Thảo luận Thành viên:Tho de

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Trungda trong đề tài Trả lời

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Tho de!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.081 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Tho de.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

  Genghiskhan--15:55, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin chào[sửa mã nguồn]

Chào bạn, có vẻ bạn đã bắt đầu với Wikipedia một cách rất tốt và suôn sẻ. Cảm ơn bạn đã đóng góp các bài viết về lĩnh vực sử học. Nhưng Wikipedia có quy tắc thông tin cần phải kiểm chứng được, do đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chú thích nguồn gốc cho thông tin mà bạn đưa vào Wikipedia, đặc biệt là những nguồn đáng tin cậy. Làm vậy giúp người đọc tin tưởng thông tin mà bạn đưa ra hơn, và nó sẽ có cơ hội tồn tại ở Wikipedia lâu hơn (vì những bài thiếu nguồn thường bị đặt những tiêu bản xấu, đôi khi còn bị đề nghị xóa vì thiếu tính tin cậy). Một lần nữa cảm ơn. Tân (thảo luận) 16:18, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thiếu ảnh ở trang thành viên kìa. GV (thảo luận) 13:15, ngày 11 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chú dẫn[sửa mã nguồn]

Bạn mới có hàng loạt đóng góp cho các bài viết về chủ đề giai đoạn Pháp đánh VN. Bạn đã nêu chú dẫn sách nhưng còn thiếu 1 số thông tin, mong bạn bổ sung giúp:

Cảm ơn bạn.--Trungda (thảo luận) 17:38, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đóng góp của bạn và lịch sử đóng góp những trang trên chỉ ra rằng, những cuốn của Phan Trần Chúc, tạp chí sử địa là bạn sử dụng để bổ sung cho những bài này.--Trungda (thảo luận) 17:47, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Tho de vì rà soát nhiều nên tôi bị lẫn trường hợp đó. Bạn nên bổ sung tên sách bạn dùng (của ông Chúc) vào danh mục tham khảo của bài đó và ghi thêm số năm xuất bản.--Trungda (thảo luận) 17:50, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến dịch giải phóng Phú Xuân của quân Tây Sơn[sửa mã nguồn]

Bài này theo tôi nên đổi tên là Trận Phú Xuân, 1786 (để có thể phân biệt với trận Phú Xuân, 1774 - Hoàng Ngũ Phúc nam tiến).

Hiện tại bài đang bị treo biển không có nguồn dẫn. Bạn hãy sắp xếp lại, chia mục và nêu tài liệu tham khảo, đồng thời chú thích cho một số thông tin quan trọng trong bài. Khi làm xong việc này, có thể gỡ bỏ biển đi.--Trungda (thảo luận) 10:16, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Góc phía trên mỗi bài viết đều có thẻ "di chuyển". Bạn hãy click vào đó và gõ tên mới của bài vào, chú ý nêu lý do vì sao bạn định đổi tên như vậy trong ô "lý do" bên dưới một cách ngắn gọn. Sau đó nhấn nút "Di chuyển trang" và hoàn thành việc đổi tên.

Trường hợp những tên bài đổi tên sai, bạn có thể nhờ tôi hay bất kỳ bảo quản viên nào xóa giúp bằng các gắn biển {{xóa|tên sai}} vào bài đó là xong.

Bài bạn soạn đã bị xóa do chưa viết theo văn phong bách khoa. Để soạn bài về 1 trận đánh như dự định của bạn, bạn nên tham khảo những bài viết có tên tương tự đã có tại wikipedia như Trận Poltava, Trận Chi Lăng - Xương Giang, trận Tốt Động-Chúc Động... để xem kết cấu, cách trình bày, viết chú thích và tài liệu tham khảo...

Để thận trọng hơn, bạn hãy tạo bài viết trong trang thử nghiệm của cá nhân mình, như Thành viên:Tho de/Thử và ghi nội dung bài định viết vào đó, chỉnh sửa trước khi chính thức đưa lên. Tôi có thể giúp bạn bổ sung, chỉnh lý nội dung bài viết. Khi nào soạn bài mới, bạn cứ nhắn tôi, tôi sẽ để ý tham gia cùng bạn.

Chúc bạn thành công.--Trungda (thảo luận) 16:20, ngày 12 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thày ơi thày cứ đi sâu vào mấy chủ đề này dễ lộ đấy.--222.252.125.133 (thảo luận) 17:51, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thiệt hại của các bên trong chiến tranh đều phải được tính đến do chiến tranh không bao giờ là hoạt động đơn phương (trừ các hoạt dộng đàn áp, khủng bố) mà là hoạt động cuân sự của ít nhất là hai bên. Vì vậy, các bên (tấn công cũng như phòng thủ) đều có các thiệt hại của mình do đối phương gây ra. Trong bài, tôi dẫn cả hai nguồn của cả hai bên để bảo đảm tính khách quan (theo "bên này" thì:... theo "bên kia" thì...). Những nguồn khác đều phải căn cứ vào số thống kê của bên này hoặc bên kia hoặc cả hai bên. Đơn giản là vì họ không trực tiếp đánh nhau và cũng không trực tiếp đi đếm xác. Tôi không có quan niệm rằng nguồn này "xịn", nguồn kia "phở" vì trong khi chiến tranh đang tiếp diễn, chẳng có bên nào bảo rằng mình thua khi cuộc chiến chưa ngã ngũ. Mà ngã ngũ rồi cũng vẫn còn có ngwofi chưa chịu. Vì vậy, để khỏi gây tranh cãi thì khách quan nhất vẫn là nêu con số thống kê của hai hoặc ba nguồn. Người đọc (tuỳ thái độ và tư duy cá nhân của họ). Xin nhớ rằng Vi.Wiki có tính bách khoa hơn là tính định hướng. Việc gạt bỏ số liệu của bên kia, chỉ lấy số liệu của bên này hoặc ngược lại đều là thiên vị; đặc biệt là đối với các vấn đề lịch sử còn có ý kiến khác nhau --Sam-2MT 01:43, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Tôi thấy mấy câu: "như bệnh, đụng xe, tai nạn..." trong tóm lược sửa đổi nghe nó quen quen. Sao không viết luôn là "xe cán, hổ vồ" cho nó hoành tráng đi. Tay phải và tay trái cũng cùng một thân thể thôi. Cụt cả hai tay thì lấy gì mà viết với gõ bàn phím. Hay là ta lại phải chế ra websound thay cho website, cái đó nói thoải mái hơn viết. :) Vì "lời nói gió bay" mà :) --Sam-2MT 04:42, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Giới quân sự nói chung không tổng kết những câu lẻ (tầm chưong trích cú) mà phải tổng kết cả một chương sách hoặc cả một quyển sách. Những trang sách tôi đã dẫn, bạn nên tìm đọc. Tổng hợp những phần đó (không chỉ những câu đó), bạn sẽ có kết quả cụ thể.

  • Bạn không nên dùng từ "biên giới Việt Nam Cộng hoà" vì pháp lý quốc tế (Hiệp định Genève 1954) quy định vĩ tuyến 17 là "ranh giới quân sự tạm thời", không phải là "biên giới quốc gia". Cho dù bạn theo "quốc gia" hay theo "cộng sản" thì cũng vậy thôi
  • Đề nghị bạn đọc kỹ bài viết rồi hãy sửa. Đoạn bạn nói về thiệt hại của tăng-thiết giáp hai bên là kết quả của chiến cục, trong khi mục đó nói về ý đồ tác chiến. Tôi thấy bạn cũng có thói quen đếm xác chết của đối phương để phân định thắng thua đấy nhẩy :) --Sam-2MT 05:09, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--
P/s: Khi đọc các nguồn của phía Việt Nam dân chủ cộng hoà, bạn nên lưu ý là ít khi họ nói cụ thể: bao nhiêu chết, bao nhiêu bị thương mà chỉ nói là "chết và bị thương" hoặc nói chung chung là "loại khỏi vòng chiến đấu", thế thôi. Họ cũng dẫn cả số tù binh bị bắt hoặc đầu hàng. Cái này thì chính xác hơn. Vì còn phải trao trả theo Hiệp định Pari chứ. Vì thế, nên hiểu "loại khỏi vòng chiến đấu" là cả chết và bị thuơng, thậm chí cả rã ngũ nữa. Đối với vũ khí, phuơng tiện chiến tranh, quân cụ, xe tăng, pháo... cũng vậy; họ nói chung lại là phá huỷ và phá hỏng. Nhưng hai cái đó khác khau. Phá huỷ là không dùng được nữa, còn phá hỏng thì vẫn sửa chữa lại và dùng được. Nếu bạn đọc tiếp một bài con (Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972) thì bạn sẽ hiểu tại sao tôi phải dẫn ra hai nguồn của cả hai bên (Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hoà). Vì phía VNDCCH công bố rằng bắn rơi 34 chiếc B-52. Nhưng thực chất chỉ có 16 chiếc rơi tại chỗ, chênh 1 chiếc so với thống kê tất cả những chiếc rơi của phía Hoa Kỳ từ 18 đến 29-12-1972 (có số đuôi đàng hoàng). Tất nhiên cũng có cả những chiếc về đến sân bay nhưng hỏng nặng không thể bay lại đuợc nhưng vẫn chỉ là những chiếc bị thương. Sau này, một số sách của Việt Nam phải sửa lại là "bắn rơi và bắn trúng" đấy. Chiến tranh nói chung không chỉ duy nhất có hoạt động quân sự, mặc dù hoạt động quân sự có tính chi phối. Nhưng nếu không có các hoạt động đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao cùng phối hợp vào thì sức mấy mà QLVNCH thua trận năm 1975. Điều này cũng hợp lý thôi vì Mao Trạch Đông tổng kết khá đúng: "Chính trị là chiến tranh không đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu" --Sam-2MT 05:25, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Nguồn tài liệu[sửa mã nguồn]

Thân gửi Tho de:

Chắc bạn cũng bận và cũng chẳng có thì giờ để tìm mua một cuốn sách dày (và cũng khó kiếm nữa) như thế này nên tôi tổng hợp giúp bạn luôn:

Thương vong của Quân lực Việt Nam Cộng hoà trên các chiến trường chính năm 1972 (số liệu của phía Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nguồn: Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 2003.

  • Trang 280: Chiến dịch tấn công Trị-Thiên (30-3 đến 27-6-1972): "tiêu diệt và làm bị thương 24.000, bắt sống 3.400".
  • Trang 282: Chiến dịch Nguyễn Huệ (Đông Nam Bộ): "tiêu diệt và làm bị thương 71.000, bắt sống 5.600".
  • Trang 284: Chiến dịch Tây Nguyên 1972: "tiêu diệt và làm bị thương 41.000" (không thấy số liệu bắt tù binh)
  • Trang 1744: Chiến dịch tiến công tổng hợp Bắc Bình Định: "diệt và làm tan rã 13.000, trong đó bắt sống 4.000".
  • Trang 1745: Chiến dịch tiến công tổng hợp khu VIII: "loại khỏi vòng chiến đấu 34.000"
  • Trang 1745: Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28-6-1972 đến 31-1-1973): "Loại khỏi vòng chiến đấu 29.822; (không thấy số liệu bắt tù binh)

--Sam-2MT 07:29, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Re: Tôi đã tra rất nhiều nguồn ở lịch sử các đơn vị đã tham gia các chiến trường (304, 308, 320B, 312, 325, 324 ở Quảng Trị; 5,7,9 ở Đông Nam Bộ; 320A, 2... ở Tây Nguyên) để tập hợp lại nhưng số liệu không khớp nhau. Ngay cả cuốn "Một số vấn đề về chỉ huy tác chiến" của đại tướng Lê Trọng Tấn cũng không đưa ra con số cụ thể. Các hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Văn Tiến Dũng cũng chủ yếu bàn về chiến lược, sách luợc, chiến thuật quân sự. Các tướng Sùng Lãm, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu An... có viết hồi ký nhưng số liệu cũng chỉ là ước tính. Các hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Ngô Quang Truởng cũng vậy, chỉ chính xác đuợc về phần điều quân. Tôi đành chọn nguồn bách khoa một chút. Thống kê của Bộ tổng tham mưu QĐNDVN về lực lượng của mình là tin cậy nhất. Còn về phía QLVNCH, họ chỉ dựa vào hồi ký là chủ yếu vì các tài liệu quan trọng đều đã bị đốt hoặc nếu không kịp đốt thì nằm trong tay QĐNDVN sau ngày 30 tháng 4, số tài liệu được di tản không nhiều, chủ yếu là của CIA và Đặc uỷ tình báo phủ tổng thống. Vì vậy, họ chủ yếu dựa vào số liệu của tình báo Hoa Kỳ. Mà bạn cũng biết đấy, so với thực tế thì số liệu của tình báo chính xác đến 70% cũng đã là tốt lắm rồi. Vì vậy. Những mâu thuẫn trên đây vẫn còn là muôn thủa; kể cả những tranh cãi xung quanh các trận đánh của Chiến tranh thế giới thứ II chứ chưa nói đến chiến tranh cục bộ như ở Việt Nam. Tôi thấy mình nên chấp nhận một giải pháp phù hợp với Wiki: Theo bên A thì...; theo bên B thì ...
Còn về số liệu thuơng vong của các bên thì bạn có thể yên tâm. Trong chiến tranh, tất cả thương vong là lính đều được tính, dù dó là lính hậu cần, công binh, vận tải, liên lạc, văn phòng. Phía Hoa Kỳ và VNCH cũng còn đếm cả thường dân chết trận vào thương vong đối phương vì Việt Cộng (VC) hay mặc thường phục chứ không mặc quân phục. Cách thống kê của bạn chỉ đúng đối với chiến tranh quy uớc, còn chiến tranh Việt Nam là chiến tranh không tuân theo quy ước, do đó, nó có nhiều điểm bất quy tắc mà nếu dùng lý luận quân sự của Liên Xô (Nga), Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Anh đều không thể giải thích hết được. Thân! --Sam-2MT 02:06, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Thống kê của Bộ tổng tham mưu QĐNDVN về lực lượng của mình là tin cậy nhất-Tin được mới sợTho de (thảo luận) 12:07, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

http://forum.gamevn.com/archive/index.php/t-442430.html http://vietcyber.com/forums/archive/index.php/t-121197.html http://zero.ace.st/forum-f28/topic-t670.htm

Tất cả các bài viết này đều đăng lại từ 1 bài viết trên web báo QDND nhưng nay đã bị xóa rồi, bạn tâm sợ chưa, 1 mình anh này giết 360 lính Mỹ 1 buổi, tài quáTho de (thảo luận) 12:07, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tho de có thể tin các báo, cái đó tùy Tho de; nhưng tôi khuyên đừng tin báo. Vì báo chí cũng như chuyện cãi nhau bằng mồm: Lời nói gió bay mà. Các trang wweb cũng vậy, nay còn mai mất. Thượng đế cũng chẳng tìm lại được (như Yahooo 360 độ vừa rồi ấy). Nguồn tin cậy hơn cả là giấy trắng mực đen trong thư viện. Trong các thư viện, báo lưu rất nhiều, nhưng tỷ lệ trích dẫn không quá 0,25% (thống kê của Thư viện trung ương Việt Nam). Toi thường tìm những nguồn có tổng hợp hơn vìd họ đã lược bỏ nhiều yếu tố tác động khách quan như: tách động của diễn biến chính trị (thời điểm đưa ra thông tin), tác động chủ quan của nười tổng hợp thông tin (kể cả uy tín và cái nhìn khách quan của họ), tác động của các yếu tố xã họi khác... Tất nhiên, những thứ đó cũng chỉ là tương đối, nhưng dù sao, nó cũng có hiệu quả hơn nhiều so với dẫn từ những nguồn mà bạn vừa dẫn ra trên đây. Hãy xem những bạn đồng nghiệp của chúng ta đang nghiên cứu lịch sử loài người trên vi.wiki, càng ngày, họ càng tiến đến nhiều tài liệu có tính "gốc" hơn. Họ đang hành động điousng với nguyên tắc lịch sử: Lịch sử có như nó đã diễn ra, bất chấp mọi lời kêu gọi, bất chấp mọi sự bịa đặt. Những lời kêu gọi có thể có tác dụng tốt trong chiến đấu. Nhưng trong nghiên cứu, nó hoàn toàn vô nghĩa. "Những sự bịa đặt chỉ có thể lừa dối được con người một lúc nhất định nào đó nhưng không thể che lấp được sự thật lịch sử". Nhứng lời trên đây là của Julius Fucick chứ không phải của tôi. Bạn nên hiểu nguyên tắc này trướv khi nghiên cứu lịch sử. Đó là tôi chưa nói đến những vấn đề của môi trường mà chúng ta đang thảo luận hiện nay: vi.wiki. Thân! --Sam-2MT 15:42, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)--
Thêm một tí nhé: Tôi nói thống kê tin được của phía VNDCCH phải là những thống kê chính thức của họ trong các tác phẩm nghiên cứu, có dẫ nguồn đàng hoàng như trên Vi.wiki của chúng ta đây chứ không phải là mấy tờ báo tuyên truyền đây. Bọn tôi đọc mấy cái đó chán rồi nhưng chưa bao giờ dùng làm nguồn. Bạn cứ yên tâm, tôi không bao giờ dùng loại nguồn đó như mấy bài Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định đâu. --Sam-2MT 16:45, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Sao thầy lại bảo thông tin của Bộ tổng tham mưu QĐNDVN là "Tin được mới sợ" hả thầy? Lạ quá193.200.150.152 (thảo luận) 16:47, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến dịch giải phóng Phú Xuân của quân Tây Sơn (2)[sửa mã nguồn]

Bài này tạo ra đã lâu mà không rõ tài liệu tham khảo ra sao. Nhờ bạn bổ sung thông tin cho bài và chú thích mấy chỗ có yêu cầu. Tôi sẽ giúp bạn đổi tên nếu bạn gặp khó khăn.--Trungda (thảo luận) 18:17, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài chiến cục miền nam[sửa mã nguồn]

Thầy ơi sao con số 213.307 người chi tiết thế mà thầy vẫn sửa thành "khoảng 213.307"?--222.252.94.85 (thảo luận) 14:42, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bàn: Thì có lúc thầy cũng nhầm lẫn về chữ nghĩa chứ. 222.252.94.85 cứ yên tâm. Thầy ấy đang thò từng chân một vào đấy. Không phải là Tho de đâu mà và Wolf. Thầy ấy nghĩ rằng Chiến cục miền Nam 1972 là cái "chuồng nhốt cừu". --Sam-2MT 10:11, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Khoảng là bởi vì trừ 1 chiến trường có ghi chính xác còn các nơi khác đều không có con số lẻ. Thứ nữa là nếu bạn tâm xem kỹ thì sẽ thấy trong số "quảng cáo" xe tăng đó có cả mấy chiếc T-34 và BTR-50 đã tham gia chiến dịch năm 1972 và được vẽ lại.

Bạn tâm có dám chắc năm 1972 Quân đội Nhân dân Việt Nam không đem xe viện trợ từ trước 1970 ra dùng mà chỉ dùng xe viện trợ năm 1971. Đây là thống kê xe T-54, PT-76 và ZSU viện trợ năm 1971 đã ra trận chứ không phải toàn bộ số xe đã ra trậnTho de (thảo luận) 11:45, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi bắt đầu cảm thấy bực mình rồi đấy. Việc bạn tâm cứ cố gắng ép thống kê số xe T-54, PT-76 và ZSU cho VN năm 71 tham chiến thành ra số xe tham chiến năm 1972 làm tôi phải nghi ngờ sự khách quan của bạn và cản trở việc tôi tiếp tục viết bài mới.Tho de (thảo luận) 11:57, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin lỗi vì bận công việc nên trả lời muộn: Bạn bực mình làm gì? Tôi đã có số liệu tổng toàn bộ xe tăng mà các nước XHCN (Liên Xô: T-34; T-54, Trung Quốc: T-59;, Ba Lan: PT-76) viện trợ cho Bắc Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến (1954-1975) là 1.573 chiếc. Số xe tăng viện trợ cho Bắc Việt Nam trong năm 1971 tôi đã dẫn, còn số xe mà bạn nêu ra (T34, PT76) trước đó đã dùng trong các trận đánh từ năm 1968 đến năm 1971, theo số liệu tôi có là 238 chiếc. Bạn sẽ biết số phận của chúng ngay sau đây:

'T-34": Năm 1968-1970 nhận được: 142 chiếc. Bị hỏng do Không lực Hoa Kỳ ném bom trên đường hành quân: 41 chiếc. Hỏng hóc kỹ thuật trên đường vào chiến trường (không tham gia chiến đấu): 17 chiếc. Giữ lại miền Bắc làm phương tiện huấn luyện: 28 chiếc. Bị tiêu diệt trong các chiến dịch: Khe Sanh, Lam Sơn 719: 29 chiếc; đưa trở lại miền Bắc trang bị lại cho các đơn vị tuyến IIL: 27 chiếc. Trên thực tế, từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, không có T-34 tham gia tác chiến tại các mặt trận.
PT-76: Năm 1968-1970 đưa vào 96 chiếc. Dùng để huấn luyện: 21 chiếc. Bị Không lực Hoa Kỳ đánh hỏng trên đường hành quân: 28 chiếc. Hỏng hóc kỹ thuật tại chiến trường (không tham gia chiến đấu): 15 chiếc. Bị tiêu diệt trong các chiến dịch Khe Sanh, Lam Sơn 719: 12 chiếc. Thu hồi và tái trang bị cho các đơn vị ở lại bảo vệ miền Bắc: 20 chiếc. Số PT-76 đưa vào chiến trường năm 1972 là hoàn toàn mới. Cũng chỉ từ năm 1972, QDDNDVN mới nhận được ZPU-57-2.
Bạn nên nhớ rằng xe tăng không hoạt động như động cơ vĩnh cửu mà có số giờ hoạt động tối đa như xe máy và các phương tiện cơ giới khác. Nếu quá số giờ đó mà không thay thế các phụ tùng thì nó sẽ thành một cục sắt. Sau này (năm 1974-1975), Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng vấp phải khó khăn này và đó là một trong những nguyên nhân khiến họ thất bại vào năm 1975. Những kênh thông tin đối phương hoặc kênh thứ ba thường chỉ dẫn số lượng thuần túy (thống kê) chứ không nắm bắtt được chất lượng của nó. Trong khi đó, trên chiến trường, số lượng không quan trọng bằng chất lượng.
Tôi không có trách nhiệm về bài viết của bạn, giúp được đến đâu, trong điều kiện khả năng của mình, tôi sẽ giúp đỡ tối đa theo khả năng đó như đối với tất cả các bạn khác trên vi.wwiki. Còn nghi ngờ thì theo tôi thấy đây là mục đích chính của bạn chứ không phải là viết bài tổng kết về chiến tranh Việt Nam.
--Sam-2MT 16:27, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)--
Tin hay không là quyền của bạn. Tôi không biết nơi bạn học người ta có chấp nhận không nhưng trên vi.wiki thì việc dẫn song song nguồn của các bên là được khuyến khích để có tính trung lập. Còn BTR thì đến năm 1972, VNDCCH chỉ có BTR40/50 được viện trợ từ năm 1965, gắn súng máy 12,7 mm hoặc 14,5 mm để tổ chức thành các đại đội phòng không tầm thấp cơ động ven biển và nội đô miền Bắc hoặc phối hợp với các loại cao xạ phòng thủ đường không ở đường Trừờng Sơn. BTR40/50/60 có vỏ thép mỏng, chỉ chống được đạn súng bộ binh, hỏa lực yếu, dễ bị tổn thương khi bị tấn công từ trên không (không có nóc xe bọc thép cứng), xe lại dùng bánh hơi, không thích hợp với địa hình phức tạp trên chiến trường nhất là về mùa mưa; do đó không thích hợp để chống lại các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại (lúc bấy giờ như M-41, M-48, M-113 của QLVNCH được Hoa Kỳ trang bị. Vì nhận rõ các tính năng này nên từ sau năm 1968, QĐNDVN không dùng BTR40/50/60 tham gia các trận tấn công trên mặt đất. Việc dẫn nguồn nào là quyền của bạn trong bài viết của bạn và phù hợp với môi trường mà bạn tham gia. Tôi cũng từng chứng minh trên một tác phẩm của mình (Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không) rằng thực tế chỉ có 16 chiếc B-52 bị hạ trong trận này chứ không phải 34 chiếc do một yếu tố quan trọng là mỗi B-52 có số đuôi riêng (như số seri xe máy); các máy bay khác cũng vậy. Nếu thống kê mà không xem số đuôi, chỉ xem mảnh xác thì có thể nhầm lẫn tính một thành hai.
Còn về sách thì cuốn Bách khoa tri thức quốc phòng là cuốn có nhiều thông tin nhất. Bạn có thể tìm mua nó ttrong các hiệu sách tại các đô thị lớn. Sách này đắt nên không bán chạy mấy. --Sam-2MT 03:12, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)--

Tên bài[sửa mã nguồn]

Mời Thode xem và thảo luận tại Thảo luận:Chiến tranh chống nhà Hán của Hai Bà Trưng‎.--Trungda (thảo luận) 11:21, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

NXB SP là nhà xuất bản nào vậy Thode? Xin đừng viết tắt những cái tên này.--Trungda (thảo luận) 11:57, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chú thích số 3: "Theo Hậu Hán Thư q.54 thì Viện bị tổn thất 4, 5 phần 10". Bạn đọc Hậu Hán thư ở đâu vậy?--Trungda (thảo luận) 12:10, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ sớm kiểm tra những nguồn bạn viết trong bài.--Trungda (thảo luận) 12:21, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cuốn "Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỷ 19" của Đào Duy Anh mà bạn dùng của NXB nào? Bạn hãy trả lời rõ vì tôi thấy cách chú thích Hậu Hán thư và cách "khất lần" tìm chưa ra sách của bạn rất giống với Kayani --Trungda (thảo luận) 16:54, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách vở thì tôi cũng đã ghi lại rồi, bạn cứ xem nhéTho de (thảo luận) 13:20, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC) Mấy ngày nay tôi phải đi làm, không có thời gian nhiều lên mạng nên chậm trả lời. Bạn cứ làm như tôi rảnh suốt 24/24 để lên mạng như bạn sao?Tho de (thảo luận) 13:20, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn trả lời chưa hết mấy câu hỏi của tôi và chưa cấp đủ thông tin cho chú thích của bài viết, mời bạn trả lời nốt.--Trungda (thảo luận) 09:10, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư từ Dự án Mạn họa[sửa mã nguồn]

Thư mời tham gia dự án Mạn họa:
Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Mạn họa của Wikipedia với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Manga, Manhwa, Manhua,... Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận.

--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 15:17, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC) Trả lời

Trả lời[sửa mã nguồn]

Căn cứ nào mà bạn cho rằng số quân Hai Bà Trưng là vài vạn? Có phải lại theo truyện tranh không?

Còn những câu hỏi từ đầu tháng của tôi vì sao bạn chưa trả lời? Cách làm việc của bạn đâu có khác gì Kayani.--Trungda (thảo luận) 08:55, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời