Tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 - văn bản có tính Pháp lý cao nhất -quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.[1]

Công dân có quyền tập Pháp Luân Công vì nhà nước không cấm . Không hề có văn bản cấm tập Pháp Luân Công có giá trị Pháp lý nào tồn tại ở Việt Nam

Wikipedia không có trách nhiệm trả lời bạn. Wikipedia chỉ đăng lại thông tin trên báo chí/sách vở mà thôi. Wikipedia không phải quan tòa hoặc chuyên gia pháp luật. Nếu bạn không đồng ý, bạn có thể tìm nguồn nói ngược lại, để tôi đưa vào bài cho bài viết trung lập hơn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 08:35, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"Công dân có quyền làm những điều Pháp Luật Không cấm " link : [2]

Bạn có thể đưa ra nguồn nói ngược lại với BBC, tức là Pháp Luân Công được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam không? Nếu có, tôi sẽ đưa thông tin đó vào bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 08:41, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vấn đề Pháp Luân Công, chủ trương của Việt Nam là gì? [3] trong link có cả video giới thiệu Pháp Luân Công trên kênh của chính quyền là HTV

 Chưa đồng ý Bài viết trên daikynguyenvn không hề nói PLC được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tuanminh01 (thảo luận) 08:50, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đã bổ sung vào bài: Tính đến tháng 12/2015, không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương đường lối của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công.

Tham khảo

  1. ^ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4926/Hien_phap_2013_Tu_do_tin_nguong_la_quyen_co_ban_cua_con_nguoi
  2. ^ danluat.thuvienphapluat.vn/cong-dan-duoc-lam-nhung-gi-phap-luat-khong-cam-con-co-quan-cong-quyen-chi-duoc-86340.aspx
  3. ^ www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/van-de-phap-luan-cong-chu-truong-cua-viet-nam-la-gi.html

Đập phá lăng[sửa mã nguồn]

VIỆC ĐẬP LĂNG LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ XƯNG VÀ MẠO NHẬN, ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CỦA CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG


Ngay cả trong nguồn báo của BBC cũng ghi rõ những kẻ này là tự xưng và không có gì đảm bảo họ là học viên Pháp Luân Công. Ngược lại các báo trong nước cũng có phản ứng.

"Những học viên PLC đang ra sức phân trần rằng: Nguyễn Doãn Kiên là kẻ tâm thần hoang tưởng, tự xưng học viên PLC vì tự phong là “Chính Vương” ở trên trời qua bản Lời Hiệu Triệu trên facebook và không thực hành đúng nguyên lý cốt lõi của PLC (người học viên được yêu cầu học các động tác và thực hành nguyên lý Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) trong cuộc sống hằng ngày, nghiêm cấm tham gia các hoạt động chính trị, thành lập đảng phái và can thiệp vào sự vụ quốc gia)." 

Hơn thế nữa. Nếu Pháp Luân Công có liên quan đến chính trị năm 2014 lúc Nguyễn Doãn Kiên đập lăng thì đã không có việc các tờ báo trong nước có thể đưa tin khen ngợi Pháp Luân Công trên trang nhất 2016. Hành động của nguyễn doãn kiên hoàn toàn là mạo danh và đã được làm rõ tại thời điểm ấy.

Nguồn: Báo khoa học và đời sống: https://www.facebook.com/dafa.great/videos/vl.1744841715729214/2069413256617259/?type=1 https://www.facebook.com/qua.ha.988/posts/669874096495810 https://www.facebook.com/qua.ha.988/posts/660887074061179

Báo đầu tư tài chính 11/7/2016 lên án tội ác mổ cướp nội tạng đối với Pháp Luân Công: https://www.facebook.com/qua.ha.988/posts/670431616440058


Phản ứng của các học viên Pháp Luân Công:

" Đinh Đan Các bạn lưu ý, học viên Pháp Luân Công Việt Nam không ai thừa nhận những kẻ này. Họ là 1 nhóm người tự xưng là Pháp Luân Công rồi thực hiện những hành động chính trị sằng bậy ấy. Pháp Luân Công từ trước đến nay là một môn tập ôn hòa, phi chính trị và bất bạo động. Những kẻ thực hiện hành động này là đi trái với tôn chỉ của môn tập , cũng không phải học viên chúng tôi. Những người tập Pháp Luân Công ở Việt Nam không ai công nhận hành động trên. Mong mọi người hãy tĩnh táo suy xét.

Pháp Luân Công ở Trung Quốc , đến bây giờ qua 15 năm bị bức hại vẫn không gây ra bất kỳ cuộc bạo động nào. 100 triệu người tập vẫn là dùng hình thức kiến nghị và thỉnh nguyện ôn hòa khắp nơi để nói rõ về sự thật cuộc bức hại và tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Điều là nhẫn chịu, dùng Chân Thiện Nhẫn để nói rõ sự thật. Chúng tôi phi chính trị và bất bạo động, không hề mang tâm thù ghét ai hay bất kỳ thể chế chính trị nào cả, càng không có những hành động cực đoan như thế. Mong các bạn hãy nhận thức rõ sự việc này!

Chúng tôi đều mong muốn đất nước được bình an yên ổn. Tu luyện Chân Thiện Nhẫn và làm điều tốt cho mọi người và xã hội xung quanh. Đừng nhìn nhận tiêu cực về chúng tôi mà gây bất ổn, kỳ thị trong nội bộ dân tộc. " Doyuu (thảo luận) 03:24, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Facebook ko được coi là nguồn tin ở wikipedia, do trên đó viết gì cũng được. Mời ban cung câp nguồn báo chí hoặc sách vở nhé. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:28, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]


Nguồn báo chí đưa tin:

Báo Khoa học & Đời sống số 75 - thứ tư ngày 22/6/2016: Link ảnh: http://www.upsieutoc.com/image/mesXG http://www.upsieutoc.com/image/mea6E http://www.upsieutoc.com/image/medL0


Báo Khoa học & Đời sống số 85- thứ 6 ngày 15/7/2016: Link ảnh: http://www.upsieutoc.com/image/meH0s http://www.upsieutoc.com/image/meO3B http://www.upsieutoc.com/image/mehc1

Cả 2 lần báo khoa học đời sống đều đăng trên trang nhất.

Báo đầu tư tài chính cơ quan của đảng bộ cộng sản VN , số 950, thứ 2 ngày 11/7/2016 cũng có bài lên án tội ác của TQ, đứng về phía Pháp Luân Công, đủ để thấy môn tập này không có liên quan đến chính trị hay sự kiện đập lăng kia : Link ảnh:

http://www.upsieutoc.com/image/me9XK http://www.upsieutoc.com/image/meCQU http://www.upsieutoc.com/image/mejLb

Link ảnh ko có giá trị, bạn hãy cung cấp link đến trang báo chí để tôi và các bạn khác có thể kiểm chứng. Tuanminh01 (thảo luận) 03:45, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đây là báo giấy bán công khai mà Admin. Các phiên bản báo giấy bán công khai của các cơ quan nhà nước thì nội dung sẽ không upload lên mạng, Như báo hoa học trò, các báo khác lớn khác cũng vậy. Nội dung báo giấy bán trực tiếp ngoài xã hội thì sẽ không được đề cập trên website để có thể kinh doanh. Các báo ấn phẩm viết đã được đưa ra xã hội này con xác thực hơn các bài viết hay nguồn báo khác trên internet. nếu cần mình có thể gửi cho bạn vài bản các tờ báo này để xác nhận. 1 số mình vẫn còn giữ.

Việc kiểm định báo giấy rất khó, do đó tôi yêu cầu báo mạng để mọi người đều có thể vào xem. Bạn ko có nguồn báo mạng à? Tuanminh01 (thảo luận) 04:02, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi xác nhận là các bài đăng về PLC trên báo KHĐS là có thật. Tuy nhiên, chỉ có mỗi báo này đăng. Và nội dung cũng chỉ nói về tập luyện. Vì vậy cũng chỉ dùng ở mức độ hạn chế (nguồn báo chí, không phải nguồn hàn lâm). Còn về nguồn trên báo ĐTTC không nói gì về việc báo đó "lên án", mà chỉ trích dẫn Nghị quyết của Hạ viện Mỹ "lên án". Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dẫn nguồn ban đầu (tức là nghị quyết của Hạ viện Mỹ) để tránh bị xem là vặn nguồn. Thái Nhi (thảo luận) 04:16, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đây là link trang chính thức của báo Sài gòn đầu tư tài chính, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản VN đăng chính xác lại những gì mình đã đề cập trên báo giấy: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20160709/Ky-2-Diem-den-Trung-Quoc.aspx

Bài báo của cơ quan ngôn luận đảng VN, Lên án tội ác của chính phủ Trung Quốc và đứng về phía các học viên Pháp Luân Công. Đủ để thấy ở VN Pháp Luân Công không dính dáng gì đến chính trị. Ngoài ra tất cả các báo nói về sự kiện đập lăng đều dùng từ "TỰ XƯNG" hoặc "MẠO DANH:" để nói về nhóm người này, đó không phải là những học viên Pháp Luân Công, chỉ là những kẻ giả mạo. Ngoài ra thông tin này không nên được đề cập trong nội dung của Pháp Luân Công trên Wiki. Do đây là trang thông tin có tính chất cộng đồng và khách quan sự việc kia là mạo danh và tự xưng, không liên quan đến tính trung lập của bài viết.

OK nguồn này, nhưng nội dung không có gì liên quan đến đập phá lăng cả. Bạn làm ơn đưa tin về đập phá lăng để tôi bổ sung. Tuanminh01 (thảo luận) 04:24, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vụ đập lăng trước giờ là 1 sự kiện mạo danh thôi admin, cũng là 1 sự việc không chính thống. Do nó chỉ là mạo danh để làm. Các báo chính thống cũng không hề đưa tin, các báo đưa tin nói là mạo danh chỉ rõ ra hơn thì lại là báo nguyễn tấn dũng thì wiki cấm ko dùng nguồn này, các báo như BBC cũng nói là tự xưng hay mạo danh thôi không phải là các học viên Pháp Luân Công. Luận điểm mình đưa ra là việc này hoàn toàn giả dối, ngay cả các báo cơ quan ngôn luận của Đcs VN còn đưa tin đứng về phía Pháp Luân Công sau các sự kiện là cũng đủ chứng minh môn tập này không hề liên quan đến chính trị hay có tổn hại gì đến Việt Nam qua sự kiện mạo danh kia.

Rất tiếc cho bạn. Wikipedia làm việc với các nguồn đáng tin cậy chứ không thông qua suy diễn cá nhân. Nếu bạn có nguồn đáng tin cậy về việc mạo danh PLC của Nguyễn Doãn Kiên thì thông tin trên sẽ được bổ sung vào bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 04:38, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Nhắc lại, nội dung bài báo không "lên án" mà chỉ trích dẫn Nghị quyết Hạ viện Mỹ "lên án". Nếu bạn tiếp tục khẳng định như thế sẽ bị xem là vặn nguồn. Thái Nhi (thảo luận) 04:43, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thái Nhi: Nguồn của Hạ Viện Mỹ đây bạn: https://www.congress.gov/bill/114th-congress/house-resolution/343/text

Tuấn Minh: Mình biết việc bạn đề cập, nhưng sự kiện đập lăng này ngay từ đầu đã không đáng tin cậy đến mức được các nguồn báo chính thức đề cập. Nó thậm chí không được các nguồn đáng tin cậy nào ở Việt Nam làm việc. Các báo khác thì chỉ ghi lại là mạo danh. Ngay cả BBC cũng nói là tự xưng hoặc mạo danh, thì không thể nói đó là học viên Pháp Luân Công được, cũng không thể để sự kiện không chính thống này vào đề tài Pháp Luân Công ở Việt Nam, do thực tế thì môn tập này được cả chính phủ và người dân, báo chí công nhận và ủng hộ tại Việt Nam. Nếu nói ở VN, mình xin trích sự kiện báo đầu tư sài gòn, cơ quan ngôn luận của Đảng Vn đứng về Phía Pháp Luân Công sẽ khách quan và thực tế hơn. Đó cũng là nguồn tin cậy có thể xác nhận được. Sự kiện mạo danh đập lăng nên xóa đi, do nó không có tính phổ biến, cũng không thể đại diện cho các thông tin chính thống của Pháp Luân Công ở Việt Nam khi được đề cập trên wiki.

http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20160709/Ky-2-Diem-den-Trung-Quoc.aspx

Trang chủ của BBC trên facebook cũng ghi rõ là cả 4 đều là mạo nhận và thông tin này còn bị tranh cãi, trong khi bên dưới đã có rất nhiều comment của các học viên Pháp Luân Công làm rõ và phản đối hành động mạo danh này:

"Cả bốn tự nhận là học viên Pháp Luân Công, nhưng một số tổ chức không chính thức của Pháp Luân Công tại Việt Nam lên tiếng bác bỏ." https://www.facebook.com/BBCVietnamese/posts/941941045818638

Link bbc.in bạn đưa bị lỗi 404. Bạn cung cấp link khác nhé, cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 05:20, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]


Link của BBC đề cập đến việc tự nhận của 4 người này:

"Bốn người tự nhận theo Pháp Luân Công và có kế hoạch phá hoại một số địa chỉ nổi tiếng ở Hà Nội vừa bị phạt giam." "Cả bốn tự nhận là học viên Pháp Luân Công, nhưng một số tổ chức không chính thức của Pháp Luân Công tại Việt Nam lên tiếng bác bỏ điều này." http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/04/140403_nguyendoankien_jailed

Nếu nói về tính trung lập thì BBC cũng đủ chứng minh đây không phải là các học viên Pháp Luân Công thực sự mà chỉ là tự nhận. Nội dung này không nên được đề cập trong 1 bài viết có tính tổng quát và trung thực về Pháp Luân Công trên wiki. Kiểu như nói 4 người tự nhận là người của Việt Nam đi làm chuyện đánh boom gì đấy thì ko thể lưu lại trên wiki khi nói về Việt Nam được.

☑YXong Nội dung trong bài đã nói rõ là tự xưng rồi. Nếu 4 người này tự nhận là tín đồ Hồi giáo thì tôi sẽ bỏ ra khỏi bài, đáng tiếc là họ tự nhận là học viên PLC nên rõ ràng có liên quan. Nếu bạn có nguồn báo chí nói 4 người này là giả mạo thì làm ơn cung cấp nguồn để tôi bổ sung nhé. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 05:54, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bạn viết bài thì phải đưa link ra, chứ sao lại bắt người khác đem ra? Còn về chuyện nghị quyết "lên án" thì liên quan gì đến bài báo "lên án". Bạn cần nắm được quy tắc viết bài của Wiki: nếu nội dung bạn không đạt hoặc suy diễn nguồn thì nó vẫn bị xóa. Nếu bạn viết câu "Hạ viện Mỹ lên án", OK. Nhưng bạn viết câu "báo VN lên án" thì trật. Chí bét bạn phải viết chính xác "báo VN dẫn trích Nghị quyết của Hạ viện Mỹ lên án". Việc Tuanminh01 kiên nhẫn giải thích, chính là hảo ý để bạn biết cách tự viết, chứ không nên đổ sang cho bạn ấy phải làm thay bạn. Thái Nhi (thảo luận) 05:56, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cái này không trung lập admin ơi. Ví dụ 4 người tự nhận là người của Wikipedia đi đến đó đập lăng. Báo BBC cũng đăng tin là 4 người này là tự nhận của Wikipedia . Vậy khi nói về Wikipedia ở Việt Nam, 1 bài viết chung mang tính trung lập như vậy cung cấp về Wikipedia ở Việt Nam có thể thêm nội dung 4 người tự nhận thuộc tổ chức wikipedia này đi đập lăng không? Đâu có gì chứng minh 4 người này là của Wikipedia, ngay cả báo chí cũng ghi rõ là tự nhận không phải là thành viên thực sự.

☑YXong Chuẩn rồi đó bạn. Nếu 4 người này tự nhận họ là tín đồ Hồi giáo thì có thể bổ sung thông tin trên vào bài Hồi giáo. Nếu 4 người này tự nhận là tín đồ của Wikipedia thì bạn có thể bổ sung vào bài wikipedia. Hoàn toàn chính xác luôn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:07, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bổ sung nhưng tin đó không trung lập. Không thể được giữ lại phải không Admin? Do đây là tự nhận thuộc Wikipedia, chứ đâu liên quan gì đến nội dung thực chất mà wikipedia muốn đề cập và truyền tải, tự dưng đang nói về wiki, sau đó có 4 người tự nhận này đập lăng, 4 người tự nhận khác đánh boom thuộc tổ chức wikipedia được. Thông tin này vừa không có xác nhận là thuộc wikipedia cũng không trung thực là của wikipedia mà chỉ là tự nhận. 2 vấn đề hoàn toàn không liên quan , cũng dẫn đến 1 cái nhìn cực đoan và suy nghĩ xấu từ xã hội đối với Wikipedia. Do đề cập thông tin không liên quan cũng không trung lập.

Wikipedia không quan tâm xã hội nghĩ gì về wikipedia. Wikipedia chỉ đăng các thông tin có nguồn gốc chính thức (trong trường hợp này là BBC). 4 người trên tự nhận là PLC, và BBC đăng lại tin này. Vậy là đủ để đưa vào rồi bạn. Để trung lập thì bạn có thể đăng thông tin báo chí khác nói họ không phải là người PLC. Tuanminh01 (thảo luận) 06:20, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Wikipedia ko quan tâm xã hội nghĩ gì, nhưng đăng tin phiến diện thế này cũng khiến cho nguòi đọc hiểu sai cho Wikipedia. đây cũng là 1 tin không nên đề cập khi chỉ nói về nội dung của Wikipedia, thực tế wikipedia ngoài xã hội là khác với tin tức đó.Nó không phản ánh thực chất được khi nói tự xưng Wikipedia đánh bom, hoặc tự xưng wiki rồi đập lăng... Nội dung này không nên được đề cập trong chủ đề hàn lâm và trung lập. Vì nó cũng khiến người đọc có cái nhìn thiên lệch. Nên bổ sung hoặc thay bằng nội dung khác trung lập hơn của các báo chính thống khác. Pháp Luân Công cũng thế .Khi nói về Pháp Luân Công ở Việt Nam cũng có rất nhiều báo đăng tải nội dung xác thực và cho đọc giả cái nhìn trung lập. Sự việc chính trị này không phản ánh đúng thực tế xã hội và báo chí khi nói đến Pháp Luân Công ở VN.

 Đồng ý Thế cho nên wikipedia cần những người như bạn. Sự đóng góp của bạn sẽ làm bài viết càng ngày càng phong phú. Càng nhiều người như bạn đóng góp thì bài viết sẽ ngày càng trung lập hơn, sát với thực tế hơn. Bạn muốn đưa thông tin nào vào bài thì đưa nguồn và nội dung bạn đưa tại đây, tôi sẽ xem xét và thêm nó vào bằng tay. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:38, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Các phiên bản báo giấy mình đã đề cập Ad rồi, tuy nó không đủ tiện lợi cho admin nhưngg cũng giúp mọi người hiểu rõ nhìn nhận của xã hội về Pháp Luân Công. Mình xin trích 1 bài viết giới thiệu về Pháp Luân Công trên Vn express ở link này: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/chua-benh-bang-luyen-khi-cong-nhu-nguoi-trung-hoa-3378399.html

Đồng thời sửa lại nội dung Pháp Luân Công ở Vn là: Môn tập này phổ biến ở nhiều công viên tại Việt Nam, được báo giấy và các tờ báo lớn công nhận về lợi ích sức khỏe.

 Chưa đồng ý Đó không phải là bài báo, đó chỉ là 1 video VNE đăng lại của Energy Art mà thôi. Energy Art thì lại không phải báo chí. Bạn cần đưa 1 link báo chí trong đó nhắc đến PLC một cách rõ ràng thì mới dùng được. Tuanminh01 (thảo luận) 06:59, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhưng đó là cũng đã được VNexpress đề cập và giới thiệu rồi mà Ad. Vậy mình xin dẫn bằng link này. Báo này cũng có nhiều người biết: http://tinhhoa.net/bao-khoa-hoc-doi-song-luyen-phap-luan-cong-bac-si-tim-vuot-cua-tu.html

Đồng thời sửa lại nội dung Pháp Luân Công ở Vn là: Môn tập này phổ biến ở nhiều công viên tại Việt Nam, được báo giấy và các tờ báo lớn công nhận về lợi ích sức khỏe.

 Chưa đồng ý Nguồn không nói câu đó. Bạn chỉ có thể trích dẫn từ bài báo. Tuanminh01 (thảo luận) 08:30, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vậy mình xin trích câu này: Ngày 15/7/2016 Lợi ích từ việc tu luyện môn tập Pháp Luân Công đang ngày càng được người dân Việt Nam ghi nhận. , báo ‘Khoa học & Đời sống’ đăng bài viết có tựa đề “Luyện Pháp Luân Công, bác sĩ tim vượt “cửa tử””. Bài viết kể về trải nghiệm nhiệm màu của TS.BS Lê Thị Thanh Thái, một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch ở Việt Nam. http://tinhhoa.net/bao-khoa-hoc-doi-song-luyen-phap-luan-cong-bac-si-tim-vuot-cua-tu.html

 Đồng ý Tôi đã viết như sau: Báo Khoa học & Đời sống ghi nhận Pháp Luân công có khả năng đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bạn thấy thế nào?

Ad nên đề cập trực tiếp tên bài viết và nội dung tóm tắt ngắn gọn để khách quan và có nhiều thông tin hơn cho người đọc cân nhắc.

Ngoài ra mình xin thêm thông tin về việc Việt Nam không cấm Pháp Luân Công:

Hiện tại, ở Việt Nam không có bất kỳ văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý cấm Pháp Luân Công. Mặc khác, Hiến pháp Việt Nam cho phép mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do tín ngưỡng.

“Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”. (Bản thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được phát trên truyền hình VTV1).

Trên thế giới, ngoại trừ tại Trung Quốc, học viên Pháp Luân Công bị đàn áp, bắt giam và sát hại đồng thời mổ cắp nội tạng, thì môn tập này được đón chào và đánh giá cao tại rất nhiều quốc gia.

http://tinhhoa.net/nhung-thong-tin-lien-quan-viec-htv-dua-tin-ve-phap-luan-cong.html

 Đồng ý Đã bổ sung vào bài: Tính đến tháng 12/2015, không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương đường lối của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công.

Sự kiện Nguyễn Doãn Kiên mạo danh nên xóa đi, Đại Kỷ Nguyên, 1 tờ báo có các thông tin của Pháp Luân Công cũng phủ nhận những người này và khẳng định là mạo danh không phải là học viên Pháp Luân Công:

" Vũ Hồng Tố tự nhận là học viên Pháp Luân Công trong khi các học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam đều lên tiếng phủ nhận điều này, bởi theo quan điểm của nhiều học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam được gửi đến cho Đại Kỷ Nguyên : Nhóm do Nguyễn Doãn Kiên đứng đầu có những hành động kích động, cực đoan và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Những người này hành động đi ngược lại những yêu cầu căn bản và bắt buộc của môn Pháp Luân Công được ghi trong phần Phụ lục IV, sách Đại Viên Mãn Pháp của môn Pháp Luân Công (còn có tên gọi khác là Pháp Luân Đại Pháp)

Như vậy, dựa trên những thông tin được trực tiếp cung cấp đến cho Đại Kỷ Nguyên từ nhiều học viên Pháp Luân Công, có thể thấy rằng hiện nay một số cơ quan truyền thông trong và ngoài nước gọi nhóm do Nguyễn Doãn Kiên đứng đầu là nhóm “Học viên Pháp Luân Công” là không chính xác."

http://vietdaikynguyen.com/v3/25769-hoc-vien-phap-luan-cong-chet-trong-tu-o-viet-nam/ thảo luận quên ký tên này là của Doyuu (thảo luận • đóng góp).

 Đồng ý Đã bổ sung vào bài: Theo báo Đại kỷ nguyên thì bốn người này không phải học viên Pháp Luân Công. Tuanminh01 (thảo luận) 09:37, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy bạn Tuanminh đang sử dụng 1 số thông tin từ tờ vietdaikynguyen. Tôi chấp nhận đây là 1 tờ báo hợp lệ, nhưng tôi đề nghị trước mỗi đoạn viết trích nguồn từ báo này thì cần phải đi rõ "Theo báo Đại Kỷ nguyên (tờ báo thuộc sở hữu của tổ chức Pháp luân công) thì...", bởi vì việc sử dụng thông tin từ 1 tờ báo nói về chính tổ chức mẹ của nó thì sẽ không đảm bảo khách quan, cần phải ghi rõ nguồn gốc để người đọc biếtDaothanhviet (thảo luận) 10:13, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đã ghi rõ ĐKN là của PLC. Tuanminh01 (thảo luận) 05:23, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Pháp Luân Công tại Việt Nam[sửa mã nguồn]

Về phần Pháp Luân Công tại Việt Nam, cá nhân tôi nghĩ là phần này viết không trung lập. Pháp Luân Công bao gồm các bài tập và nguyên lý đạo đức, vậy việc người dân lên mạng xem, chia sẻ và cùng nhau tập là không vi phạm bất kỳ luận nào, và cũng không cần luật nào quản lý, vì tự do rèn luyện sức khỏe và tự do thảo luận, chia sẻ là quyền cơ bản của con người.

Về vấn đề đập phá lăng, những người này tự nhận là học viên Pháp Luân Công, chứ không ai xác nhận. Có thể tham khảo BBC: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/04/140403_nguyendoankien_jailed

 Đồng ý Bạn xem kỹ nhé, bài cũng ghi rõ là tự nhận rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 05:16, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Một số báo như Khoa học và Đời Sống, Pháp Luật, Vnexpress cũng có đăng bài viết về lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công. Những báo này là báo lề phải (theo người dân Việt Nam hiểu là báo dòng chính): http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/chua-benh-bang-luyen-khi-cong-nhu-nguoi-trung-hoa-3378399.html

 Chưa đồng ý Chỉ là một video VNE copy lại của Energy Art. Energy Art không phải là báo. Tuanminh01 (thảo luận) 05:19, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Báo Khoa học và Đời sống là phiên bản báo giấy vì thế không thể dẫn nguồn đưa lên wikipedia, chỉ có thể dẫn nguồn 1 bài báo khác đăng lại: http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/bao-khoa-hoc-doi-song-luyen-phap-luan-cong-bac-si-tim-vuot-cua-tu.html

 Chưa đồng ý Nguồn Đại kỷ nguyên dùng hạn chế vì nó là báo của PLC, nên coi là không khách quan khi nói về chính nó. Tôi đã thay bằng nguồn khác. Tuanminh01 (thảo luận) 05:16, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Theo báo Khoa học và Đời sống, số 85 ra Thứ Sáu, ngày 15/07/2016 thì TS.BS Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã vượt qua được bệnh tim hiểm nghèo và khỏe mạnh nhờ tập Pháp Luân Công. Như vậy, đây là một ví dụ tiêu biểu về khả năng chữa bệnh của Pháp Luân Công nên đưa vào.

 Đồng ý Đã đưa vào bài "PLC tại VN". Tuanminh01 (thảo luận) 05:19, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hơn nữa, trên youtube cũng có video phỏng vấn trực tiếp bà Lê Thị Thanh Thái, không thể xem video phỏng vấn trực tiếp tác giả là không chính thống, đặc biệt là nơi mà báo chí dòng chính bị kiểm duyệt gay gắt như ở Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=yn0kbLDO_CE

 Chưa đồng ý Youtube không được tính là nguồn, phải là báo chí có link rõ ràng. Tuanminh01 (thảo luận) 05:19, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Video trên của NTD Tiếng Việt là một kênh truyền thông tiếng Hoa lớn tại Mỹ quốc, nhưng tại Việt Nam chỉ mới có kênh youtube nó cũng có thể xem là nguồn tham khảo vì phỏng vấn trực tiếp tác giả. Còn có những video tự phát của học viên Pháp Luân Công như: https://www.youtube.com/watch?v=3o5qRnhc00w cũng có thể xem là một nguồn tham khảo.

 Chưa đồng ý Youtube không được tính là nguồn, phải là báo chí có link rõ ràng. Tuanminh01 (thảo luận) 05:19, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Như vậy, kính mong ban biên tập đưa những thông tin trên vô phần Pháp Luân Công tại Việt Nam.

MF6 (thảo luận) 02:08, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Xử phạt 2 đối tượng tuyên truyền trái phép Pháp luân công[sửa mã nguồn]

(NLĐO) - Hai đối tượng này bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang phát tán tài liệu Pháp luân công mà không được cơ quan chức năng cho phép

Đại tá Huỳnh Cầm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận, ngày 24-6, cho biết Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm đã ra quyết định xử phạt hành chính Phạm Văn Mới (SN 1980, ở Long Mỹ, Hậu Giang) và Nguyễn Thị Sen (SN 1974, trú Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi tuyên truyền trái phép tài liệu Pháp luân công.

Mới và Sen bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang phát tán tài liệu Pháp luân công mà không được cơ quan chức năng cho phép. Tang vật thu giữ gần 100 ấn phẩm, tài liệu, kinh văn tuyên truyền về Pháp Luân công. Tại cơ quan công an, 2 đối tượng đã thành khẩn nhận lỗi. Pháp luân công là môn phái thiền, các bài tập sinh lực và các bài giảng đạo đức làm phương tiện tu luyện tâm thân. Tuy nhiên, trong nội dung tuyên truyền của Pháp Luân Công có một số quan điểm phản khoa học như: người tập Pháp luân công khi đạt đến “khai ngộ” thì linh hồn sẽ bất diệt; nguyên nhân của bệnh tật là do việc làm xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công thì không cần chữa trị vẫn khỏi bệnh …

Công an Ninh Thuận khuyến cáo người dân cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp luân công, gây phức tạp tình hình trật tự xã hội địa phương. [1] [2]

 Đồng ý Đã đưa vào bài từ trước đó rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Công an tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp Luân Công, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương.[sửa mã nguồn]

Hiện nay, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng tán phát tập tài liệu (không có tên tác giả, nơi xuất bản, thời gian xuất bản) tuyên truyền về Pháp luân đại pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được lồng ghép trong tờ báo Khoa học và đời sống số 85 ngày 15/7/2016; trong đó có nội dung thông tin liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công tại trung Quốc. Qua sơ bộ, được biết Pháp Luân Công là môn phái thiền, các bài tập sinh lực và các bài giảng đạo đức làm phương tiện tu luyện tâm thân. Tuy nhiên, trong nội dung tuyên truyền của Pháp Luân Công có một số quan điểm phản khoa học như: người tập Pháp luân công khi đạt đến “khai ngộ” thì linh hồn sẽ bất diệt; nguyên nhân của bệnh tật là do việc làm xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công thì không cần chữa trị vẫn khỏi bệnh…

Để kịp thời ngăn chặn tình trạng tán phát tài liệu Pháp Luân Công tuyên truyền trái phép trên địa bàn, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời tình trạng tán phát tài liệu tuyên truyền này. Qua đây, Công an tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp Luân Công, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương. [1]

 Đồng ý Đã đưa vào bài từ trước đó rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thu hồi tài liệu tuyên truyền tà đạo "Pháp Luân Công"[sửa mã nguồn]

(GLO)- Vừa qua, Công an tỉnh Gia Lai đã thu hồi 883 tập tài liệu về tà đạo Pháp Luân Công. Số tài liệu này được các đối tượng lạ mặt phát tán vào cùng thời điểm ở 10 xã, phường, thị trấn của 3 huyện Đức Cơ, Chư Prông, Đak Đoa và TP. Pleiku. Theo nhận định của cơ quan chức năng, đây là các hoạt động có tổ chức, móc nối nhằm gây rối tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

“Pháp Luân Công” là gì? Theo tìm hiểu của chúng tôi, cái gọi là “Pháp Luân Công” (hay còn gọi là “Pháp Luân Đại Pháp” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, người Trung Quốc) sáng lập năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Cái gọi là “Pháp Luân Công” không phải là một tôn giáo, nó không có giáo lý, cấu trúc tổ chức, nhà cầu nguyện; không có sự thờ cúng... Mặc dù được tuyên truyền là ngồi thiền và tập luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công có thể chữa “bách bệnh”, làm cho “linh hồn bất diệt”, “khai công”, “khai ngộ” nhưng trên thực tế, nó bộc lộ một số quan điểm phản khoa học như: “nguyên nhân của bệnh tật là do những việc xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công, dừng ngay việc uống thuốc, không cần khám-chữa trị tự nhiên có người chữa trị cho…”.

Năm 1999, những kẻ cầm đầu “Pháp Luân Công” kích động các đệ tử tiến hành nhiều cuộc biểu tình, bao vây trụ sở các cơ quan nhà nước, gây rối trật tự công cộng ở Trung Quốc. Sau đó, Lý Hồng Chí và một số thành viên cốt cán phải trốn sang Mỹ tiếp tục phát triển Pháp Luân Công, thành lập tổ chức “Tổng hội Pháp Luân Công”, tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tà đạo “Pháp Luân Công” xâm nhập trái phép vào Việt Nam từ năm 2001. Với vỏ bọc là một môn luyện công rèn luyện sức khỏe, “Pháp Luân Công” đã lôi kéo khá nhiều người dân Việt Nam tham gia. Nhưng thực tế, mục đích của những người đứng đầu tổ chức “Pháp Luân Công” là muốn lôi kéo đông đệ tử nhằm thực hiện các hoạt động gây rối nhằm công khai hóa tổ chức đúng như kịch bản đã thực hiện ở Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, chúng còn được các thế lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Tại Gia Lai, vào năm 2012, xuất hiện một đối tượng phát tán tài liệu tà đạo “Pháp Luân Công” ở Công viên Diên Hồng, TP. Pleiku nhưng ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân, lực lượng Công an, chính quyền phát hiện, xử lý kịp thời.

Cảnh giác trước hoạt động tuyên truyền tà đạo “Pháp Luân Công” Từ ngày 27-5 đến ngày 4-6-2014, Công an TP. Pleiku đã thu hồi 639 tập tài liệu tà đạo Pháp Luân Công được các đối tượng lạ mặt phát tán trên địa bàn, chủ yếu là vào buổi sáng hoặc chiều tối tại các khu vực chợ, nhà dân. Nội dung các tài liệu này tuyên truyền về tà đạo Pháp Luân Công và tố cáo Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp, đánh đập những người theo tà đạo Pháp Luân Công. Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Minh Hải-Phó trưởng Công an TP. Pleiku cho biết: “Việc các đối tượng Pháp Luân Công rải truyền đơn với số lượng lớn trên địa bàn TP. Pleiku cũng như các địa bàn khác là rất nguy hiểm, nhất là trong giai đoạn tình hình biển Đông có dấu hiệu phức tạp như hiện nay. Các đối tượng này lợi dụng lòng yêu nước của người dân trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam để tuyên truyền, tập hợp, lôi kéo tín đồ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta”.

Hiện lực lượng Công an đang tích cực điều tra, truy xét đối tượng để xử lý vụ việc, đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác, đấu tranh với các hành vi tuyên truyền, phát tán tà đạo Pháp Luân Công. Đề nghị người dân khi phát hiện các hoạt động tuyên truyền tà đạo Pháp Luân Công thì thu hồi, giao nộp tài liệu, bắt giữ đối tượng hoặc thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng để kịp thời điều tra, xử lý theo pháp luật. [1]

 Đồng ý Đã đưa vào bài từ trước đó rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phát hiện trên 10.000 tài liệu tuyên truyền Pháp luân công trái phép tại công ty Nhơn Hoà[sửa mã nguồn]

23h45' ngày 7/5, các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an quận 10, TP HCM tiến hành kiểm tra hộ khẩu định kỳ tại Công ty Nhơn Hoà, số 366 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP HCM. Qua kiểm tra, lực lượng phối hợp làm nhiệm vụ phát hiện tại trụ sở Công ty Nhơn Hòa đang tàng trữ trái phép trên 10.000 bản tin, sách báo tuyên truyền về Pháp luân công, hàng chục áo thun màu vàng có dòng chữ "Pháp Luân Công" phía trước, phía sau có chữ "Falun Dafa is good" và 3 chữ Chân-Thiện-Nhẫn bằng tiếng hoa; 60 CD, VCD có nội dung giới thiệu về Pháp luân công và các bài tập Pháp luân công; hàng chục cuốn lịch của Pháp luân công phát hành….

Lực lượng làm nhiệm vụ đã lập biên bản vi phạm, niêm phong số tài liệu tàng trữ trái phép này. Vụ việc chuyển giao Công an quận 10 xử lý. [1]

Phát tán trái phép tài liệu "Pháp Luân Công" trên QL1A[sửa mã nguồn]

Ngày 18/2, Đại tá Nguyễn Đức Tiệp - Trưởng Công an huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết: Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, qua công tác tuần qua kiểm soát, Công an huyện phát hiện nhiều tài liệu phát hành trái phép của phái "Pháp Luân Công" rải trên QL1A, đoạn từ khối phố 3, thị trấn Núi Thành trở ra phía Tam Kỳ. Công an huyện phối hợp cùng Công an tỉnh điều tra sự việc và đã xác định bắt giữ 2 đối tượng phát tán trái phép tài liệu này. Sự việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.[1]

Mang tài liệu tà đạo từ TP Hồ Chí Minh xuống Vĩnh Long phát tán[sửa mã nguồn]

Ngày 22/8, Công an TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) cho biết, đang đề nghị UBND TP Vĩnh Long ra quyết định xử phạt hành chính 14 triệu đồng đối với Trần Quốc Sơn (26 tuổi, tạm trú TP Hồ Chí Minh) về hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản và tuyên truyền tà đạo. Trước đó, các trinh sát Phòng An ninh xã hội Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Đội An ninh Công an TP Vĩnh Long tiến hành kiểm tra và bắt quả tang Trần Quốc Sơn đang phát tán tờ rơi và băng đĩa tuyên truyền tà đạo “Pháp Luân Công” tại Khoa Nhi BV Đa khoa Vĩnh Long.

Tại cơ quan Công an, đối tượng thừa nhận, đã tải số tài liệu nói trên từ mạng Internet, sau đó photocoppy thành nhiều bản rồi di chuyển từ TP Hồ Chí Minh xuống Vĩnh Long phát tán thì bị bắt giữ. Qua xác minh, cơ quan điều tra cũng làm rõ, trước đó Sơn đã bị Công an quận 8 (TP Hồ Chí Minh) xử phạt hành chính về hành vi tương tự [2]

Cũng tại phường Cửa Nam còn có một số đối tượng theo tổ chức Pháp luân công. Nhóm này gồm có Trần Ngọc Hoan (sinh năm 1957, trú tại khối 6B), Nguyễn Nam Phương (sinh năm 1978, trú tại khối 11), Vũ Văn Tình (sinh năm 1983, trú tại khối 11). Đây là những đối tượng tổ chức tập luyện Pháp luân công, nhưng mục đích chính là tụ tập nói xấu chính quyền. Thời gian tụ tập của nhóm này thường từ 4h30 - 6 giờ sáng; 19h45- 20g45 tại Vườn hoa Cửa Nam với khoảng 50 người tham gia. Mỗi người tham gia được phát sách giới thiệu về Pháp luân Đại pháp và một đĩa hình VCD. Cá nhân nào có nhu cầu thì được giới thiệu và bán cho các loại sách Kinh văn Pháp luân, Đại pháp viên mãn và truyền Pháp luân công. UBND phường Cửa Nam đã chỉ đạo Công an phường triệu tập các đối tượng liên quan lên làm việc, thu giữ đĩa hình, sách kinh đồng thời cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động nhưng nhóm này vẫn chưa từ bỏ hoạt động.

Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 đã quy định rõ các chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tôn giáo và tín ngưỡng. Theo đó, những cá nhân, tổ chức hoạt động tôn giáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, chưa đăng ký sinh hoạt, đăng ký hoạt động... đều vi phạm pháp luật. Và đối với những đối tượng này, cơ quan thẩm quyền cần sớm đưa ra những biện pháp, hình thức xử lý vi phạm cụ thể để các địa phương cơ sở có đủ căn cứ thực hiện.

[3] --Chí5Phèo (thảo luận) 03:56, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tuyên truyền đấu tranh xóa bỏ tà đạo[sửa mã nguồn]

Theo Công an tỉnh, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện 3 tà đạo (hoạt động tín ngưỡng với các hiện tượng mê tín, dị đoan; chưa được pháp luật công nhận...) hoạt động như Thanh Hải Vô Thượng Sư có 11 đối tượng tham gia, Hoàng Thiên Long có 83 đối tượng tham gia và Pháp Luân Công tuy chưa có đối tượng tham gia nhưng đã phát hiện việc phát tán tài liệu bất hợp pháp.

Nhằm ngăn chặn những tác động xấu của các tà đạo đến đời sống kinh tế, tinh thần của một bộ phận người dân, qua công tác đấu tranh, tuyên truyền để người dân nhận thức đúng về vấn đề này đã góp phần làm cho những tà đạo trên đang từng bước được loại trừ khỏi đời sống xã hội.

Cụ thể, các cơ quan chức năng đã vận động được 8 đối tượng tự nguyện từ bỏ tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư; 132 đối tượng từ bỏ tà đạo Hoàng Thiên Long; thu giữ một số vật dụng liên quan; 5 cuốn đại pháp đoàn tràng tu gia; 1 cuốn thông tin về tâm linh và thiên tài đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; 8 câu đối “Tam thiên kỳ hội đã đến; y nhất trong nhà kính tổ tiên”; 3 cuốn đại pháp cầu an… liên quan đến tà đạo này.

Đối với tà đạo Pháp Luân Công, sau khi phát hiện việc phát tán tài liệu trên địa bàn Gia Nghĩa, Đắk R’lấp, cơ quan chức năng đã vận động người dân giao nộp được 72 cuốn tài liệu liên quan. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục đấu tranh, xác định hành vi của các đối tượng cốt cán cầm đầu các tà đạo để có hình thức xử nghiêm theo pháp luật. Chí5Phèo (thảo luận) 04:06, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[1][trả lời]

Công an Ninh Thuận khuyến cáo người dân cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp luân công, gây phức tạp tình hình trật tự xã hội địa phương.[sửa mã nguồn]

Xử phạt 2 đối tượng tuyên truyền trái phép tài liệu Pháp luân công (CAO) Ngày 24-6, nguồn tin Báo Điện tử Công an TP.HCM cho biết Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm quyết định xử phạt hành chính Phạm Văn Mới (SN 1980, ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang) và Nguyễn Thị Sen (SN 1974, trú Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi tuyên truyền trái phép tài liệu Pháp luân công. Theo đó, vào chiều 21-6, 2 đối tượng bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang phát tán những tài liệu nói trên mà không được cơ quan chức năng cho phép. Ít nhất có khoảng 100 ấn phẩm, tài liệu, kinh văn tuyên truyền về Pháp Luân công bị công an thu giữ. Tại cơ quan Công an, ban đầu, các đối tượng ngoan cố biện hộ cho việc làm của mình, nhưng sau đó thành khẩn nhận lỗi.

Pháp luân công là môn phái sử dụng thiền, các bài tập sinh lực và các bài giảng đạo đức làm phương tiện tu luyện tâm và thân. Pháp luân công không phải là một tôn giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, trong nội dung tuyên truyền của Pháp Luân Công có một số quan điểm phản khoa học như: người tập Pháp luân công khi đạt đến khai công, khai ngộ thì linh hồn sẽ bất diệt; nguyên nhân của bệnh tật là do những việc làm xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công thì không cần uống thuốc, chữa trị, bệnh tự nhiên khỏi…

Công an Ninh Thuận khuyến cáo người dân cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp luân công, gây phức tạp tình hình trật tự xã hội địa phương. Chí5Phèo (thảo luận) 04:09, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[1][trả lời]

Pháp Luân Công là tà đạo, với vỏ bọc là một môn luyện công rèn luyện sức khỏe, những người truyền bá tà đạo Pháp Luân Công đã lôi kéo nhiều người dân tham gia, tổ chức sinh hoạt mà không xin phép, khi bị phát hiện thì có hành vi chống đối. Nguy hiểm hơn, tà đạo này còn được các thế lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì thế người dân cần cảnh giác để không bị mắc mưu kẻ xấu. Chí5Phèo (thảo luận) 04:14, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[2][trả lời]

 Đồng ý Đã đưa vào bài từ trước đó rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cần bổ sung thêm nguồn[sửa mã nguồn]

Về bài Pháp Luân Công trên wiki Việt

Tôi cho rằng bài viết về Pháp Luân Công trên wiki hiện nay vẫn chưa trung lập do bài viết mới chỉ đề cập đến phần đàn áp, nhân quyền, những thông tin do phía có liên quan đến Pháp Luân Công cung cấp......mà chưa đề cập đến đến phần giáo Lý và hoạt động của Pháp Luân Công, mà chính phần giáo lý và hoạt động của Pháp Luân Công mới là nguyên nhân giải thích mọi vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công. Do vậy bài viết này đang thiếu một phần quan trọng mà cần được các bạn bổ sung.

Một bạn của tôi trên lĩnh vực báo chí mới cung cấp cho tôi một số nguồn liên quan đến Pháp Luân Công, tôi rất mong được các bạn tìm hiểu và bổ sung vào bài Pháp Luân Công trên wiki tiếng Việt cho thật Trung Lập để cho wiki đáp ứng tốt nhất về khía cạnh khoa học và lợi ích cộng đồng.

http://www.china-embassy.org/eng/zt/ppflg/t36564.htm

https://factsoffalun.wordpress.com/tag/falun-gong-li-hongzhi/

http://www.facts.org.cn/Views/200801/t76805.htm

https://www.quora.com/How-is-Falun-Gong-funded

http://thediplomat.com/2016/06/china-the-us-and-extrajudicial-abductions/

http://tongiaovadantoc.com/c1049/20160928110412854/phap-luan-cong-mot-con-ky-sinh-trung-cua-phat-giao.htm

http://phatgiao.org.vn/y-kien/201611/Vi-sao-Phap-luan-cong-tot-cho-suc-khoe-nhung-bi-xem-la-ta-dao-24999/

http://www.icsahome.com/articles/what-falun-gong-really-teaches

http://app1.chinadaily.com.cn/highlights/falungong/storydb/truth/cult.htm

http://app1.chinadaily.com.cn/highlights/falungong/


Cái này mà là link trung lập gì hả bạn ? Toàn bên công kích Pháp Luân Công theo quan điểm cá nhân của mỗi bên tự đưa ra, chả có gì gọi là trung lập cả .

Trung lập[sửa mã nguồn]

Bài này đúng là có vấn đề, đọc bài toàn tôi có cảm giác đang "dìm hàng" Pháp Luân Công thì phải. Loạt bài liên quan cũng tương tự, chẳng khác gì loạt bài Đồng tính trước đây.  A l p h a m a  Talk 14:23, ngày 8 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Alphama: bạn có hiểu thế nào là Trung Lập không? Trung lập là phản ánh đúng những cái nó đang diễn ra. Nói sai sự thật là thiếu trung lập. Đối tượng cần nói như nào, phản ánh đúng như vậy thì không gọi là thiếu trung lập. Đối tượng xấu mà khen nó tốt thì là thiếu trung lập và ngược lại. --Eightcirclestheorem 14:58, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bài này quá thiếu trung lập vì bản chất Pháp Luân Công là rất xấu xa lừa đảo, dối trá, tảy não tín đồ không thể nói tốt cho nó như trong bài được. Ai muốn thảo luận với tôi về vấn đề này xin mời. Bảo quản viên dung túng cho bài này --Eightcirclestheorem 15:00, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)

Khóa bài[sửa mã nguồn]

Do có tranh cãi về nội dung, tôi tạm khóa bài bqv. Các bạn @Sptuanvu: @Eightcirclestheorem: vào đây thảo luận trước đã nhé. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 13:02, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bài viết của tôi có hai nguồn, trong đó có một nguồn từ Minh Huệ xác nhận nội dung Thái Lan cấm Pháp Luân Công, một nguồn khác từ trang tôn giáo và dân tộc, vậy mà bạn @Sptuanvu: xóa bài của tôi.Eightcirclestheorem 14:53, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nội dung này thiếu Trung lập ở chỗ nào?????????

Bộ Nội vụ Thái Lan và tòa án tại Thái Lan đã cấm Pháp Luân Công hoạt động tại nước này. Cũng có thông tin ngày 4 tháng 8 năm 2015, tòa án Hành chính tối cao Thái Lan đã hủy bỏ quyết định trên. [1] [2] Eightcirclestheorem 14:54, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)

@Eightcirclestheorem: Để tăng độ tin cậy cho nội dung đưa ra, bạn có thể đưa nguồn báo chí chính thức (tiếng Việt, Thái hoặc Anh) cho tin này không? Minhui ko đc tính là nguồn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:56, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã tìm ra nguồn cho phần 2 tại đây. Tuanminh01 (thảo luận) 06:59, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi viết với nội dung Thái Lan cấm (Tôn Giáo Và Dân Tộc), sau đó bỏ cấm (Minh Huệ); logic nếu có bỏ cấm thì trước đó đã phải cấm. Và tôi đưa cả thông tin cấm và bỏ cấm vào có gì sai mà bạn @Sptuanvu: xóa bài của tôi? @Tuanminh01: Eightcirclestheorem 07:05, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã đưa thông tin vào bài với nguồn báo chí mạnh (Bangkok Post và The Nation). Tuanminh01 (thảo luận) 07:09, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã bỏ khóa bài do mâu thuẫn đã được giải quyết. Các bạn thêm nội dung sau đó hãy tìm nguồn mạnh, báo chí quốc tế, không dùng các nguồn thứ cấp dễ gây tranh cãi. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 07:17, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bài viết thiếu trung lập[sửa mã nguồn]

1. Hiện tại trên wiki bài về Pháp Luân Công chủ yếu về vấn đề mổ cướp nội tạng, nhân quyền, những mặt tốt đẹp của Pháp Luân Công.....hoàn toàn không nói đến các vấn đề như tổ chức, giáo lý, hoạt động của Pháp Luân Công. Như vậy là hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu trung lập để có cái nhìn đa chiều.

2. Các nguồn cho bài viết từ các nước Phương Tây, đối thủ về ý thức hệ với Chế Độ Cộng Sản,trong khi Pháp Luân Công lại Phát niệm tiêu diệt tà linh của đảng cộng sản [1] nên rõ ràng nếu dùng bài từ các nước Phương tây là rất thiếu Trung Lập.

3. Pháp Luân Công tự cho là Phật Gia nhưng không liên quan đến Phật Giáo [2] nhưng lại bài xích hạ thấp Phật Giáo,....một cách rất tinh vi nên các nước Phương Tây cũng ít quan tâm về vấn đề này, họ không đủ trình độ hoặc họ không quan tâm đến vấn đề này.

4. Hiện này giáo lý, kinh sách của Pháp Luân Công đã được dịch đầy đủ sang tiếng Việt nên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được để phản biện, không cần dựa vào nguồn phương Tây

6. Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế, phi chính trị, phi tôn giáo nhưng các hoạt động của Pháp Luân Công hoàn toàn liên quan đến kinh tế như lập ra hàng trăm trang web quảng cáo, ví dụ đại kỷ nguyên, các đoàn nghệ thuật (vé xem thần vận 1,6-3 triệu/1 vé), phát niệm tiêu diệt tà linh của cộng sản [1], sám hối trước pháp tượng của Lý Hồng Chí và xóa sổ văn hóa tôn giáo tín ngưỡng truyền thống [3]

Do vậy đánh giá khách quan bài Viết về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí hoàn toàn thiếu nội dung và không đa chiều, và không trung lập, nên đề nghị Bảo Quản Viên để tôi sửa để tôi bổ sung các ý kiến trái chiều, với các nguồn kiểm chứng được, với các thông tin đã được công bố, đưa nguồn từ chính các bài viết của Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công cũng như nguồn từ một số báo của Phật Giáo. Nếu như các bạn không có ý kiến gì đối với nội dung tôi định đưa vào wiki bài Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí thì hãy để hai trang này theo chế độ có thể sửa bài vì có rất nhiều nội dung cần phải đưa vào. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:42, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bổ sung các lý do cho rằng bài viết này thiếu trung lập và không toàn diện[sửa mã nguồn]

Bài viết Pháp Luân Công Thiếu Trung Lập chỉ lấy nguồn từ các trang web của Phương Tây, trang web của Pháp Luân Công hoặc là của các tổ chức đứng đằng sau đang giúp Pháp Luân Công chống Trung Quốc. Với một phong trào Pháp Luân Công đang nổi và truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam mà viết thiếu Trung Lập chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cộng đồng sử dụng wiki. Bài viết Pháp Luân Công thiếu trung lập tập trung vào mấy điểm sau.

1, Sự tự thần thánh hóa bản thân của Lý Hồng Chí không được đề cập đến

2, Tuyên truyền mê tín dị đoan, lừa đảo không được đề cập đến

3, Tuyên truyền bài xích các tôn giáo văn hóa tín ngưỡng truyền thống, dẫn đến xóa sổ văn hóa tín ngưỡng truyền thống không được đề cập đến

4, Phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản không được đề cập đến

5, Các ý kiến từ một số trang web phản biện về Pháp Luân Công không được đề cập đến

6, Còn rất nhiều nội dung khác không được đề cập đến,

Tại đây tôi chưa đưa ra các nguồn cho các ý trên, nhưng tôi sẽ đưa ra các nguồn chứng minh cho các ý kiến trên trong các comment tiếp theo. Nếu các bạn không đồng tình thì xin mời phản biện! بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:42, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ví dụ các bằng chứng cung cấp về sự tự thần thánh hóa bản thân của Lý Hồng Chí[sửa mã nguồn]

Pháp Luân Công tuyên bố phi tôn giáo [1][2], nhưng Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công lại tự nhận bản thân mình có khả năng siêu nhiên qua thuật ngữ Pháp Thân của Phật giáo [2]. Khái niệm Pháp Thân này vốn là một thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo thể hiện là một trong ba thân của Phật [3]. Tuy nhiên khái niệm Pháp Thân được Lý Hồng Chí sử dụng có ý nghĩa với khái niệm Phân Thân của Phật Giáo Đại thừa được đề cạp trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Địa Tạng...... Chỉ riêng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí đã sử dụng 67 lần khái niệm Pháp Thân để thần thánh hóa bản thân minh [3][2]

Một số trong 67 lần Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngữ Pháp Thân để thần thánh hóa bản thân:[2]

Trích: Trong tư tưởng chư vị nghĩ gì, [thì] tại không gian khác những Pháp thân của tôi đều biết hết. (Chuyển Pháp Luân, trang 38)
Trích: Nếu chư vị đi coi bệnh cho người ta, thì tất cả những gì tu luyện được cài trên thân thể chư vị, Pháp thân của tôi sẽ thu hồi toàn bộ. (Chuyển Pháp Luân, trang 42)

Thậm chí Lý Hồng Chí còn thần thánh hóa cả quyển sách của bản thân mình:

Trích: Có người không nâng ngộ tính lên được; có người lấy cuốn sách này của tôi mà tuỳ tiện vẽ vẽ vạch vạch vào đó. Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói lời giả thì chính là lừa đảo mọi người; đường vẽ kia từ bút của chư vị là đen thui, chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao? Chúng tôi đang làm gì tại nơi đây? Chẳng phải đưa chư vị tu lên trên là gì? Có những sự việc chư vị cũng cần suy nghĩ một chút; cuốn sách này có thể chỉ đạo chư vị tu luyện; chư vị có nghĩ rằng nó trân quý hay không? Chư vị bái Phật có thể làm cho chư vị tu luyện chân chính không? Chư vị rất thành kính, chẳng dám chạm khẽ vào tượng Phật, hàng ngày đốt hương cho tượng; vậy mà chư vị dám làm hư hại Đại Pháp vốn thật sự có thể chỉ đạo chư vị tu luyện (Chuyển Pháp Luân, trang 174)

Chẳng những tự thần thánh hóa bản thân mình mà Lý Hồng Chí còn tự đề cao, tâng bốc bản thân mình hạ thấp toàn bộ các giáo chủ tôn giáo khác, đặc biệt là tôn giáo phương đông như hạ thấp Nguyên Thủy Thiên Tôn, hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni, thậm chí Lý Hồng Chí hạ thấp cả Chúa Jesus....Lý Hồng Chí còn hạ thấp cả triết lý tu tập của các trường phái trong Phật Giáo, Đạo Giáo, thậm chí hạ thấp cả thuyết tiến hóa và các học thuyết khoa học khác [4][5][6]. Lý Hồng Chí khẳng định Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được Thiên Thể vì nó quá to lớn, Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được chân thực của Phật Pháp, không thể dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp của Lý Hồng Chí [4][7]. Lý Hồng Chí cho rằng bản thân mình thuyết pháp tại Cao Tầng, còn Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ mới đạt tầng Như Lai, Thiền Tông là Pháp môn dùi sừng bò, Pháp Luân Công là môn phái tu luyện cao cấp của Phật Gia.....Những điều này là hoàn toàn xuyên tạc các quan điểm truyền thống của Phật giáo [4][5]. Lý Hồng Chí tự cho rằng những gì mình nói giống như vàng 24K còn những gì Phật Thích Ca Mâu NiChúa Jesus thuyết chỉ như vàng 18K và 16K [4][5][8]. Lý Hồng Chí cho rằng bản thân ông ta không phải là Phật Thích Ca Mâu NiChúa Jesus, nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu người như Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus [5][9].

Trong khi các môn khí công khác như Bát đoạn cẩm, Ngũ cầm hý, dịch cân kinh, Thái cực quền 24 thức thời gian tập chỉ kéo dài từ 5-7 phút, thời gian tập Pháp Luân Công kéo dài 120 phút[10], thời gian mà tổ chức Pháp Luân Công nói là phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản và tà ác phá hoại Pháp Luân Công hết từ 40 đến 60 phút thì Lý Hồng Chí cho rằng việc nâng cao sức khỏe nhờ tập luyện đó là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí làm tịnh hóa cơ thể, Lý Hồng Chí gắn cái Pháp Luân vào bụng học viên tại vị trí huyệt Đan điền. Trong khi Đạo giáo khẳng định rằng huyệt Đan điền là huyệt tự nhiên của cơ thể con người [2][11]. Một số bằng chứng mà các bài báo này[2][11] đưa ra như sau:

Trích: Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa. (Chuyển Pháp Luân, trang 61)
Trích: Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)
Trích: “Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể, nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóa năng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 20)
Trích: V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào? Đ: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Đan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi.Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển.Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 70)

Tham khảo

Đề nghị đưa đoạn viết tiếp theo vào bài chính[sửa mã nguồn]

Kính gửi các bảo quản viên @Alphama, Conbo, Hoang Dat, Viethavvh, Quenhitran, Trungda, và Tuanminh01:, Kính gửi các bạn sử dụng wiki,

Câu hỏi đặt ra là: Pháp Luân Công có tổ chức như thế nào? Hàng ngày những người theo Pháp Luân Công làm những gì? và Giáo lý của Pháp Luân Công ra làm sao thì bài viết chính chưa được đề cập đến.

Hiện nay khi Pháp Luân Công đã truyền bá vào Việt Nam rất lâu từ năm 2001 cho đến nay 2017 đã được gần 17 năm, các bài giảng tác phẩm của ông Lý Hồng Chí, và các hoạt động nội bộ của Pháp Luân Công đã được dịch hết ra tiếng Việt, trên các trang nội bộ; học viên của Pháp Luân Công xuất hiện khắp các tỉnh thành trên nơi trên cả nước, các fanpage được lập ra rất nhiều. Do vậy việc tìm hiểu về Pháp Luân Công không còn khó khăn nữa, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể căn cứ trực tiếp vào các bài giảng sách vở của ông Lý Hồng Chí, các tài liệu của Pháp Luân Công, và một số ít ỏi tài liệu phản biện của báo chí Việt Nam để viết rõ hơn về Pháp Luân Công mà không cần quá lệ thuộc vào các nguồn English, vì đâu cứ là english mới là giỏi nhất? Bởi vì có những thứ mà một người phương Tây sẽ không hiểu về văn hóa phương đông, về Phật Giáo, Đạo Giáo, họ không hiểu được tất cả mọi vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, đặc biệt phần giáo lý!

Nhằm trả lời cho câu hỏi Pháp Luân Công có tổ chức như thế nào? Hàng ngày những người theo Pháp Luân Công làm những gì? và Giáo lý của Pháp Luân Công ra làm sao thì bài viết chính chưa được đề cập đến, và đặc biệt bài viết sau phần lớn tôi lấy nguồn từ trang nội bộ của Pháp Luân Công, ngoài ra trong bài viết tôi cũng cung cấp bổ sung một số ý kiến phản biện mà Pháp Luân Công nói đến Phật Giáo, thì Phật Giáo cũng có những tiếng nói lại từ giáo hội Phật Giáo. Do vậy tôi xin đề nghị đưa đoạn viết sau vào bài viết chính, nếu như các bạn cho rằng nó không trung lập tại đoạn nào thì xin chỉ rõ hoặc sửa đổi. Hoặc nếu như các bạn không có ý kiến phản biện có sức thuyết phục và cũng không có ý kiến gì, không đưa vào mục chính, thì tôi sẽ lập bài mới và mong các bạn đừng xóa @Alphama, Conbo, Hoang Dat, Viethavvh, Quenhitran, Trungda, và Tuanminh01:. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 14:38, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tổ chức và các hoạt động của Pháp Luân Công[sửa mã nguồn]

Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí và các trang web của Pháp Luân Công giới thiệu đây là một môn khí công dưỡng sinh thuộc Phật Gia [1][2][3] gồm năm bài tập [4] thời gian tập khoảng 2 tiếng [5]. Lý Hồng Chí yêu cầu những người theo Pháp Luân Công hàng ngày làm ba việc, mà tổ chức Pháp Luân Công gọi là phát chính niệm, giảng chân tướng, học kinh văn [6][7]. Có một số ý kiến nhận định việc này dường như không liên quan gì đến các bài tập Pháp Luân Công [3].

Về tổ chức Pháp Luân Công[sửa mã nguồn]

Không như nhiều người, thậm chí là học viên Pháp Luân Công cũng nhầm lẫn rằng Pháp Luân Công không có tổ chức. Trên thực tế Pháp Luân Công có tổ chức, được gọi là tổng hội và các hiệp hội Pháp Luân Công, các trạm và tổng trạm, trong đó có những người có các chức danh gọi là điều phối viên, phụ đạo viên, trạm trưởng....vvv... [8] [9][10]

Hoạt động phát chính niệm[sửa mã nguồn]

Học viên Pháp Luân Công được tổ chức Pháp Luân Công hướng dẫn thực hành với nội dung sau được gọi là Nghi Thức Phát Chính Niệm: Tĩnh tâm xuống, thanh lý bản thân trong 5 phút rồi phát chính niệm tiêu diện tà linh hắc thủ lạn quỷ, tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản tại tất cả mọi không gian (theo tiếng Trung gọi là vô sở bất bao, vô sở di lậu) phát niệm cường lực trong đầu một chữ Diệt (tiếng Trung). Cũng có thể nhắm vào một trong hai nội dung là Pháp Chính càn khôn, tà ác toàn diệt” [法正乾坤、邪恶全灭] — cũng có thể tuỳ nhu cầu bản thân mà niệm thêm “Pháp Chính thiên địa, hiện thế hiện báo” [法正天地、现世现报], điều đáng chú ý là phải nói bằng tiếng Trung Quốc [6][3][11]. Trang Minghui.org được coi là một trang web chính của tổ chức Pháp Luân Công [9] yêu cầu học viên Phát Chính Niệm đồng bộ hàng ngày thời gian theo giờ Trung Quốc vào 6h sáng, 6h tối, 12h trưa, 12h đêm [6]. Các trang web của Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công không liên quan đến tôn giáo [12]. Nhưng một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cho rằng đây là một hoạt động mang tính tự kỷ ám thị có tác dụng tẩy não tín đồ, và có liên quan đến tôn giáo và chính trị mang tính chất chống phá các nước theo chế độ cộng sản [11][3]. Có bài báo cho rằng việc phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản càng khiến cho sự đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc tăng lên vì họ cho rằng đây là nguy cơ gây bất ổn xã hội của Trung Quốc [3].

Hoạt động giảng chân tướng[sửa mã nguồn]

Có một số hoạt động mà tổ chức Pháp Luân Công gọi là giảng chân tướng, điều này được tổ chứ Pháp Luân Công giải thích rằng vì các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên tục tung ra các thông tin sai sự thật về Pháp Luân Công, nên những người theo Pháp Luân Công hàng ngày thực hiện nghiêm túc việc giảng chân tướng nói rõ về cuộc bức hại [7]. Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hoạt động này thông qua việc lập các trang web, phát tờ rơi, nhiều điểm luyện công được mở ra trên khắp cả nước [13]. Có hàng trăm trang web truyền bá Pháp Luân Công bằng tiếng Việt nhưng không có một trang chính thống phản đối Pháp Luân Công bằng tiếng Việt [9]. Theo như bài giảng của Lý Hồng Chí việc lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ giúp những người theo Pháp Luân Công tăng thêm công đức vô lượng [6][3][14]. Lý Hồng Chí cũng cho rằng những người theo Pháp Luân Công là các chư thần theo Lý Hồng Chí xuống thế gian để hoàn thành các công việc tại hạ giới. [15]. Theo Lý Hồng Chí các hoạt động giảng chân tướng này sẽ giúp con người trong thế gian được lưu lại. Theo ông Lý Hồng Chí vì Pháp Luân Công muốn cứu thế giới nên loài người mới được sống đến ngày nay nếu không sẽ bị tiêu hủy từ năm 1999. [16][17]. Có một số bài báo quảng cáo Pháp Luân Công tuyên bố hiện nay đã có 2 triệu người bị mổ cướp nội tang[18]. Trang web của Trung Quốc cho rằng mới chỉ có hơn 3305 người bị chết vì các lý do liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công [19]. Hoạt động giảng chân tướng cũng bao gồm việc ký đơn thỉnh nguyện để giảm mổ cắp nội tạng [20].

Hoạt động học kinh văn[sửa mã nguồn]

Học kinh văn là một trong ba việc mà Lý Hồng Chí yêu cầu những người theo Pháp Luân Công phải nghiêm túc thực hiện hàng ngày [7]. Kinh văn của Lý Hồng Chí gồm nhiều sách như sách Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công.....[21][22].

Lý Hồng Chí và trang web của tổ chức Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công là một môn khí công dưỡng sinh, theo Lý Hồng Chí đây là một môn khí công thuộc Phật Gia, hoàn toàn không liên quan đến Phật Giáo [23]. Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Phật gia. Một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy không có khái niệm Phật gia được hiểu theo nghĩa các pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí sử dụng. Các bằng chứng mà họ đưa ra là Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất kỳ khái niệm nào về sự tồn tại này trong các trước tác kinh sử, hay việc sử dụng các câu truyện triết lý phổ biến của Phật Giáo sau đó thay bằng chữ Phật Gia.[24][25][26]. Một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cũng cho rằng Phật Gia đơn thuần là những gì liên quan đến, hoặc có nguồn gốc từ Phật Giáo, vì nó có nghĩa là nhà phật từ điển Hán Nôm cũng có nghĩa như phản ánh của giáo hội phật giáo [27].

Các tác phẩm của Lý Hồng Chí sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật Giáo như Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân, Pháp Thân, Phật, Phật Tính, Thích Ca Mâu Ni.....và Lý Hồng Chí giới thiệu rằng Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật Pháp được đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến. Có nhiều bài báo trên các trang Phật giáo phân tích cho rằng các thuật ngữ của Lý Hồng Chí sử dụng không giống với nghĩa vốn có của Phật Giáo. Hai ví dụ được các bài báo trên trang Phật Giáo nhắc đến điển hình là khái niệm Pháp Thân vốn là một khái niệm thuật ngữ của Phật Giáo đây là một trong Tam thân[26][28]. Khái niệm Pháp Thân được Lý Hồng Chí sử dụng có ý nghĩa với khái niệm Phân Thân của Phật Giáo đặc biệt Phật giáo đại thừa vì nó đã được đề cập với các nội dung tuơng tự trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Địa Tạng...... Chỉ riêng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí đã sử dụng 67 lần khái niệm Pháp Thân để mô tả bản thân có các khả năng siêu nhiên [28][26]. Một phản biện thứ hai mà trên trang giáo hội Phật giáo đưa ra là mở đầu quyển sách sách Chuyển Pháp Luân phiên bản cũ Lý Hồng Chí viết rằng Phật Pháp tinh thâm nhất nhưng hiện nay đã được sửa thành Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ[29]. Các trang web của giáo hội Phật Giáo cũng cho rằng việc sử dụng các khái niệm vốn là của Phật Giáo có tác dụng gây nhầm lẫn cho tín đồ Phật Giáo và nó có tác dụng trong việc cải đạo tín đồ của tôn giáo này. [24][25]بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 19:53, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ http://vi.falundafa.org/book/flg-2013-a4.pdf Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 10
  2. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#difference
  3. ^ a b c d e f http://phatgiao.org.vn/y-kien/201703/Phap-Luan-Cong-buon-than-ban-thanh-kinh-doanh-da-cap-lua-dao-26224/ Pháp Luân Công buôn thần bán thánh, kinh doanh đa cấp, lừa đảo
  4. ^ http://vi.falundafa.org/introduction.html
  5. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#eachday
  6. ^ a b c d http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html
  7. ^ a b c http://vn.minghui.org/news/274-tra-cuu-tu-vung.html#ba_viec
  8. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#activity
  9. ^ a b c http://phatgiao.org.vn/y-kien/201703/Phap-Luan-Cong-la-khi-cong-don-thuan-hay-co-to-chuc-26316/
  10. ^ http://vi.falundafa.org/book/dymf_html/appendix.html Phụ lục I: Yêu cầu đối với trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp
  11. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
  12. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
  13. ^ https://thuvienhoasen.org/a26975/phap-luan-cong-thuc-su-day-nguoi-ta-cai-gi-
  14. ^ http://vn.minghui.org/news/63458-giang-phap-tai-phap-hoi-bac-my-lan-dau-1998.html Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
  15. ^ http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html Đệ tử Đại Pháp là chư thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới" trong Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016
  16. ^ http://vn.minghui.org/news/23139-giang-phap-tai-phap-hoi-quoc-te-new-york-2004.html Thật sự rất xuất sắc, các sinh mệnh tương lai, con người thế gian tương lai sẽ đều cảm tạ chư vị, là vì ai có thể được lưu lại trong tương lai đều nhờ chư vị nên mới được lưu lại. (vỗ tay) Hiện nay con người thế gian ở trong mê, còn ở trong cái gọi là khảo nghiệm là các đệ tử Đại Pháp, chúng sinh đều ở trạng thái mê. Con người tương lai đều sẽ biết đệ tử Đại Pháp là ai, đều sẽ biết các đệ tử Đại Pháp rất xuất sắc, hơn nữa những người được lưu lại sẽ cảm kích các đệ tử Đại Phá.” Trích: Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004, Lý Hồng Chí, 21 tháng Mười Một
  17. ^ http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.
  18. ^ http://www.daikynguyenvn.com/trung-quoc/ket-luan-da-duoc-xac-thuc-tren-2-trieu-nguoi-da-bi-chinh-quyen-trung-quoc-mo-lay-noi-tang-song.html
  19. ^ http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/death_cases/death_list.html
  20. ^ http://thinhnguyen.org/
  21. ^ http://vi.falundafa.org/falun-dafa-recent-writings.html
  22. ^ http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/17-dau-hieu-lua-dao-cua-Ly-Hong-Chi-va-to-chuc-Phap-Luan-Cong-26333/
  23. ^ http://vi.falundafa.org/book/flg-2013-a4.pdf Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 10
  24. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201705/Nhung-dieu-phat-tu-nguoi-dan-can-biet-ve-Ly-Hong-Chi-Phap-Luan-Cong-26763/
  25. ^ a b http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/
  26. ^ a b c https://thuvienhoasen.org/a26996/ly-hong-chi-nguoi-sang-lap-phap-luan-cong-da-than-thanh-hoa-ban-than-thong-qua-thuat-ngu-phap-than-cua-phat-giao
  27. ^ http://hvdic.thivien.net/hv/ph%E1%BA%ADt%20gia
  28. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201704/Ly-Hong-Chi-than-thanh-hoa-ban-than-no-le-hoa-nguoi-tap-26599/
  29. ^ http://vn.minghui.org/news/60483-luan-ngu.html

Không trung lập[sửa mã nguồn]

Trong bài viết: Pháp Luân Công nỗ lực giúp học viên tăng tiến tâm linh theo tinh thần đạo đức và thực hành các bài tập khí công và thiền định. Ba nguyên lý trung tâm của môn phái này là Chân (真, Zhēn), Thiện (善, Shàn) và Nhẫn (忍, Rěn)[1][2]. Các nguyên lý này được coi như là bản chất cơ bản của vũ trụ, tiêu chí để phân biệt đúng sai, và được coi là biểu hiện cao nhất của Đạo hay Phật pháp.[3][4][5][6] Tuân thủ và tu luyện những đức tính này được coi là một phần cơ bản của tập luyện Pháp Luân Công[7]. Trong Chuyển Pháp Luân (转法轮), cuốn sách cơ bản của giáo phái xuất bản năm 1995, Lý Hồng Chí viết "Dù tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào... Bản chất của vũ trụ là không thay đổi, và nó là tiêu chuẩn duy nhất để xác định ai là người tốt và ai là người xấu, để trở thành một người tu luyện, bạn phải để bản tính của vũ trụ hướng dẫn bạn để tự cải thiện bản thân mình."[3][8]

Commment: Tôi chỉ hỏi đơn giản là: Chân Thiện Nhẫn có phải là ba nguyên lý hay là ba đức tính của con người, nó liên quan gì đến đặc tính cơ bản (thậm chí Lý Hồng Chí cho rằng nó là đặc tính tối cao) của Vũ Trụ?? Và làm sao nó lại là tiêu chuẩn duy nhất để xác định ai là người tốt người xấu???? Tại sao chỉ nêu những từ ngữ hoa mỹ để PR cho Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí? nếu muốn đưa ra các nội dung phản khoa học, xuyên tạc phật giáo, tự nâng bi mình thì có rất nhiều. Vậy nên nếu chỉ trích dẫn mặt tốt, comment mang tính nâng bi, PR thì hoàn toàn là thiếu trung lập. Phải trích dẫn cả các nội dung (từ chính sách, tài liệu bài giảng của Lý Hồng Chí) có chiều hướng ngược lại để thấy được hai mặt. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 01:30, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Comment: Nếu cho rằng báo chí của Trung Quốc không trung lập thì lấy nguồn trực tiếp từ các bài giảng của Lý Hồng Chí, và các sách vở, cũng như trang web nội bộ, các phân tích trên các trang Phật Giáo thì sẽ thấy đằng sau Pháp Luân Công là cái gì?بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 02:47, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ Li Hongzhi, Zhuan Falun, p 7. Quote: "The most fundamental characteristic of this universe, Zhen-Shan-Ren, is the highest manifestation of the Buddha Fa. It is the most fundamental Buddha Fa."
  2. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, pp 93, 102.
  3. ^ a b Li Hongzhi, Zhuan Falun, (New York, NY: The Universe Publishing Company, 1999).
  4. ^ Noah Porter, Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study, p 29. Quote: "According to the Falun Gong belief system, there are three virtues that are also principles of the universe: Zhen, Shan, and Ren (真, 善, 忍). Zhen is truthfulness and sincerity. Shan is compassion, benevolence, and kindness. Ren is forbearance, tolerance, and endurance. These three virtues are the only criteria that truly distinguish good people and bad people. Human society has deviated from these moral standards. All matter in the universe contains Zhen- Shan-Ren. All three are equally important."
  5. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 93. Quote: "The very structure of the universe, according to Li Hongzhi, is made up of the moral qualities that cultivators are enjoined to practice in their own lives: truth, compassion, and forbearance."
  6. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 133. Quote: "For Li, as he often repeats in Zhuan Falun, the special characteristic or particular nature of the cosmos is the moral triumvirate of zhen (truth), shan (compassion), and ren (forbearance). He does not mean this metaphorically; for him zhen, shan, and ren are the basic organizing principles of all things ... it is embedded in the very essence of everything in the universe that they adhere to the principles of truth, compassion, and forbearance."
  7. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 124. Quote: "In addition, in Falun Gong cultivation adherence to the code of truth, compassion, and forbearance is not just regarded as the right and responsible course of action for practitioners; it is an essential part of the cultivation process. Lapsing from it will render any other efforts in cultivation worthless."
  8. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 125.

Không trung lập toàn diện vì những sự thật sau không được đưa vào wiki cho bạn đọc biết[sửa mã nguồn]

1. Nguyên văn "Tôi hỏi cô ấy nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh thì có bị hình thần toàn diệt không, sẽ bị trừng phạt như thế nào? Cô ấy nói rằng thiên cơ không được phép tiết lộ, nhưng cô ấy biết rằng nếu không hoàn thành sứ mệnh thì toàn bộ chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ bị tiêu hủy, cũng như tất cả thế giới và chúng sinh trong tầng tầng [vũ trụ] mà tôi đã kết duyên trong quá trình hạ xuống từ cao tầng cũng sẽ bị tiêu hủy."

http://vn.minghui.org/news/65265-nhin-thay-trong-mo-hoi-han-khon-nguoi-vi-da-khong-hoan-thanh-su-menh-cua-minh.html

2. Nguyên văn: "Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi."

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

3. Thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, bệnh AIDS biến mất sau một tháng

http://vn.minghui.org/news/43228-thanh-tam-niem-phap-luan-dai-phap-hao-benh-aids-bien-mat-sau-mot-thang.html

rất nhiều, rất nhiều, những điều đó, tại sao không được đưa vào wiki để cho bạn đọc biết được sự thật ?بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:21, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Người dân phải biết sự thật, không có gì trung lập hơn sự thật, không đưa sự thật vào sao gọi là Trung Lập?[sửa mã nguồn]

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM PHẢI BIẾT SỰ THẬT

Hãy xem PLC bắt dân ta một ngày phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản 4 lần mỗi lần từ 5 đến 10 phút

http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html

Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế, phi chính trị phi tôn giáo:

http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

Cuối cùng lại xóa bỏ mọi tôn giáo đang theo sám hối trước Pháp Tượng của Lý Hồng Chí

http://vn.minghui.org/news/68001-dac-biet-chu-y-van-de-bat-nhi-phap-mon.html

Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế phi chính trị phi tôn giáo, cuối cùng lại phong THẦN cho đệ tử, và chư thần ở trên trời xuống đều phải ký thệ ước với Lý Hồng Chí:

"Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới."

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

Ai xuống thế gian này cũng phải ký thệ ước với Chí

"Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi"

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

Rồi biểu hiện thực tế của các học viên:

tôi phát chính niệm. phá hủy mạng internet có dc ko?

  1. mn góp ý hộ nhau cái#

Tôi đã dùng hết tất cả các tấm lòng vì nhân dân Việt Nam không bị vài chục trang web fanpage của Pháp Luân Công lừa đảo. Tôi không có một mục tiêu cá nhân trong việc này chỉ có một mục tiêu là PHẢI ĐỂ DÂN VIỆT NAM BIẾT ĐƯỢC SỰ THẬT ĐẰNG SAU CÁC QUẢNG CÁO

PS: Các nguồn ở trên tôi đều lấy từ minghui.org và falundafa.org không hề lấy từ một báo chí nào của Việt Nam.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:37, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vì bạn đã gửi yêu cầu đến tôi nên tôi sẽ trả lời lần cuối với bạn như sau: tôi biết bạn có tham vọng cho mọi người nhất là người Việt Nam nên biết là PLC xấu xa. Nhưng đối với tôi, việc gì cũng đều có mặt tốt và mặt xấu. Riêng với wikipedia, bạn hãy nhớ rõ điều này Wikipedia không đánh giá bất kỳ ai hoặc tổ chức đó như thế nào, wikipedia chỉ nêu vấn đề bằng các nguồn hàn lâm, chính thống. Còn phần đánh giá là do người đọc tự hiểu. Bạn cũng không được cố định hướng người đọc theo ý mình. Bạn nên bình tĩnh để xem lại cách viết bài cho đúng quy định.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 12:27, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hàng ngày Lý Hồng Chí yêu cầu học viên làm cái gì? hay nói cách khác hoạt động hàng ngày của những người theo Pháp Luân Công là gì? Pháp Luân Công có tổ chức không, tổ chức này như thế nào? Giáo Lý của Pháp Luân Công là gì? Hiện nay nó đã được dịch hết ra tiếng Việt rồi, sao các nội dung này không được đưa vào bài? بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:00, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Phân loại[sửa mã nguồn]

Pháp Luân Công là một môn tu tập đa diện, có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có người coi đó là một bộ bài tập thể dục giúp đạt được sức khoẻ tốt hơn và biến niềm tin thành hành động tự chuyển biến, cũng có người coi là một triết lý đạo đức và một hệ thống kiến thức mới. [1] Các học giả và các nhà báo đã thông qua nhiều thuật ngữ và phân loại khác nhau để miêu tả Pháp Luân Công, một số trong đó chính xác hơn một số khác.

Trong bối cảnh văn hoá Trung Quốc, Pháp Luân Công thường được mô tả như là một hệ thống khí công, hoặc là một loại "tu luyện" (‘’xiulian’’). Tu luyện là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để mô tả quá trình một cá nhân tìm kiếm sự viên mãn, thường là thông qua sự rèn luyện cả về thể chất và tinh thần. Có nhiều môn tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, bao gồm các truyền thống Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo truyền thống.[2] Ông Benjamin Penny, giáo sư về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, viết rằng "cách mô tả Pháp Luân Công đúng nhất là một hệ thống tu luyện. Các hệ thống tu luyện là một đặc điểm trong đời sống Trung Hoa cách đây ít nhất từ 2.500 năm trước". Các môn khí công cũng có thể được hiểu là một phần trong truyền thống về "tu luyện" rộng lớn hơn.[2]

Ở phương Tây, Pháp Luân Công thường được xếp loại như một tông giáo bởi vì nó có các bài giảng về thần học và luân lý,[3] quan tâm đến sự tu luyện và biến đổi tinh thần, và có số lượng lớn các kinh sách.[2] Các nhóm nhân quyền báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công là hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, và vào năm 2001, Pháp Luân Công đã được trao Giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House. [2] Tuy nhiên, những người tập Pháp Luân Công đôi khi cũng không chấp nhận sự phân loại này. Sự phản đối này phản ánh một định nghĩa tương đối hẹp về "tôn giáo" (‘’zongjiao’’) ở Trung Quốc đương đại. Theo ông David Ownby, ở Trung Quốc thì tôn giáo mới được định nghĩa kể từ năm 1912 để chỉ "các đức tin có truyền thống lịch sử trên thế giới" có "các tổ chức, giáo sĩ, và kinh sách truyền thống đã được phát triển đầy đủ " – đó là Phật giáo, Đạo giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành và Công giáo. [4] Pháp Luân Công thiếu những đặc điểm này, không có đền thờ, các nghi thức thờ cúng, tăng lữ hay hệ thống cấp bậc chính thức. Hơn nữa, nếu Pháp Luân Công tự xưng là một tôn giáo ở Trung Quốc, có lẽ nó đã chiêu mời đàn áp ngay lập tức.[2] Tuy có những hoàn cảnh lịch sử và văn hoá như vậy, nhưng môn tu luyện này thường được mô tả như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc. [5]

Pháp Luân Công không đáp ứng được định nghĩa của một "giáo phái",[6] mặc dù thường được gọi là như vậy trong các tài liệu báo chí. Một giáo phái thường được định nghĩa là một nhánh hoặc một môn phái của một hệ thống tín ngưỡng đã có uy tín hoặc một giáo hội chính thống. Mặc dù Pháp Luân Công gợi đến các tư tưởng và thuật ngữ của Phật Giáo và Đạo Giáo, nhưng nó xác nhận không có mối liên hệ trực tiếp hay quan hệ dòng dõi với các tôn giáo này.[7][8] Các nhà xã hội học coi các giáo phái là các nhóm riêng biệt tồn tại bên trong các ranh giới được xác định rõ ràng, với các tiêu chuẩn khắt khe trong việc thu nạp và lòng trung thành. [9] Tuy nhiên, như ông Noah Porter đã ghi nhận, Pháp Luân Công không có những đặc tính này: nó không có ranh giới rõ ràng, và bất cứ ai cũng có thể thực hành nó.[10] Bà Cheris Shun-ching Chan cũng viết rằng Pháp Luân Công “dứt khoát không phải là một giáo phái”: các học viên không cắt đứt mối quan hệ với xã hội thế tục, nó được "cấu trúc lỏng lẻo với số thành viên luôn dao động và tôn trọng quan điểm của các tổ chức và tín ngưỡng khác" và coi trọng việc thành kính xuất phát từ cá nhân nhiều hơn, chứ không phải theo tập thể.[9]

Cách tổ chức[sửa mã nguồn]

Xét về ý nghĩa học thuyết, Pháp Luân Công hướng tới sự "không có hình thức", rất ít hoặc không có tổ chức hữu hình hay chính quy. Các học viên Pháp Luân Công không được thu tiền hoặc tính phí, chữa bệnh, hoặc giảng dạy hoặc diễn dịch các lời giáo huấn cho người khác.[11] Không có người quản lý hay nhân viên, không có hệ thống hội viên, và không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự.[12][13][14][15] Vì không có các nghi lễ kết nạp thành viên hay nhập môn, những người tập Pháp Luân Công có thể là bất kỳ ai tự nhận định mình như vậy. [16] Các học viên tự do tham gia tập luyện và tuân thủ theo các bài giảng nhiều hay ít tùy thuộc vào bản thân họ, và những người tập cũng không chỉ dẫn người khác tin vào điều gì hay cư xử như thế nào.[10][17][18]

Quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người sáng lập Lý Hồng Chí.[11] Nhưng về mặt tổ chức, Pháp Luân Công là tản quyền, và các chi nhánh và phụ đạo viên địa phương không được hưởng các đặc quyền, có thẩm quyền hoặc chức vụ đặc biệt nào. Những “phụ đạo viên” hay những ‘liên lạc viên” tình nguyện không có quyền hành đối với những người tập khác, bất kể họ đã tập Pháp Luân Công trong bao lâu.[19][20] Quyền năng của ông Lý trong môn này là tuyệt đối, nhưng cách tổ chức của Pháp Luân Công đi ngược lại sự kiểm soát toàn diện, và ông Lý không can thiệp vào cuộc sống cá nhân của các học viên. Những người thực hành Pháp Luân Công có rất ít hoặc không có liên hệ gì với ông Lý, ngoại trừ việc học tập các bài giảng của ông.[10][20] Pháp Luân Công không tồn tại hệ thống phân cấp để bắt tuân theo một tư tưởng chính thống, và rất ít hay không nhấn mạnh về kỷ luật giáo điều; điều duy nhất được nhấn mạnh là cần phải hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc, theo ông Craig Burgdoff, giáo sư nghiên cứu tôn giáo. [20]

Về phạm vi tổ chức đã đạt được trong Pháp Luân Công, điều đó đã được thực hiện thông qua một cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. Cụ thể, truyền thông điện tử, danh sách email và nhiều trang web là phương tiện chủ yếu để điều phối các hoạt động và phổ biến các bài giảng của ông Lý Hồng Chí. [21]

Bên ngoài Trung Quốc đại lục, một mạng lưới các "người liên hệ” tình nguyện, các Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp khu vực và các câu lạc bộ trường đại học tồn tại trên khoảng 80 quốc gia.[22] Các bài giảng của ông Lý Hồng Chí chủ yếu được lan tỏa qua Internet.[13][23] Ở hầu hết các thành phố từ trung bình đến lớn, các học viên Pháp Luân Công tổ chức các buổi thiền định hoặc các buổi học tập định kỳ, trong đó họ sẽ tập luyện Pháp Luân Công hay đọc các bài viết của ông Lý Hồng Chí. Các buổi tập và thiền định được mô tả là khi các nhóm học viên tụ họp tại các công viên công cộng không theo nghi thức nào-thường là buổi sáng- tập luyện trong một đến hai giờ.[10][13][24] Các buổi học nhóm thường diễn ra vào buổi tối tại nhà riêng hoặc ở trường đại học hoặc các lớp học trung học, và được ông David Ownby mô tả là "điều gần giống nhất với "hoạt động giáo phái" thông thường của Pháp Luân Công.[25] Individuals who are too busy, isolated, or who simply prefer solitude may elect to practice privately.[25] Các cá nhân nào quá bận rộn, xa cách, hoặc những người chỉ đơn giản là thích sự tĩnh mịch có thể quyết định tập luyện riêng lẻ.[25] Khi có các chi phí (chẳng hạn như phí thuê cơ sở vật chất cho các hội nghị quy mô lớn), thì chi phí đó được thanh toán bởi những cá nhân tự nhận lãnh và tương đối giàu có trong cộng đồng.[25][26]

Cách tổ chức tại Trung Quốc đại lục[sửa mã nguồn]

Năm 1993, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại pháp ở Bắc Kinh được chấp nhận là chi nhánh của Hiệp hội Nghiên cứu khí công Trung Quốc (HHNCKC), là một cơ quan nhà nước, giám sát việc quản lý các môn phái khí công khác nhau trên cả nước, và tài trợ các hoạt động và hội thảo. Theo các yêu cầu của HHNCKC, Pháp Luân Công được tổ chức thành một mạng lưới các trung tâm hỗ trợ trên toàn quốc, "các trạm chính", "các chi nhánh", "các trạm hướng dẫn" và các địa điểm tập luyện tại địa phương, phản ánh cấu trúc của cộng đồng khí công hoặc thậm chí là cấu trúc của chính Đảng Cộng sản.[15][27] Các phụ đạo viên Pháp Luân Công là những tình nguyện viên tự nguyện dạy các bài tập, tổ chức các sự kiện, và phổ biến những bài viết mới của ông Lý Hồng Chí. Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã đưa lời khuyên cho học viên về các kỹ thuật thiền định, các dịch vụ dịch thuật và điều phối cho việc tập luyện trên toàn quốc.[15]

Sau khi rời khỏi HHNCKC vào năm 1996, Pháp Luân Công bị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn và đã đáp lại bằng cách áp dụng cơ cấu tổ chức phân cấp và lỏng lẻo hơn [49]. Vào năm 1997, Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp chính thức bị giải thể, cùng với các "trạm phụ đạo chính" ở các khu vực.[28] Tuy nhiên, các học viên vẫn tiếp tục tự tổ chức ở các cấp địa phương, kết nối với nhau thông qua các phương tiện giao tiếp điện tử, các mạng lưới giữa các cá nhân và các điểm luyện công tập thể.[10][29] Cả các nguồn tin từ Pháp Luân Công và các nguồn tin của chính phủ Trung Quốc đều tuyên bố rằng có khoảng 1.900 "trạm hướng dẫn" và 28.263 điểm tập luyện Pháp Luân Công tại địa phương trên cả nước vào năm 1999, mặc dù họ không đồng ý về mức độ điều phối theo chiều dọc/từ trên xuống giữa các đơn vị tổ chức này.[30] Để đối phó với cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Pháp Luân Công đã chuyển sang hoạt động bí mật, cấu trúc tổ chức phát triển theo hướng ngày càng phi hình thức ở Trung Quốc, và internet trở thành phương tiện ưu tiên dùng để kết nối các học viên.[31]

Sau cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức có thứ bậc và có gây quỹ. James Tong viết rằng chính phủ miêu tả Pháp Luân Công như một tổ chức có kết cấu chặt chẽ nhằm biện minh cho hành động đàn áp của mình: "Càng chứng minh được Pháp Luân Công là một tổ chức nhiều chừng nào thì càng chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đàn áp của chế độ dưới danh nghĩa là duy trì trật tự xã hội nhiều chừng nấy".[32] Ông kết luận rằng những lời tuyên bố của Đảng thiếu "cả bằng chứng bên trong và bên ngoài để chứng minh", và mặc dù tiến hành bắt giữ và thẩm vấn, các nhà cầm quyền không bao giờ "phản bác các cáo buộc/Pháp Luân Công một cách đáng tin cậy".[33] Nhân khẩu học

Trước tháng 7 năm 1999, ước tính chính thức số học viên Pháp Luân Công ở mức 70 triệu người trên toàn quốc, sánh ngang với số lượng thành viên của Đảng Cộng sản.[34][35][36][37][38] Vào thời điểm cuộc bức hại diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, hầu hết các số liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết số người tập Pháp Luân Công là từ 2 đến 3 triệu người,[29][39] mặc dù một số ấn phẩm vẫn duy trì con số ước tính là 40 triệu người.[15][40] Hầu hết các học viên Pháp Luân Công ước tính trong thời kỳ này tổng số học viên ở Trung Quốc là từ 70 đến 80 triệu.[41][15][42] Các nguồn tin khác đã ước tính số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm từ 10 đến 70 triệu người.[43][44] Rất khó để xác định chính xác số người tập Pháp Luân Công vẫn đang tập luyện tại Trung Quốc ngày nay, mặc dù một số nguồn tin ước tính rằng hàng chục triệu người vẫn tiếp tục tập luyện bí mật.[45][46]

Các cuộc khảo sát nhân khẩu học được thực hiện ở Trung Quốc vào năm 1998 đã phát hiện ra một quần thể người tập chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi. Trong số 34.351 người thực hành Pháp Luân Công được khảo sát, 27% là nam giới và 73% là nữ giới. Chỉ có 38% dưới 50 tuổi.[47] Pháp Luân Công đã thu hút được một loạt các cá nhân khác, từ sinh viên trẻ đến các viên chức, trí thức và các quan chức Đảng.[48][49] Các cuộc khảo sát ở Trung Quốc từ những năm 1990 cho thấy có khoảng từ 23% - 40% số người thực hành có trình độ đại học có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học - cao gấp nhiều lần so với dân số nói chung.[10]

Có hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người tập luyện Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, [50] với các cộng đồng lớn nhất là ở các thành phố tại Đài Loan và Bắc Mỹ, nơi có quần thể người Hoa lớn, như thành phố New York và Toronto. Các cuộc nghiên cứu nhân khẩu học của Palmer và Ownby tại các cộng đồng này cho thấy 90% người thực hành là người Hoa. Tuổi trung bình là khoảng 40.[51] Trong số những người tham gia khảo sát, 56% là nữ và 44% nam; 80% đã lập gia đình. Các cuộc khảo sát cho thấy những người được hỏi có trình độ học vấn cao: 9% là tiến sỹ, 34% có bằng thạc sĩ, và 24% có bằng cử nhân.[51]

Những lý do phổ biến nhất cho việc bị thu hút bởi Pháp Luân Công được ghi nhận là nội hàm cao thâm, bộ bài tập tu luyện và các lợi ích sức khoẻ.[52] Các học viên Pháp Luân Công không phải người Hoa có xu hướng là những người “tìm kiếm giá trị tinh thần” - những người đã từng thử nhiều môn khí công, yoga, hoặc tu tập trước khi tìm đến Pháp Luân Công. Theo ông Richard Madsen, các nhà khoa học Trung Quốc có bằng tiến sĩ từ các trường đại học uy tín của Mỹ đang tập luyện Pháp Luân Công cho rằng vật lý học hiện đại (ví dụ lý thuyết siêu dây) và sinh học hiện đại (cụ thể là chức năng của tuyến tùng) cung cấp cơ sở khoa học cho niềm tin của họ. Theo quan điểm của họ, "Pháp Luân Đại Pháp là tri thức chứ không phải là tôn giáo, một dạng khoa học mới chứ không phải là đức tin".[3]

3.

Với mong muốn mang lại cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về Pháp Luân Công, tôi mạn phép phiên dịch lại toàn bộ mục Niềm tin và thực hành trong bài Pháp Luân Công từ nguồn là trang wiki về Falun Gong tiếng Anh. Trong quá trình phiên dịch, dù đã cố gắng dịch sát nghĩa, nhưng có thể vẫn còn thiếu sót. Tuy nhiên, mong quản trị viên có thể xem xét và bổ sung vào phần mục này vào bài gốc để mọi người có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn về bài này. 

Chính (thảo luận) 12:35, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhận xét 1: Dịch Pháp Luân Công mà bê nguyên từ trang wiki tiếng Anh vào thì chẳng khác gì là quảng cáo cho Pháp Luân Công, toàn nói những điều tốt đẹp, chẳng thấy có điều gì không tốt cả.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 15:30, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nhận xét 2: Thống kê các tác giả viết bài trên: David Ownby chú thích 19 lần độc lập, Benjamin Penny chú thích 27 lần độc lập, Noah Porter 8 lần, James Tong 6 lần. Như vậy rõ ràng nếu như David Ownby mà bênh vực thiên vị Pháp Luân Công thì lập tức đã có 19 tâng bốc Pháp Luân Công.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 15:30, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên zhao
  2. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pennyreligion
  3. ^ a b Richard Madsen, "Understanding Falun Gong," Current History (September 2000).
  4. ^ David Ownby, "Unofficial Religions in China: Beyond the Party's Rules", Testimony for the Congressional-Executive Commission on China, 23 May 2005.
  5. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 226. Quote: "Falun Gong is a new form of Chinese religion, even if its adherents themselves may not recognize it as being religion at all."
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schechter
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ownbyming
  8. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 26. Quote: "[Falun Gong] claims no immediate predecessor in the sense of asserting its position in a lineage of religions. Nonetheless, as will be clear throughout this book, many of the terms Li Hongzhi uses and the ideas that underpin Falun Gong teachings are found in Chinese religions of the past."
  9. ^ a b Shun-ching Chan, Cheris (tháng 9 năm 2004). “The Falun Gong in China: A Sociological Perspective”. The China Quarterly. 179.
  10. ^ a b c d e f Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên porterthesis
  11. ^ a b David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China," p 241–246
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ownbyfuture
  13. ^ a b c Susan Palmer and David Ownby, Field Notes: Falun Dafa Practitioners: A Preliminary Research Report, Nova Religio, 2000.4.1.133
  14. ^ Noah Porter, "Professional Practitioners and Contact Persons Explicating Special Types of Falun Gong Practitioners", Nova Religio, November 2005, Vol. 9, No. 2, pp 62–83
  15. ^ a b c d e Tong, James (tháng 9 năm 2002). “An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing”. The China Quarterly. 171: 636–660. doi:10.1017/S0009443902000402.
  16. ^ Haar, Barendter. “Evaluation and Further References”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2009. One difference between the Falun Gong and traditional groups is the absence of rituals of daily worship or rites of passage
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ping
  18. ^ David Ownby, "Falungong and Canada's China Policy," International Journal, Spring 2001, p 193. Quote:"These people have discovered what is to them the truth of the universe. They have arrived freely at this discovery, and, if they change their mind, they are fee to go on to something else. The Falungong community seems to be supportive but not constraining – aside from the peer pressure that exists in many groups situations; there is no visible power structure to chastise a misbehaving practitioner, nor do practitioners tell one another what to do or what to believe."
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chou
  20. ^ a b c A Burgdoff, Craig (2003). “How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric”. Nova Religio. 6 (2).
  21. ^ McDonald, Kevin (2006). Global movements: action and culture. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-1613-8.
  22. ^ Falundafa.org, 'Local Contacts'.
  23. ^ Mark R. Bell, Taylor C. Boas, Falun Gong and the Internet: Evangelism, Community, and Struggle for Survival, Nova Religio, April 2003, Vol. 6, No. 2, pp 277–293
  24. ^ Craig Burgdoff, "How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric," p 336.
  25. ^ a b c d David Ownby, "Falun Gong in the New World", European Journal of East Asian Studies (2003), pp 313–314.
  26. ^ Craig Burgdoff, "How Falun Gong Practice Undermines Li Hongzhi's Totalistic Rhetoric," p 338.
  27. ^ Kevin McDonald, Global Movements: Action and Culture, 'Healing Movements, embodied subjects', (Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell, 2006), pp 142 – 164
  28. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 641
  29. ^ a b James Tong, "Revenge of the Forbidden City: The suppression of the Falungong in China, 1999–2005" (New York, NY: Oxford University Press, 2009), ISBN 0-19-537728-1
  30. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 642.
  31. ^ Patricia Thornton, "Manufacturing Dissent in Transnational China", in Popular Protest in China, Kevin J. O'Brien (ed.), (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2008).
  32. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 638.
  33. ^ James Tong, "An Organizational Analysis of the Falun Gong: Structure, Communications, Financing," p 657.
  34. ^ Seth Faison, "In Beijing: A Roar of Silent Protestors", New York Times, 27 April 1999. Quote: "Buddhist Law, led by a qigong master named Li Hongzhi, claims to have more than 100 million followers. Even if that is an exaggeration, the government's estimate of 70 million practitioners represents a large group in a nation of 1.2 billion."
  35. ^ Bay Fang, "An opiate of the masses?" U.S. News and World Report, February 22, 1999.
  36. ^ Joseph Kahn, "Notoriety Now for Movement's Leader", New York Times, 27 April 1999. Quote: "Beijing puts the tally of followers in his mystical movement at 70 million. Its practitioners say they do not dispute those numbers. But they say they have no way of knowing for sure, in part because they have no central membership lists."
  37. ^ Renee Schoff, "Growing group poses a dilemma for China", Associated Press, 26 April 1999. Quote: "It teaches morality and acceptance, just what the Beijing government likes to see. But, with more members than the Communist Party—at least 70 million, according to the State Sports Administration—Falun is also a formidable social network ..."
  38. ^ New York Times, "4 From Chinese Spiritual group Are Sentenced", 13 November 1999. pg. A.5. | Quote: "Before the crackdown the government estimated membership at 70 million — which would make it larger than the Chinese Communist Party, with 61 million members."
  39. ^ Zong Hairen, "Zhu Rongji zai 1999" (Zhu Rongji in 1999) (Carle Place, N.Y.: Mirror Books, 2001).
  40. ^ Cheris Shun-ching (2004). "The Falun Gong in China: A Sociological Perspective". The China Quarterly, 179.
  41. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lowe
  42. ^ David Palmer, Qigong Fever: Body, Science and Utopia in China. Quote: "In 1997, Li Hongzhi claimed to have 100 million followers, including 20 million regular practitioners."
  43. ^ Seth Faison, Followers of Chinese Sect Defend Its Spiritual Goals, New York Times, 30 July 1999.
  44. ^ David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China." Quote: "... we may very roughly and tentatively estimate that the total number of practitioners was, at its peak, between 3 and 20 million. ... A mid-range estimate of 10 million would appear, to me, more reasonable."
  45. ^ U.S. Department of State (26 October 2009) 2009 International Religious Freedom Report: China (includes Tibet, Hong Kong, Macau)
  46. ^ Malcolm Moore, "Falun Gong 'growing' in China despite 10-year ban," The Telegraph, 24 April 2009.
  47. ^ Noah Porter, "Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study," p 117.
  48. ^ Lincoln Kaye, "Travelers Tales," Far Eastern Economic Review, 23 July 1992.
  49. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 127.
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên David Ownby p 126
  51. ^ a b David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 136.
  52. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, pp 132–134.

Đề nghị bổ sung đoạn viết sau vào bài[sửa mã nguồn]

Trong bài chính có đoạn: Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[1]

Bổ sung: Trong tác phẩm Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo[2]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [3].

Thành đoạn sau:

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo công khai lần đầu tiên về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở thành phố đông bắc của Trường Xuân, Cát Lâm. Trong tiểu sử tâm linh của mình, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư của Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm Quan Jue, người kế vị thứ 10 của Đại Pháp Phật giáo, và một đạo sĩ Đạo giáo với bí danh Đạo sĩ thực sự tu tại dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Đại Pháp được cho là kết quả của việc tái tổ chức và ghi lại những giáo lý đã được các vị này dạy cho Lý.[4] Trong tác Phẩm Pháp Luân Công Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là khí công thuộc Phật Gia không liên quan Phật Giáo [5]. Trang web của Pháp Luân Công cũng khẳng định như vậy [6].

@Alphama: بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 18:01, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  2. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  3. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
  4. ^ Li Hongzhi, 9-day Lectures in Guangzhou (audio), lecture 1, 1994.
  5. ^ Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo, Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công trang 13 (phiên bản cũ)
  6. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

Tâm thư về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí[sửa mã nguồn]

Kính gửi các bảo quản viên!

Một dịp tình cờ tôi vào diễn đàn Học Hỏi Pháp Luân Công cũng như Tu Luyện Pháp Luân Công trên facebook tôi hỏi Hoa Ưu Đàm mà các trang web Pháp Luân Công đang tuyên truyền được lấy ra từ kinh điển nào, kinh điển nào mô tả hình dáng màu sắc và kích thước của Hoa Ưu đàm như vậy. Nhưng không ai trả lời thuyết phục được, sau đó tôi có tìm hiểu thêm từ một số bài báo, tôi phát hiện ra Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công là một trò lừa đảo. Bằng chứng là bạn có thể xem cái mà đang được toàn thể cộng động gọi là Hoa Ưu Đàm (mà do Pháp Luân Công tuyên truyền) https://www.google.com.vn/search?q=Hoa+%C6%AFu+%C4%90%C3%A0m&dcr=0&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwj2_eXeu-LWAhUJi7wKHQKuCUwQ_AUICigB&biw=1366&bih=659 và trứng côn trùng của đại học Ohio https://ohioline.osu.edu/factsheet/ent-72

Một số tuyên truyền khác của Pháp Luân Công. Ví dụ Đại Kỷ Nguyên tuyên truyền có hai triệu người mổ cắp nội tạng http://www.daikynguyenvn.com/trung-quoc/ket-luan-da-duoc-xac-thuc-tren-2-trieu-nguoi-da-bi-chinh-quyen-trung-quoc-mo-lay-noi-tang-song.html, trong khi trang nội bộ của Pháp Luân Công tuyên bố có 3305 người bị đàn áp chết http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/death_cases/death_list.html#outline (họ đã xóa đường link này) nhưng rất may con số đó vẫn còn được lưu tại đây http://sgforums.com/forums/2445/topics/206391. Rất may vẫn còn lưu trữ tại bộ nhớ của google:

Tập tin:True of Falun Gon.png
center}True of Falun Gon

Với tất cả những gì mà tôi biết về Pháp Luân Công, tôi khẳng định những gì mà người dân Việt Nam cũng như thế giới đang biết về Pháp Luân Công qua hệ thống truyền thông của họ là lừa đảo. Tôi đã nhiều lần trao đổi cùng Tuấn Minh về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí nhưng chẳng bao giờ Tuấn Minh có sự phản hồi mà luôn làm theo ý kiến cá nhân.

Đã lâu nay tôi không sửa đổi Pháp Luân Công hay Lý Hồng Chí, tôi thấy hơi vui vì những gì về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí cũng dần được hé lộ qua sửa đổi của bạn nào đó. Nhưng tôi lại trở lên thất vọng khi chính bảo quản viên Tuấn Minh đã xóa những bổ sung như vậy. Tôi kính mong các bạn hãy vào cùng nhau thảo luận.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%BD_H%E1%BB%93ng_Ch%C3%AD&type=revision&diff=31848353&oldid=31482716

Eightcirclestheorem 03:44, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Nhờ bảo quản viên Tuấn Minh đưa các câu nói nổi tiếng của ông Lý Hồng Chí vào bài[sửa mã nguồn]

“I'm not Jesus, and I'm not Sakyamuni, but the Fa has created millions and millions of Jesuses and Sakyamunis who have the courage to walk the path of Truth, who have the courage to risk their lives for the sake of the Truth, and who have the courage to devote their lives to saving sentient beings” (Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi- http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html )

Dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi không phải là Giê su và tôi cũng không phải là Thích Ca Mâu Ni nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu Giê-su và Thích Ca Mâu Ni những người có can đảm bước trên con đường chân lý, những người có cam đảm dấn thân vì chân lý và những người có cam đảm hiến dâng mạng sống của mình để cứu vớt chúng sinh.” Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzh, xem sẵn tại đây http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html

“Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, nguồn http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới.http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

“Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những người khác không tốt; tôi chỉ nói rằng họ không truyền gì tại cao tầng.Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc.Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.Truyền công lên cao tầng ấy, tại sao không có ai làm?” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1)

“Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa. (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).Eightcirclestheorem 05:10, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Đệ tử: Thế giới Pháp Luân và thế giới Cực Lạc trong Tịnh Độ có gì khác biệt? Sư phụ: Thế giới Pháp Luân của chúng tôi lớn hơn, tầng thứ cao hơn, cũng tức là xa hơn.

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm

 Đệ tử: Con là giáo đồ Ki-tô đã được mục sư làm lễ rửa tội? Sư phụ: Có thể tu Đại Pháp như nhau. Luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị muốn luyện thì cứ luyện không sao cả. Ai cũng sẽ không trừng phạt chư vị, đều là tu luyện chính Pháp. Chư vị muốn ở môn nào là do chư vị quyết định, tôi bảo chư vị rằng Ki-tô giáo nó cũng là chính giáo. Chỉ là đều ở vào thời kỳ mạt Pháp rồi, giáo nghĩa đều [bị] con người ngày nay lý giải sai lệch rồi. Nhưng tôi không nhìn thấy trong thiên quốc của Giê-su có người phương Đông. Giê-su và Giê-hô-va đương thời đều không bảo [tôn] giáo của Họ truyền về hướng Đông. 

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm Eightcirclestheorem 05:26, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Mấy cái này ko phải PLC. Bài PLC chỉ nói chủ yếu về PLC là đủ rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 02:12, ngày 14 tháng 8 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sửa "đàn áp Pháp Luân Công" thành "trấn áp Pháp Luân Công"[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn Kotankien đang sửa "đàn áp Pháp Luân Công" thành "trấn áp Pháp Luân Công", bạn có thể đưa ra giải thích cho trường hợp này không?

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 15:38, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Trấn áp và đàn áp cùng là 1 nghĩa, có khác gì đâu, chẳng qua trong đoạn văn dùng quá nhiều từ "đàn áp" nên chỉnh lại cho bớt lặp từKotankien (thảo luận) 15:52, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

"Trấn áp" được sử dụng trong ngữ cảnh để chỉ nhóm nổi loạn, trong khi đó Pháp Luân Công là nhóm yếm thế bị đàn áp.

Sửa đổi này không hợp lý và không cần thiết vì vậy không chọn dùng.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 16:31, ngày 25 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Nguồn từ Báo Thanh Niên không phải "nguồn tin cậy"[sửa mã nguồn]

Hiện tại tài khoản Kotankien sử dụng nguồn Báo Thanh Niên. Trong khi đó, Báo Thanh Niên là cơ quan báo chí bị kiểm duyệt dưới chế độ Cộng sản, bên cạnh đó truyền thông đưa tin Báo Thanh Niên đã cho thôi chức các quản lý cấp cao của tờ báo không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản

https://www.voatiengviet.com/a/bi-thoi-chuc-vi-khong-phai-dang-vien-buoc-lui-cua-bao-thanh-nien/4680073.html

Về sự trung thực của Báo Thanh Niên, tài khoản Kotankien dẫn nguồn từ Thanh Niên và viết rằng:

"Về phía quan điểm của chính quyền Trung Quốc thì họ xếp Pháp luân công nằm trong danh sách 11 tà giáo gây hại nhất nước này (cùng với 10 nhóm tôn giáo khác như Toàn năng thần giáo, Môn đệ hội, Quan âm pháp môn, Huyết thủy thánh linh, Toàn phạm vi giáo hội...). Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi" khiến nhiều người tự hủy hoại sức khỏe, những tín đồ cuồng tín đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, tấn công những cá nhân có ý kiến khác không thống nhất với Pháp luân công, và vu cáo chính phủ rằng “người luyện Pháp luân công bị mổ cướp tạng”"

Đoạn Kotankien nói rằng những người tập Pháp Luân Công "vu cáo chính phủ rằng “người luyện Pháp luân công bị mổ cướp tạng”" rõ ràng là sai sự thật, bởi ngoài các kênh truyền thông dòng chính trên Thế giới đưa tin về thảm kịch này, Nghị viện Châu âu cũng khẳng định rằng người luyện Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng: http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?type=TA&reference=P7-TA-2013-0603&language=EN&ring=B7-2013-0582

Đoạn "Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi" khiến nhiều người tự hủy hoại sức khỏe, những tín đồ cuồng tín đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, tấn công những cá nhân có ý kiến khác không thống nhất với Pháp luân công" càng không có căn cứ chứng minh cho thông tin của Thanh Niên và Kotankien.

Vì vậy tôi xóa đoạn này.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 11:36, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Ngày 26/05/2019, các nội dung chỉnh sửa mục "Tại Việt Nam"[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ trình bày nội dung trước bản sửa và lý do chỉnh sửa:

Đoạn bôi đậm là nội dung của phiên bản cũ:

Theo BBC, tại Việt Nam, Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đã bị giải tán.[243]

==> Bài của BBC là tính đến năm 2014, vì vậy không phản ánh được giai đoạn từ sau thời điểm bài viết xuất hiện đến hiện nay. Sửa thành: "Theo BBC, tính đến ngày 03/04/2014 – thời điểm bài viết được xuất bản, Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp và nhiều buổi tập trung của những người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam đã bị Công an giải tán"

Tính đến tháng 12/2015, không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công.[244]

Trong một bài báo trên tạp chí Khoa học & Đời sống viết rằng học viên Pháp Luân công do tập khí công nên "có khả năng đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh."[245]

==> Viết lại cho chính xác thông tin từ nguồn. Đoạn lấy nguồn từ Báo KH&ĐS, nguyên văn trong nguồn: “Sau 12 năm “lỡ duyên”, chính vào giai đoạn nhận ra rằng những tiến bộ của khoa học vẫn chưa thể giúp mình vượt cửa tử, TS.BS Lê Thị Thanh Thái lại một lần nữa cầm trên tay quyển Chuyển Pháp Luân. Quyết là học, là tập cho chỉn chu, TS.BS Lê Thị Thanh Thái đã tập một mạch liên tục 4 bài tập động công và một bài tĩnh công ngồi thiền. Các bài tập này nhằm đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí quyết, giúp cơ thể khỏe mạnh lên.”

Ngày 11 tháng 10 năm 2011, hai học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án ba và hai năm tù giam vì hành vi phát thanh tuyên truyền trái phép, khi đã phát chương trình ‘Tiếng nói Hy vọng’ sang lãnh thổ Trung Quốc bằng làn sóng phát thanh ngắn hồi tháng 4 năm 2009.[246][247]

==> Theo nguồn báo Dân Trí trong đoạn này, viết: "2 bị cáo Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông”", như vậy không có tội danh nào về "tuyên truyền" (bỏ). Đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông nghĩa là công dân chưa có giấy phép thì không được đưa các loai thông tin lên mạng viễn thông, kể cả đó là nội dung sách Mác - Lê nin.

Ngày 3/2/2014, bốn người Nguyễn Doãn Kiên, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiểm và Trinh Kim Khánh, đã có kế hoạch mang theo búa ra lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý định đập phá. Trước đó, ngày 4/1/2014, nhóm này cũng đã dùng dây cáp nhằm kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) nhưng không thành. Kế hoạch kéo đổ tượng Lenin và đập phá lăng Hồ Chủ tịch đều được nhóm này công bố công khai trên mạng xã hội trước khi tiến hành. Ngày 27 tháng 3 năm 2014, bốn người này đã bị tòa kết án 4 tới 6 năm tù vì tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại công trình Nhà nước[243]. Theo BBC, cả bốn người bị kết án đều nhận là theo Pháp Luân Công, nhưng báo Đại Kỷ Nguyên (thuộc sở hữu của Pháp luân công) thì phủ nhận bốn người này là học viên Pháp Luân Công.[248]

==> Cần phản ánh đủ chuỗi sự kiện nhóm 4 người tự nhận học Pháp Luân Công đã thực hiện trong 1 thời gian ngắn khiến dư luận quan tâm.

Từ năm 2014 đến 2016, Công an các tỉnh Vĩnh Phúc[249], Gia Lai[250], Ninh Thuận[251], Kon Tum[252] đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ và ngăn chặn việc phát tài liệu Pháp Luân Công.

==> rút gọn, không cần thiết copy hoàn toàn từ nguồn dễ dẫn đến rủi ro về bản quyền.

Năm 2018, Tạp chí Văn hóa và đời sống có bài viết "Tập Pháp Luân Công chữa bệnh hiểm nghèo: Phản khoa học, phi thực tế", bài báo ghi nhận rằng nhiều học viên quá tin vào Pháp luân công nên không đi chữa trị tại bệnh viện, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Tại Thanh Hóa đã có trường hợp bà Nguyễn Thị D (khu phố Ái Sơn, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa) bị suy thận, bà D. nghe theo người hàng xóm để tham gia Pháp luân công mà không đến bệnh viện cứu chữa. Hoặc anh Lê Xuân Mậu (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị viêm gan B, anh Mậu đã bỏ nhà đi tận vào Quảng Bình theo tập Pháp luân công. Cả bà D. và anh Mậu đều phát bệnh nặng và chết chỉ sau một thời gian ngắn tập Pháp luân công[253].

==> Thông tin từ báo bị kiểm duyệt ( báo của Sở VH, TT& DL Thanh Hóa) không đáng tin cậy

Tháng 5/2019, dư luận Việt Nam xôn xao vì vụ án giết 2 người rồi ném vào thùng bê-tông để phi tang. Theo báo chí, cả 4 nghi phạm đều tu luyện Pháp luân công, có nghi phạm từng là giảng viên đại học, sau đó bỏ việc để đi tu luyện Pháp luân công. Bản thân nạn nhân Trần Đức Linh cũng từng dạy Pháp luân công ở Nghệ An, cuối năm 2017, ông Linh từng bị công an Nghệ An xử phạt do hành vi truyền bá tôn giáo trái phép. Sau đó ông Linh ly hôn, bán nhà vào Nam rồi cắt đứt liên lạc với gia đình. Trước đó 1 tháng, người thân ông Linh có gọi điện tìm kiếm thì 1 trong các nghi phạm trả lời "anh Linh đã đi sai đường” (tức là đã tu luyện Pháp Luân công theo cách sai lầm), rồi sau đó người nhà mất liên lạc cho tới khi vụ án bị phát hiện[254][255][256]

==> Bổ sung thông tin và chỉnh sửa các nội dung không rõ rang khiến người đọc hiểu nhầm,cụ thể đoạn Kotankien viết rằng: “Bản thân nạn nhân Trần Đức Linh cũng từng dạy Pháp luân công ở Nghệ An, cuối năm 2017, ông Linh từng bị công an Nghệ An xử phạt do hành vi truyền bá tôn giáo trái phép. Sau đó ông Linh ly hôn, bán nhà vào Nam rồi cắt đứt liên lạc với gia đình.”. Theo nguồn mà Kotankien sử dung thì ông Linh vào vì để tránh mặt vợ do hôn nhân đổ vỡ.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 11:59, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Báo Thanh niên là nguồn đủ tiêu chuẩn wiki. Dù bạn không tin đi chăng nữa, thì đó vẫn là nguồn được phép sử dụng, việc tin hay không là chuyện của người đọc. Bạn nói báo Thanh niên là "báo CS", thế mấy tạp chí của Bộ y tế thì không phải à? Tin khen thì bạn giữ, tin xấu thì bạn tìm cách xóa ư. Hãy nhớ Wiki không thuộc sở hữu của pháp luân công các bạn, không có nghĩa vụ chỉ đăng tin tốt và bịt miệng tin xấu về nó, vậy nên hãy ngừng việc xóa thông tin có nguồn lạiKotankien (thảo luận) 12:01, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Dear Kotankien,

Wikipedia là trang Web thuộc Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Các nguồn bị kiểm duyệt thì không được sử dụng.  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:13, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Thưa bạn Rakhoi, wiki KHÔNG THUỘC SỞ HỮU CỦA CHÍNH PHỦ NÀO CẢ, nếu bạn nghĩ nó là công cụ tuyên truyền của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ thì nhầm to rồi đấy. Hãy chấm dứt việc xóa thông tin bất lợi cho PLC mà bạn đang làm đi, muốn ở chỉ có khen chứ không có chê thì hãy về trang Đại kỷ nguyên của các bạnKotankien (thảo luận) 12:16, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Dear Kotankien,

Wikipedia là hệ thống được đăng ký tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tuân theo các nguyên tắc về tự do và khong bị kiểm duyệt. Do vậy, Wikipedia không sử dụng nguồn không đáng tin cậy.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:18, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Xem ra logic là vô nghĩa với 1 tín đồ ngoan đạo nếu tôn giáo của anh ta có những vấn đề xấu. Tôi sẽ nhờ người khác phân xử, nói chuyện tiếp với bạn là bằng thừaKotankien (thảo luận) 12:21, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

@Kotankien: chụp mũ và công kích thành viên Wikipedia là không tốt. Thông tin của bạn cần phải nguồn đáng tin cậy theo quy định của Wikipedia.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:24, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Báo thanh niên là nguồn hợp lệ, wiki KHÔNG PHÂN BIỆT BÁO CHÍ TỪ BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO. Điều bạn đang làm là BỊA RA QUY ĐỊNH để ngăn chặn thông tin xấu về PLC. Vì vậy, tôi sẽ không phí thời gian đôi co với bạn nữaKotankien (thảo luận) 12:27, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Bạn Kotankien thân mến,

Như đã chỉ ra bên trên vì sao Báo Thanh Niên không phải là nguồn đáng tin cậy, bạn nên đọc lại.

Thông tin sử dụng Wikipedia phải đáp ứng được quy định về "Nguồn đáng tin cậy", bạn nên tìm hiểu trước các quy định trước khi tham gia soạn thảo bài. Tôi sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn cần.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 12:51, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Về: Pháp Luân Công và Phật giáo liên quan đến nguồn http://www.undv.org[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn Kotankien có sử dụng link http://www.undv.org/books/commemorative%20_book%202013.pdf để làm nguồn cho nội dung bạn viết trên bài "Pháp Luân Công". Bạn biết như sau:

"Giáo pháp của Pháp Luân công có sử dụng một số khái niệm tương tự Phật giáo như "Nghiệp", "Chuyển Pháp Luân", "Pháp Thân", "Mạt pháp", huy hiệu cũng dùng chữ Vạn (卍) của đạo Phật nên dễ dẫn tới hiểu nhầm rằng đây là 1 nhánh của Phật giáo... Tại Đại lễ Phật Đản ở Thái Lan vào ngày 10 tháng 5 năm 2006, Hội nghị Phật giáo Quốc tế đã chính thức tuyên bố giáo lý của Pháp Luân Công không phải là một nhánh của Phật giáo[1]"

Tuy nhiên, khi kiểm tra link của bạn thì chí có đoạn này nhắc đến "Falun Gong" (Pháp Luân Công), cụ thể như sau:

"11. To record the success of the First World Buddhist Forum held in April in Zhou Shan, China, the convening of which was supported in the 2005 International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak in Bangkok, Thailand, and to affi rm that Falun Gong is not in accordance with the fundamental teachings of Buddhism"

Dịch: "Ghi nhận sự thành công của Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới lần 1, được tổ chức tại Châu Sơn, Trung Quốc, trong đó sự khởi động của diễn đàn này đã được ủng hộ trong Hội Thảo Phật Giáo Thế Giới năm 2005 về Ngày Phật Đản của Liên Hiệp Quốc, nhằm xác quyết rằng Pháp Luân Công không thích ứng với các giáo lý/ bài giảng nền tảng trong đạo Phật."

Hoàn toàn không thấy những nội dung này trong nguồn: "Giáo pháp của Pháp Luân công có sử dụng một số khái niệm tương tự Phật giáo như "Nghiệp", "Chuyển Pháp Luân", "Pháp Thân", "Mạt pháp", huy hiệu cũng dùng chữ Vạn (卍) của đạo Phật nên dễ dẫn tới hiểu nhầm rằng đây là 1 nhánh của Phật giáo..." ==> Dường như bạn đang sử dụng Wikipedia để phản ánh quan điểm cá nhân.

Vì vậy dựa trên nội dung sẵn có của bạn tôi sẽ thể hiện lại chính xác hơn

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:31, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Rakhoi 8x Cảm ơn ý kiển của bạn, tôi sẽ thẩm tra ngay khi có thời gian!-- ✠ Tân-Vương  06:36, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể Ctrl + F, gõ từ khóa "Falun Gong" viết liền hoặc phân cách như bên để thấy kết quả, đơn giản dễ tìm.  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:41, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Tôi tìm chưa thấy thông tin dẫn nguồn nhưng để chắc chắn mong bạn Kotankien hỗ trợ cho biết số trang trích dẫn, theo quy định thì phải trích dẫn số trang bạn ạ, phiền bạn chút nhé!-- ✠ Tân-Vương  12:55, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 Tôi đã bổ sung trang trích dẫn là trang 17 nhưng tài khoản Kotankien đã xóa (xem hình), bạn chú ý kĩ càng giúp khi biên tập vì như vậy độc giả không thể tra cứu được trong nguồn nói gì về Falun Gong (Pháp Luân Công).
Tôi có thấy sửa đổi này, nhờ bạn Rakhoi 8x cứ thêm trang vào nguồn dẫn bạn nhé, việc này là hợp quy, bạn đừng lo lắng.-- ✠ Tân-Vương  06:33, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:04, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Đó là do tôi thao tác nhầm thôi, bạn Rakhoi8X cứ thêm số trang vào nguồnKotankien (thảo luận) 08:33, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Thẩm tra nội dung nguồn James Tong bị xuyên tạc nội dung[sửa mã nguồn]

Đề nghị Bảo quản viên thẩm định nội dung nguồn James Tong bị các đối tượng bôi nhọ Pháp Luân Công xuyên tạc nội dung

https://books.google.com.vn/books?id=PyxCVRB-De8C&pg=PP6&lpg=PP6&dq=james+tong+revenge&source=bl&ots=PAXEUO0lAG&sig=Asclwn4AMZASBTPoy1oo-DtsneA&hl=en&sa=X&ei=bF-FULFdpPbSAaiUgMAM&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 10:15, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Phiền bạn hỗ trợ khoản này nhé Rakhoi8x, vì việc thẩm định rất lâu, nếu bạn biết rõ vị trí và đoạn nào mạo nguồn xin chỉ ra giúp, việc thẩm định và xử lý vi phạm sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn!-- ✠ Tân-Vương  13:23, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi tra trong nguồn thì thấy tại Chương V của cuốn sách có đề cập đến con số 2.3, nội dung như trong hình (xin lỗi không copy được)

Xin tạm dịch là: "Sau khi các tổ chức đại diện cho Pháp Luân Công chính thức bị giải thể vào ngày 22/7/1999, việc phải xử lý số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đưa ra những vấn đề đặc biệt cho chế độ. Thậm chí theo một ước tính chính thức dè dặt (tức ước tính thấp hơn so với thực tế - conservative estimate) 2.3 triệu người, việc giam giữ ồ ạt và bỏ tù rõ ràng không phải là lựa chọn, khi mà lực lượng an ninh, tư pháp, tòa án và hệ thống cải tạo lao động lại thiếu không gian để giam giữ, thiếu các kiểm sát viên và quan tòa truy tố, buộc tội, kết án và tuyên án, và thiếu các cơ quan công an để thi hành việc cưỡng bức bắt giữ"

=> Ở đây ý James Tong đang nói về ĐCSTQ phải xử lý số lượng lớn học viên. Ông ta đưa ra ước tính chính thức dè dặt là với 2.3 triệu người thì giam giữ không phải là lựa chọn khi mà ĐCSTQ thiếu nguồn lực lẫn vật lực. Ông ta ko hề nói là Chính phủ Trung Quốc ước tính có đến 2-3 triệu người tập Pháp Luân Công. Không nên thêm thắt như vậy.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:40, ngày 28 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Sách không rõ ý vì không có Chủ ngữ. Vì vậy theo tôi câu này nên loại chủ ngữ và dùng bản dịch "ước lượng dè dặt" của bạn Rakhoi 8x là phù hợp và nội dung nguồn.-- ✠ Tân-Vương  01:24, ngày 29 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

VỀ: Phân biệt đối xử khi biên tâp bài viết về Pháp Luân Công[sửa mã nguồn]

Bạn Bảo quản viên ::ThiênĐế98 cho tôi hỏi, sau khi thông tin từ các nguồn tuyên truyền báo chí Nhà nước bạn cho là "nguồn đáng tin cậy" và "trung lập" bị tôi xóa thì tôi bị bạn cảnh báo không được xóa nguồn trung lập

Còn nguồn VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ) - một nguồn trung lập thực sự với Chính phủ Hoa Kỳ sau khi bị Kotankien xóa với lý do "Nguồn VOA thì bịa nguồn rõ ràng (trong bài chỉ nhắc đến PLC 1 lần, mà lại là do nghị sỹ Mỹ nói chứ ko phải CP Tây Tạng)" thì lại được bạn chấp nhận và không hề có động thái nhắc nhở vi phạm nội quy nào.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng&diff=53536572&oldid=53536440

Bạn cho tôi biết lý do là từ khi nào Dự án Wikipedia Tiếng Việt xem 1 nguồn uy tín phương Tây là không đủ tiêu chuẩn trung lập hơn là 1 nguồn từ báo chí nhà nước bị kiểm duyệt bởi chế độ cộng sản?

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:16, ngày 19 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Bài này lúc đó do BQV Tuanminh01 kiểm soát và xóa bài, việc này bạn nên hỏi BQV này. Tôi sẽ không tiếp tục thảo luận với bạn nếu bạn suốt ngày đi chỉ trích các nguồn báo chính thống của Việt Nam là bị kiểm duyệt vì đã thảo luận rất nhiều nhưng bạn vẫn tiếp tục quan điểm cũ, về việc BQV nào đang theo sát vụ việc, bạn nên kiểm tra lịch sử bài viết sẽ nắm rõ hơn để hỏi đúng thành viên cần hỏi, chào bạn!-- ✠ Tân-Vương  00:48, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Chào bạn ThiênĐế98, việc báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt thì ai cũng biết, tôi nghĩ tôi không phải là người phát minh hay phát hiện ra điều này. Điều tôi quan tâm là tại sao lại có sự phân biệt đối xử trong việc xử lý các hành vi xóa nguồn hợp lệ theo quy định của Wikipedia mà cụ thể ở đây là xóa nguồn VOA? Bạn ThiênĐế98 nói rằng bạn không nắm rõ về vụ việc tại thời điểm có thành viên vi phạm quy định của Wikipedia, song tra cứu lịch sử thì tôi và bạn vẫn đang trao đổi về bài viết tại thời gian đấy.

Nhưng tôi muốn biết là bây giờ bạn đã biết về việc nguồn VOA bị xóa bỏ như vậy thì bạn xử lý như thế nào? liệu rằng hành động này có được các Bảo quản viên của dự án tiếng Việt cho qua và tiếp tục cho đăng thông tin từ các nguồn bị kiểm duyệt mà bạn nói là "chính thống" ?

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 15:02, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi không quản lý bài viết tại thời gian đó, đúng là như vậy, bạn Rakhoi 8x hãy xem BQV nào khóa bài viết này? Vui lòng kiểm tra thật kỹ kỹ lịch sử sửa đổi. Nguồn dẫn của cả hai bên bị BQV Tuanminh01 không đồng tình nên xóa, bài viết hiện nay không còn nguồn VOA cũng không còn các đoạn tranh luận vì BQV này thấy không phù hợp, việc này nếu có thắc mắc hay phản đối, vui lòng liên hệ BQV này. Nói cách khác, từ khi Tuanminh tiếp quản việc quản lý bài viết này, nhiệm vụ của tôi đã chấm dứt. Tôi chỉ dẫn ra một quy định của Wikipedia: Wikipedia:Không chứng minh quan điểm#Cố ý không hiểu để trình ra cho bạn đọc, và không tiếp tục thảo luận hay dính dáng đến chủ đề này nữa, vì tôi cảm thấy bị làm phiền và mệt mỏi khi phải liên tục nhắc đi nhắc lại rằng ở đây, chúng tôi chấp nhận các nguồn được gọi là chính thống đó, hay bạn nói là các nguồn "kiểm duyệt", chiếu theo quy định của chính bản thân dự án này. Việc bạn chỉ chứng minh quan điểm báo kiểm duyệt, xóa nguồn,... mà không có gì tích cực hơn thì tôi e ngại bài viết này sẽ bị khóa cách lâu dài và xin nói trước tôi sẽ không can thiệp vào việc quản trị của một quản trị viên khác. Chào bạn. P/S:Như ở trên đã nói, tôi phân tích rõ hơn là kể từ quyết định của Tuanminh01, mọi việc thắc mắc về nguồn VOA bạn có thể hỏi thành viên này, tuy vậy, các nguồn trên thuộc quan điểm theo BQV này là "Từ Pháp Luân công đến Thiên an môn, cần cách viết rất công bằng, chứ không phải là có 1 đoạn chỉ trích mạnh, sau đó 1 đoạn bênh vực mạnh, xen kẽ khắp bài, như vậy không phải là bài wikipedia mà thành forum lịch sử, cứ 1 đoạn chỉ trích lại 1 đoạn thanh minh, đọc không khác gì cãi nhau ngoài chợ." nên tôi nghĩ rằng nguồn này sẽ không được thêm vào. Nói đơn giản theo BQV Violet thì Không phải cái gì có nguồn cũng đưa vào được. Cứ vin vào cớ có nguồn rồi cái gì cũng đưa vào như nồi lẩu thập cẩm. Thật tiếc nhưng tôi cũng không can thiệp được vào các trường hợp này (quy định Chiến tranh đồng cấp của Wikipedia)-- ✠ Tân-Vương  15:31, ngày 20 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc cũng thấy bài viết này không khác gì cãi nhau ngoài chợ, có lẽ là do các bạn đã bảo quản không tốt bài viết nên để xảy ra hiện tượng như vậy. Bạn có thấy bài tiếng Anh có tình trạng như vậy không? cần học tập các Bảo quản viên của dự án Wikipedia Tiếng Anh.

Nguồn dẫn bị lệch[sửa mã nguồn]

Bài này hiện nay 99% các nguồn là từ quan điểm của pháp luân công hoặc các tổ chức/cá nhân phương Tây, gần như không có bất kỳ nội dung nào lấy nguồn thể hiện quan điểm của chính phủ Trung Quốc. Như vậy có bị coi là thiên lệch không? Và việc bổ sung các đoạn viết lấy nguồn từ chính phủ Trung Quốc là không có vấn đề gì chứ, vì không khó tìm những nguồn từ chính phủ Trung Quốc để bổ sung vào bàiXathanhpho (thảo luận) 00:53, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xathanhpho Đây là một bài viết hay bị nhiều người phá hoại. Để bổ sung nội dung bạn mong muốn đưa vào bài viết, hãy viết ra ở trang thảo luận này kèm link nguồn. Sau khi các thành viên kiểm chứng và chấp thuận thì nội dung sẽ được cập nhật. Xin cảm ơn — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 01:43, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cám ơn bạn, trước mắt tôi sẽ dịch thêm 1 số đoạn từ wiki Anh vì có thể thêm vào bài luôn, còn nguồn từ Trugn Quốc thì để mấy hôm sauXathanhpho (thảo luận) 08:32, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nguồn yếu [1][sửa mã nguồn]

Tôi thấy nguồn này nhắc 1 tác giả không tên tuổi là quá yếu để thêm vào bài, rất không hợp lý.  A l p h a m a  Talk 08:30, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Báo cáo phá hoại[sửa mã nguồn]

Nguyentrongphu xem lại những đoạn thêm có tính chất PR, quá nhiều đường links dẫn về trang PLC đề nghị trở về bài gốc của BQV NoSpamxl (thảo luận) 10:01, ngày 16 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]